thành phố Kon Tum.
2.4.1. Thành tựu
Đối với quy hoạch quản lý chất thải rắn: UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày 01/7/2011về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020.
Đối với chính sách, quy định về quản lý chất thải rắn: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 579/KH-UBND ngày 18/3/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Kế hoạch số
phong trào “chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 05/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời có các chính sách về nguồn vốn ưu đãi, các chủ trương chính sách về thu phí, lệ phí vệ sinh môi trường; nguồn vốn chi ngân sách thường xuyên phục vụ cho quản lý môi trường.
Đối với thanh tra, kiểm tra: Hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với các doanh nghiệp và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý thanh tra, kiểm tra có giải pháp ph hợp, tránh chồng chéo, tr ng lắp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.
Đối với quản lý xã hội hóa: UBND tỉnh Kon Tum đã thu hút đầu tư Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tỉnh Kon Tum nhằm đạt được lợi ích về môi trương và lợi ích kinh tế của tỉnh nhà.
Đối với quản lý thu gom: Phương tiện để thực hiện thu gom vận chuyển đến khu xử lý tập trung đã được cải thiện tốt hơn do được đầu tư thêm phương tiện, thiết bị chuyên d ng hiện đại hơn. Chính vì thế cho nên việc tiếp tục củng cố quản lý thu gom, vận chuyển rác ra v ng ven để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây nên cần được tích cực triển khai và phải có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các cơ quan hữu quan để thực hiện các quản lý vệ sinh môi trường hiệu quả cao. Tăng cường thực hiện quản lý kiểm tra giám sát phát hiện, nhắc nhở và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm đối với quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
Đối với chất thải rắn y tế: Sở Y tế đã chú trọng quản lý phổ biến, triển khai một số Thông tư, Nghị định của Chính Phủ, Luật bảo vệ môi trường, các Thông tư liên tịch của Bộ Y tê và Bộ Tài nguyên và Môi trường đên các cơ sở
Y tế một cách kịp thời. Bên cạnh đó, quản lý đầu tư trang thiêt bị xử lý chất thải rắn Y tế nguy hại cũng đã dần đầy đủ và hoàn thiện, đủ năng lực để xử lý toàn bộ chất thải Y tế nguy hại trên toàn tỉnh.
Nguyên nhân của những thành tựu: Được sự quan tâm của Chính quyền được phương, có định hướng Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Đồng thời có các chính sách về nguồn vốn ưu đãi, các chủ trương chính sách về thu phí, lệ phí vệ sinh môi trường; nguồn vốn chi ngân sách thường xuyên phục vụ cho quản lý môi trường. Hoạt động thanh tra, kiểm tra có giải pháp ph hợp, tránh chồng chéo, tr ng lắp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị. Thu hút hội hóa lĩnh vực môi trường được thu hút giảm ngân sách nhà nước
2.4.2. Những hạn chế
2.4.2.1. Đối với quản lý hoạch định chiến lược và chính sách quản lý chất thải rắn.
Chính quyền địa phương chưa thực hiện quản lý dự báo về khối lượng CTR đối với từng năm kế hoạch. Các chính sách về quản lý CTR chưa được
ban hành kịp thời. Chưa ban hành các hệ thống tiêu chuẩn đô thị của địa
phương ph hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
2.4.2.2. Đối với quản lý thanh tra, kiểm tra.
Quy trình kiểm tra chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham mưu đối với Chính quyền để xây dựng các quy trình kiểm tra khoa học, chính xác nhằm hạn chế các trường hợp vi phạm. Chưa đẩy mạnh công tác truyền thông đối với các quy định về môi trường để người dân nâng cao ý thức, thay đổi hành vi để
bảo vệ môi trường. Cơ cấu tổ chức quản lý còn nhiều bất cập đặc biệt là cơ
2.4.2.3. Đối với quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố
Về cơ cấu tổ chức còn mang tính hình thức, cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo dẫn đên tình trạng đ n đẩy trách nhiệm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. Quản lý thu gom CTR còn nhiều bất cập, chưa có sự giám sát chặt chẽ đối với quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị và con người gây lãng phí về nhân công và nhiên liệu. Chưa có chế tài xử phạt đối với các trường họp trốn nộp phí vệ sinh gây thất thu trong quản lý thu phí hàng năm làm ảnh hưởng đến quản lý quản lý rác thải của thành phố.
2.4.2.4. Quản lý truyền thông, tuyên truyền vận động
Quản lý tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật đến người dân thành phố Kon Tum thời gian qua còn rất hạn chế liên quan đến “quản lý chất thải rắn trên địa bàn”. Ví dụ như việc ban hành “Quyết định số 596/QĐ- UBND ngày 01/07/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt Đồ án Quy hoạch quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” được xem văn bản pháp lý quan trọng nhất liên quan đến vấn đề này và cần được phổ biến đến tận người dân. Tuy nhiên, khi các buổi tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh, thành phố hỏi thì người dân không biết là ở phường, xã mình có quy hoạch bãi thu gom, xử lý rác thải chưa thì người dân trả lời không biết. Qua đây, cho thấy việc tiến hành hoạt động này của thành phố chưa hiệu quả.
2.4.2.5. Quản lý hiệu quả chất thải rắn y tế nguy hại
Các hệ thống xử lý nước thải y tế trên tại các đơn vị y tế công đã được đầu tư khá lâu, cho nên hiệu suất xử lý không đáp ứng được lượng chất thải hiện có và thường xuyên bị hư hỏng không hoạt động được. Nguồn thu của các cơ sở y tế thấp, chưa bố trí đủ kinh phí cho quản lý bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống xử lý chất thải y tế; cũng như việc quan trắc môi trường định kỳ chưa đầy đủ các thông số theo quy định tại Thông tư số
31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế Quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện; thiếu kinh phí vận chuyển chất thải rắn nguy hại từ các phòng khám đa khoa khu vực để tập trung xử lý.
Nguyên nhân của những hạn chế: Chính quyền địa phương chưa thực sự chú trọng quản lý bảo vệ môi trường vì vậy chưa có các chính sách đầu tư đồng bộ hạng mục công trình phục vụ cho quản lý quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường. Chưa có các chính sách khuyến khích tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải để sản xuất phân hữu cơ, sản xuất hạt nhựa hoặc các mục đích khác. Chưa có các chê tài để xử lý các trường hợp trốn nộp phí vệ sinh nên dẫn đến tình trạng thất thu hàng năm. Chưa có các chính sách hỗ trợ cho quản lý truyền thông để đảm bảo rằng các thông tin về quản lý bảo vệ môi trường đến được với người dân một cách hiệu quả. Việc tái chê để sử dụng lại các nguồn nguyên liệu rác thải chưa được quan tâm đúng mức dẫn đên chi phí cho việc xử lý chất thải ngày càng tang cao. Công nghệ thu gom, vân chuyển chất thải sinh hoạt đô thị mặc d đã được đầu tư, cải tiến tuy nhiên vẫn còn rất lạc hậu, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe của người lao động cũng như cộng đồng dân cư. Chưa thực hiện tốt quản lý tuyên truyền, giáo dục cho người dân trên địa bàn thành phố, dẫn đến chưa làm cho mọi người dân thấy được trách nhiệm của họ trong việc tham gia tích cực vào quản lý bảo vệ môi trường đô thị để từ đó khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động có ích nhằm giảm thiểu nguồn phát thải rác sinh hoạt trong dân cư; tình trạng thất thu phí vệ sinh còn xảy ra rất phổ biến. Chưa tạo được cơ chế để khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cũng như dân cư tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải sinh hoạt đô thị...Chưa có phương án kiểm tra và bố trí đủ nhân lực để triển khai kiểm tra việc chất thải
chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý, đa phần là kiêm nhiệm. Các chương trình đào tạo chuyên sâu, tập huấn chuyên môn còn hạn chế. Chính vì thế cho nên quản lý kiểm tra, giám sát chưa thực hiện đồng bộ, còn sơ sài, qua loa. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan và các đơn vị thực hiện quản lý môi trường. Như chúng ta đã biết, quản lý quản lý rác thải trên địa bàn thành phố nói riêng và quản lý bảo vệ môi trường nói chung muốn đạt kết quả cao đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan và các đơn vị thực hiện. Phải có sự hỗ trợ về các thủ tục hành chính, các quy định, chủ trương cần thực hiện nhanh chóng cho phù hợp với yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ, để tránh tình trạng công việc trì trệ, gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người. Tóm lại, thực trạng chất thải rắn tại đô thị và quản lý nhà nước đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum nhằm đánh giá thực trạng rác thải rắn, các yếu tố ảnh hưởng và quản lý QLNN đối với việc ban hành, hướng dẫn thực hiện, triển khai các văn bản qui phạm pháp luật đối với QLNN Đối với chất thải rắn tại Kon Tum. Đồng thời đánh giá kết quả đạt được và hạn chế QLNN đối với chất thải rắn tại Kon Tum. Trên cơ sở phân tích hiện trạng rác thải và quản lý chất thải rắn tại thành phố Kon Tum sẽ đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nhằm góp phần giải quyết các vấn đề nói trên và giảm thiểu các tác động tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM