Quan điểm của Đảng về QLNN đối với quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố kon tum, tỉnh kon tum (Trang 97 - 101)

3.1.1 Cơ sở pháp lý

-Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014

-Nghị định 19/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính Phủ về hướng dẫn thi

hành Luật BVMT.

- Chất thải rắn- bãi chôn lấp hợp vệ sinh- yêu cầu chung về BVMT TCVN

6696-2000.

- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chỉnh phủ về quản lý

chất thải và phế liệu.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy

hại.

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

-Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày 01/07/2011 của UBND tỉnh Kon

Tum về phê duyệt Đồ án Quy hoạch quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

-Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 05/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum

về việc ban hành hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum,

- Kế hoạch số 3547/KH-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

3.1.2 Quan điểm của Đảng về QLNN đối với quản lý chất thải rắn

Hướng Thành phố Kon Tum đến khả năng tự điều chỉnh trong quản lý chất thải rắn của mình. Gia tăng tỉ lệ rác được tái chê và đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho tái chế. Giảm thiểu tác động của chất thải rắn đối với môi trường và sức khỏe. Gia tăng năng lực, làm ổn định và đa dạng hóa thị trường các sản phẩm tái chê tại Thành phố Kon Tum. Quy hoạch các cơ sở xử lý rác thải để đáp ứng được nhu cầu của chiên lược xử lý rác và việc thực thi chiến lược.

Đảm bảo sự quản lý thống nhất, xuyên suốt trong quản lý nhà nước về chất thải rắn từ Trung ương đến địa phương. Trên cở sơ các văn bản qui định và hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý chất thải rắn, đặc biệt là đối với chất thải rắn sinh hoạt, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn của Trung ương và địa phương đã ban hành để đề xuất sửa đổi theo hướng khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý chất thải rắn nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

Rà soát, đánh giá quản lý nhà nước của địa phương, bao gồm công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch; năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý của địa phương so với lượng chất thải phát sinh; tổ chức bộ máy,

phân công trách nhiệm công việc giữa các cơ quan chuyên môn; việc xây dựng và ban hành các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải... đảm bảo ph hợp, sát với thực tế.

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn gắn các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum vào chương trình hành động, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Tăng cường năng lực thu gom, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải. Tập trung xử lý chất thải độc hại, chất thải y tế. có chính sách phù hợp để khuyến khích mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải rắn, nhất là CTNH.

Nâng cao năng lực thẩm định các dự án đầu tư về xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, tăng cường tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về chất thải rắn cấp địa phương để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh (xây dựng phần mềm và đào tạo, tập huấn về công tác thu thập số liệu, báo cáo).

Xây dựng các chính sách về nguồn vốn ưu đãi, các chủ trương chính sách về thu phí, lệ phí vệ sinh môi trường. Hoạt động thanh tra, kiểm tra có giải pháp ph hợp, tránh chồng chéo, tr ng lắp đẩy mạnh công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện với môi trường; phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn từ đó

con người... Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết các vấn đề môi trường.

Thể chế, hệ thống tư pháp, chính sách tuy đã từng bước hoàn thiện. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn chồng chéo về quản lý (ví dụ UBND tỉnh có ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 04/07/2018 về Quy chế phối hợp trong quản lý quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhưng khi có sự việc xảy ra thì các đơn vị né tránh nhiệm vụ với nhau hoặc có thực hiện thì mang tính báo cáo giải trình…).

Tóm lại, trong thời gian tới Quan điểm của Đảng cần phải QLNN đối với quản lý chất thải rắn cụ thể: Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn tỉnh Kon Tum, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn. Quản lý tổng hợp chất thải rắn được thực hiện liên v ng, liên ngành, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, gắn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển khác. Quản lý tổng hợp chất thải rắn ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước phải đáp ứng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều

kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố kon tum, tỉnh kon tum (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)