Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố kon tum, tỉnh kon tum (Trang 101 - 118)

3.2.1. Hoàn thiện chiến lược và các chính sách quản lý chất thải rắn

Xây dựng chiến lược về BVMT, phát triển bền vững để có cơ sở định hướng cho các quản lý quy hoạch, đầu tư trong tương lai của thành phố.

Rà soát các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường để từng bước ban hành các tiêu chuẩn về môi trường. Hiện nay với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng cao về mọi mặt, đòi hỏi mỗi địa phương, mỗi quốc gia phải kịp thời năm băt các xu hướng tích cực để đáp ứng được tiên trình phát triển chung. Chính vì vây việc từng bước hoàn chỉnh để ban hành các tiêu chuẩn về môi trường cho ph hợp thông qua các chính sách, luật, các thông tư, nghị định, nghị quyêt...quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động liên quan đên môi trường.. .là nhiệm vụ hêt sức cấp bách. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi lãnh đạo tỉnh, thành phố Kon Tum phải có tầm nhìn chiến lược, nhanh nhạy, sáng suốt. Thường xuyên rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Ban hành quy chế quản lý chất thải rắn, tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; đưa chỉ tiêu đất sử dụng để xử lý chất thải rắn vào quy chuẩn quy hoạch đô thị. Cụ thể hoá việc thực hiện những điều khoản thuộc lĩnh vực quản lý chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trường để ph hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Bảo vệ môi trường là hoạt động mang tính chiến lược lâu dài, tất cả các yếu tố ưu tiên để thúc đẩy, phát triển hoạt động này phải được chọn lựa trên cơ sở bền vững. Có nhiều yếu tố để lựa chọn cho sự phát triển đối với công tác bảo vệ môi trường và vấn đề con người vẫn được luôn đặt lên hàng đầu.

BMT phải có tầm nhìn chiến lược, nhanh nhạy, sáng suốt. Thường xuyên rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Ban hành quy chế quản lý chất thải rắn, tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; đưa chỉ tiêu đất sử dụng để xử lý chất thải rắn vào quy chuẩn quy hoạch đô thị. Cụ thể hoá việc thực hiện những điều khoản thuộc lĩnh vực quản lý chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trường để ph hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Hoàn thiện công tác dự báo các tác động ảnh hưởng đến môi trường trong ngắn hạn và dài hạn, vì hiện nay mỗi hoạt động kinh tế, xã hội đều ảnh hưởng đến môi trường. Việc đánh giá, dự báo tác động của các hoạt động này là khâu tất yếu phải có trong các thủ tục xét duyệt các dự án phát triển kinh tế xã hội. Thông qua việc phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. Xây dựng các kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại đầu tư các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải nguy hại theo hướng thân thiện môi trường nhằm phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng; khuyến khích các cơ sở xử lý không có giấy phép và cơ sở hoạt động trong các làng nghề chuyển đổi mô hình sản xuất (áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường...) hoặc lắp đặt các thiết bị/hệ thống xử lý để đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Bố trí nguồn ngân sách tỉnh, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và một phần kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm thực hiện kế hoạch. Nguồn kinh phí từ các chủ nguồn thải và các chủ thể khác có liên quan theo quy định.

3.2.2. Kiện toàn bộ máy và cơ chế điều hành, quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Kon Tum.

môi trường. Phân định rõ chức năng nhiệm vụ từng cơ quan tránh chồng chéo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. Chính quyền thành phố không thể đơn độc hoàn thành chương trình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố mà phải c ng làm việc và phải hợp tác với tất cả các bên hữu quan, điều này sẽ là yếu tố sống còn để triển khai các chính sách và đề xuất trong Chiến lược quản lý rác đô thị của Hội đồng thành phố. Các bên hữu quan trong việc quản lý rác thải ở TP BMT bao gồm: các cơ quan chức năng về quản lý rác thải, các công ty xử lý rác thải, ngành quản lý rác, Quản lý Môi trường, đồng thời là những nhà bán lẻ, các tổ chức phi chính phủ và lĩnh vực cộng đồng, các công ty tái chế và tái xử lý, các tổ chức sản xuất phân hữu cơ, các tổ chức có chính sách rác thải định hướng về phía khách hàng, các tổ chức nghề nghiệp. Một số trong các bên hữu quan này tạo ra và cung cấp các bài nghiên cứu, các dữ liệu đầu vào cho việc hình thành

chiến lược.

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường ở các cấp, các ngành đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

Tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành về bảo vệ môi trường đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

Hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát môi trường. Tạo môi trường thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý ngành với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ xử lý rác thải. Tập huấn, đào tạo quy trình thực hiện các quản lý thu gom vận chuyển và xử lý cho khoa học, tiết kiệm nguồn nhân lực và chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả công việc cao.

trường các cấp, phát triển lực lượng làm công tác môi trường chuyên sâu trong DN, đủ năng lực đảm bảo nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

Củng cố, phát huy các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả trong công tác thu gom, vân chuyển và xử lý chất thải rắn, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả trong lĩnh vực này.

3.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm

Tổ chức hoạt động quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự

báo diễn biến môi trường. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Liên tục cải tiến và duy trì tiêu chuẩn làm sạch trên các đường phố và các khu vực công cộng ở thành phố và chiến đấu với tội phạm môi trường.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm kịp thời phát hiện vi phạm trong thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn; kiểm tra hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm đổ thải trái phép trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra môi trường thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kịp thời. Các cơ quan chức năng của thành phố sẽ yêu cầu tất cả các tổ chức về rác thải ở thành phố xác định những phương pháp giảm thiểu lượng rác thải thương mại không được trả tiền lẫn trong dòng rác thải gia đình thông qua

biện pháp thúc ép chặt chẽ hơn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường. Đồng thời tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường, các Thông tư, Nghị định của Chính phủ đồng thời tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

3.2.4 Xã hội hóa.

Trước hết cần tạo các cơ chế khuyến khích đối với hoạt động giảm thiểu và tái chế tác thải. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong các dịch vụ quản lý chất thải, bao gồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, phát triển thị trường cho các sản phẩm tái chế, phối hợp hoạt động giữa tư nhân và khu vực nhà nước, hỗ trợ hợp tác trong quản lý chất thải. Việc giảm thiểu các chi phí có thể thực hiện được thông qua tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phân loại rác tại nguồn và các hoạt động tái chế. Đẩy mạnh việc xã hội hóa, kêu gọi đầu tư công nghệ dây chuyền phân loại rác thải nhằm cải thiện tình trạng rác thải không được xử lý mà chỉ chôn lấp tại Bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường trầm trọng hiện nay. Một mặt khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn, những vật liệu có thể tái chế khuyến khích người dân giữ lại để bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Mặt khác kêu gọi đầu tư dây chuyền công nghệ phân loại rác, tân dụng tối đa túi nilong để sản xuất hạt nhựa, rác hữu cơ để sản xuất phân bón. Điều này sẽ hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp, giảm thiểu được kinh phí cho việc xử lý rác thải, giải quyết một phần khó khăn về ngân sách mà Thành phố đang mắc phải trong những năm gần đây.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; huy động các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV tham gia công tác thu gom, vận

nghiệp hiện tại đầu tư mở rộng phạm vi các huyện còn lại nhằm tăng công suất thu gom rác thải để Nhà máy đủ dây chuyền máy hoạt động công suất 200 tấn/ngày đêm. Chính quyền địa phương xây dựng chính sách kêu gọi đầu tư lĩnh vực xã hội hóa về môi trường trên phương diện hợp tác để thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước về chất thải rắn đạt hiệu quả.

3.2.5. Quản lý truyền thông, tuyên truyền giáo dục vận động

Trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu rộng rãi tới các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân.

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền tại các buổi thảo luân, trong các trường học để người dân tiếp cân được tốt hơn. Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép với công tác tuyên truyền trong nhà trường và các tụ điểm văn hoá văn nghệ.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; quy trình thu gom, vân chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn theo đúng các quy định của pháp luật.

Trên thực tế hiện nay, công tác truyền thông không được triển khai rộng rãi trên địa bàn thành phố thông qua các hình thức nêu ở trên mà phần lớn thông qua các chương trình tivi và báo chí. Xét về nhiều khía cạnh thì hình thức tuyên truyền thông qua tivi, báo mang lại nhiều kết quả, tuy nhiên hiệu quả mang lại đối với việc thay đổi hành vi của người dân đối với công tác giữ gìn vệ sinh môi trường là chưa cao. Thông qua các chương trình hội thảo, họp nhóm, lòng ghép vào chương trình học của các bậc học mang lại hiệu quả cao hơn vì thông tin

được trao đổi nhiều, có tiếp nhân và có phản hồi. Điều này làm thay đổi lớn trong nhận thức của người dân và các thế hệ trẻ và làm thay đổi đáng kể hành vi của họ đối với việc bảo vệ môi trường.

Khuyến khích các sáng kiến cải tạo phương thức lao động để tạo môi trường làm việc năng động, kích thích tinh thân của công nhân để đạt kết quả cao.

Thực hiện các chương trình tuyên truyền về môi trường tại các địa phương. Cải thiện phổ biến thông tin cho cộng đồng về quản lý CTR và các giải pháp xử lý, tiêu hủy chất thải. Cân thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý chất thải không đúng quy cách, cũng như trách nhiệm của người dân phải chi trả cho các dịch vụ quản lý chất thải tốt hơn. Các chương trình giáo dục cộng đồng cân được thiết kế ph hợp cho mọi đối tượng trong cộng đồng, kể cả cho học sinh ở các trường phổ thông. Các chương trình này nên nhằm vào mục tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hóa để chuyển giao một phân trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng.

Bên cạnh đó đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mâm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp. Củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

Tăng cường sự giám sát và phản biện của người dân đối với công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn.

Tóm lại, để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả giải pháp quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum nhằm giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn các tác động xấu môi trường xung quanh là tăng

rắn nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp. Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền kết hợp với tăng cường kiểm tra để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường chung, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm tạo chuyển biến căn bản về ý thức trách nhiệm và sự chủ động trong quản lý nhà nước về chất thải rắn. Hoàn thiện cơ chế chính sách nội bộ phù hợp với các quy định mới của pháp luật và điều kiện thực tế, ổn định. Huy động vốn từ hợp tác quốc tế, xã hội hóa, vốn đầu tư khác theo hướng tổng thể, đồng bộ, đầu tư đủ, có trọng tâm, giải quyết gọn và dứt điểm từng vấn đề, từng khu vực đảm bảo hiệu quả. Quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật. Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm kinh phí.

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.1. Đối với Trung ương, cơ quan lập pháp và Hành pháp

Hiện nay các nhà sản xuất có thể sản xuất bất kỳ sản phẩm nào mà không quan tâm đến rác thải ra từ sản phẩm của họ, trong khi chính quyền địa phương bắt buộc phải thu gom bất kỳ một loại rác thải nào thải ra từ các hộ gia đình. Chính vì vậy Chính phủ cần đẩy mạnh quản lý thi hành Luật BVMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố kon tum, tỉnh kon tum (Trang 101 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)