Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố kon tum, tỉnh kon tum (Trang 41)

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn tại thành phố Thủ Dầu Một.

Vừa qua, UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một kèm theo Quyết định số 7582/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND thành phố Thủ Dầu Một. Quy chế bao gồm 7 Chương, 26 Điều với một số nội dung chính của quy chế như sau: Đối tượng áp dụng: Các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động liên quan đến chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Về nguyên tắc thu gom: Chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn và phải trả giá dịch vụ theo quy định. Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thành 2 nhóm: Chất thải thực phẩm và rác làm vườn, chất thải còn lại. UBND các phường tổ chức rà soát, lập danh sách thống kê số lượng các chủ nguồn thải và các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định. Các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm cải tạo hoặc chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Đối với chất thải rắn chà, xà bần phát sinh từ hoạt động sinh hoạt như vật dung từ gia đình (tủ, giường, nệm, bàn, ghế, tranh hư hỏng,…gốc cây, thân cây và nhánh cây được tỉa, bó gọn) chủ nguồn thải có trách nhiệm chuyển giao đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý, tần suất thu gom 01 ngày/lần được quy định.

Ngoài ra, Quy chế còn quy định về quản lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng và b n thải.

1.5.2. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở tỉnh Quảng Bình:

Ngày 24/9/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 29/2012/QĐ- UBND về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn tại các đô thị và các cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, Quy chế có những nội dung chủ yếu: Cách hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn dựa trên tự nguyện ý kiến của người dân trên địa bàn.

1.5.3. Kinh nghiệm rút ra cho thành phố Kon Tum

Qua các mô hình quản lý chất thải rắn ở trong nước nêu trên cho thấy để làm tốt các quản lý quản lý chất thải rắn thì Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách thiết thực. Các chủ trương, chính sách phải kịp thời, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn của địa phương. Có sự hỗ trợ về ngân sách để phục vụ cho quản lý quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, cần đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị một cách đồng bộ để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn một cách tối ưu nhất, tập trung một đầu mối về quản lý và xử lý chất thải rắn, điều này tránh được tổn thất về ngân sách do tình trạng lãng phí gây ra. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội cùng chung tay

tham gia bảo vệ môi trường. Để làm đạt được kết quả tốt, mỗi đơn vị cần có các cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường, đặc biệt là trong các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh quản lý tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng thông qua các chương trình như: Hội thảo, các buổi họp nhóm tại cộng đồng khu dân cư, lồng ghép trong trường học, tổ chức các hội thi để tìm ra các sáng kiến về quản lý môi trường, tổ chức các đợt thi đua mang tính phong trào trong các tổ chức đoàn thể.

Tóm lại, cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chất thải rắn tại đô thị là vấn đề làm sáng rõ các khái niệm về chất thải rắn, tác hại của chát thải rắn, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về chất thải rắn, nội dung quản lý quản lý nhà nước đối với chất thải rắn. Trong việc Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải rắn. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản này,quản lý thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn. Đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn tại đô thị. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực của việc quản lý môi trường đô thị nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng ở thành phố Kon Tum nói riêng để bảo vệ sức khỏe và nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống nhân dân giữ cho môi trường đô thị trong lành và sạch sẽ.

Chƣơng 2

THỰC TRANG CHẤT THẢI RẮN TẠI ĐÔ THỊ

VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN THÀNH PHỐ KONTUM TỈNH KON TUM

2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với chất thải rắn trên thành phố Kon Tum, tỉnh KonTum

2.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, địa hình, địa thế

Thành phố Kon Tum nằm ở địa hình lòng chảo phía nam tỉnh Kon Tum, trên độ cao khoảng 525m so với mặt nước biển và được uốn quanh bởi thung lũng sông Đăk Bla. Thành phố không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội của tỉnh Kon Tum mà còn là 01 trong 03 v ng động lực kinh tế của tỉnh Kon Tum, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng của vùng và cả nước. Thành Phố Kon Tum hiện nay có diện tích tự nhiên 43.298,15ha. Phía Bắc giáp huyện Đắk Hà. Phía nam giáp tỉnh Gia Lai. Phía đông giáp huyện Kon Rẫy. Phía Tây thành phố giáp huyện Sa Thầy. Thành phố Kon Tum có vị trí giao thông đường bộ rất thuận lợi với các Quốc lộ 14, 24 nối liền với các tỉnh trong cả nước nhất là Quảng Ngãi, Gia Lai, các tỉnh lân cân như Quảng Nam, Lào, Campuchia. Về hàng không có gần sân bay Gia Lai đến thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nằng, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Vinh. Trong năm, Thành Phố Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: m a mưa (tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau).

Ngoài những thuân lợi điều kiện tự nhiên, địa hình, địa thế có nhiều tuyến giao thông đường bộ rất thuận lợi với các Quốc lộ 14, 24 nối liền với các tỉnh giao thương hàng hóa đi kèm với tác động ảnh hưởng môi trường do các dịch vụ lưu thông hàng hóa để lại (rác thải, khói bụi, …). Về thời tiết có 02 mùa rõ rệt cộng với địa hình có độ dốc lớn nên sau mỗi trận mưa một

lượng lớn các loại đất cát, đá, cỏ, rác theo dòng chảy của nước mưa đổ ra các đường phố và Sông Đăk Bla gây ảnh hưởng môi trường. Ngược lại vào mùa khô, cũng là m a rụng lá và thường xuyên có gió lớn như vây không những khối lượng lá, túi nilon phát sinh lớn hơn bình thường mà còn gây khó khăn cho quản lý quét dọn đường phố.

Tóm lại, thành phố Kon Tum có điều kiện tự nhiên, địa hình, địa thế khó khăn, thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề về môi trường đặc biệt là chất thải rác. Xe chuyên dùng không thể vào thu gom được, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lượng rác thải chưa được thu gom, xử lý gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị

2.1.2. Ảnh hưởng phân bố dân cư, dân trí

Thành phố Kon Tum gồm có 10 phường (Duy Tân, Lê Lợi, Ngô Mây, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh và 11 xã (Chư Hreng, Đắk Blà, Đắk Cấm, Đắk Năng, Đắk Rơ Va, Đoàn Kết, Hòa Bình, Ia Chim, Kroong, Ngọk Bay, Vinh Quang). Trước đó, tháng 4/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 15/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Kon Tum trực thuộc tỉnh Kon Tum. Lúc đó, Kon Tum là thị xã nghèo nàn, cơ sở hạ tầng hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân rất khó khăn, trình độ dân trí còn thấp; hệ thống giao thông từ thành phố đến cơ sở mới được, phần lớn là đường đất, thường lầy lội vào m a mưa, việc đi lại của nhân dân hết sức khó khăn,...Không gian đô thị Kon Tum được sắp xếp, mở rộng theo quy hoạch, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện, đồng bộ với 02 tuyến đường giao thông huyết mạch được Trung ương đầu tư nâng cấp, mở rộng (đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 24); 260 tuyến đường nội bộ với tổng chiều dài gần 200 km. Hầu hết các tuyến đường hẻm trên địa bàn 10 phường đã được đầu tư bê tông hóa theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, 348 đường hẻm với chiều dài gần 45 km đã được đặt tên; 97% các tuyến đường phố, đường hẻm nội thành có điện...,

Dân số, lao động việc làm: Ước tính dân số trung bình năm 2018 là 532.573 người, tăng 2,41% so với năm 2017, trong đó nam 281.858 người, thành thị 189.515 người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống.

Giáo dục, y tế: Trong những năm gần đây của thành phố đã phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị giáo dục được đầu tư, nâng cấp, chất lượng giáo dục được củng cố và nâng cao. Năm 2018, 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Xây dựng

thêm 07 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn ngành lên 44 trường; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ chuyên môn. Xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề được đẩy mạnh. Quản lý khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng lên rõ rệt, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Trên địa bàn thành phố có 10 phường và 11 xã, xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 75%. Quản lý xã hội hóa trong lĩnh vực y tế đạt kết quả, y học cổ truyền và dịch vụ y tế tư nhân phát triển (đã có bệnh viện tư nhân) góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh không chỉ cho nhân dân Kon Tum và một số tỉnh của Lào. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, nhờ làm tốt quản lý khai thác, phát triển quỹ đất để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiều khu dân cư, khu đô thị mới sầm uất đã hình thành, điển hình như: khu dân cư kết hợp thương mại tại sân vận động cũ đường Lê Hồng Phong; Khu dân cư sân bay (cũ) phường Thắng Lợi... Và hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh đang tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển quỹ đất Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla - đây sẽ là điểm nhấn cho đô thị thành phố Kon Tum với hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại. Ở khu vực ngoại thành và các xã v ng ve. Hiện nay, hệ thống giao thông đảm bảo thông suốt, thuận lợi từ trung tâm thành phố đến các xã, phường và từ xã, phường đến tất cả thôn, làng trong cả hai m a mưa nắng. 100% hộ dân đều được sử dụng điện...

Cảnh bình yên xóm đạo Tân Điền, Thành phố Kon Tum

Đường Trần Hưng Đạo tp Kon Tum

Ngoài những thành tựu đạt được của Thành phố Kon Tum. Bên cạnh đó còn rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng phân bố dân cư. Có những khu dân cư

nhiều nơi dốc cao, đường hẹp nên các loại xe chuyên d ng không thể vào thu gom được, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lượng rác thải chưa được thu gom, xử lý gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Trình độ dân trí thấp đặc biệt ở các bản làng tình trạng vứt xả rác bừa bãi, các rác thải nông nghiệp như bao nilong, chai thuốc diệt cỏ vẫn còn thả ở các bờ ao, dòng sông khó khăn trong quá trình thu gom. Tình trạng họp chợ b ng phát, thiếu ý thức gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị…Tóm lại, yếu tố ảnh hưởng phân bố dân cư, dân trí ở thành phố Kon Tum đang được chính quyền thành phố duy trì những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại nói trên.

2.1.3. Ảnh hưởng nhà máy, doanh nghiệp

Đến 31/12/2016, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố còn tồn tại trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia là 2.198 DN trong nước, 03 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 97 Hợp tác xã. Chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp hòa Bình và làng nghề. Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong quản lý bảo vệ môi trường, tỉnh Kon Tum đã nỗ lực, bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Hòa Bình, do nước thải phát sinh từ các cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp.

Làng nghề: Xét về tính chất hoạt động làng nghề thì hiện nay các làng nghề trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các cụm dân cư sản xuất nghề thủ công truyền thống tạm gọi là làng nghề (07 làng nghề); lao động tham gia chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, 70% cơ sở sản xuất là hoạt động nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, sản xuất rượu cần, nhạc cụ dân tộc, hàng thủ công mỹ nghệ… Các hoạt động này quy mô sản xuất còn nhỏ, mức độ thu hút lao động thường xuyên còn thấp, lao động phần lớn là người già (lực lượng thanh niên chưa mặn mà với nghề truyền thống). Đối với làng nghề H’nor được quy

xuất, kinh doanh (ngành nghề: mộc, cửa sắt, thép, đá Granit…) gây ô nhiễm môi trường hoạt động trong khu vực nội thành thành phố Kon Tum, cơ sở hạ tầng chỉ mới dừng ở mức đầu tư hệ thống điện, đường giao thông, chưa có các công trình bảo vệ môi trường tập trung. Do nguồn kinh phí của địa phương còn nhiều hạn chế nên hiện nay vẫn chưa tìm được nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho cơ sở nói riêng và cho khu làng nghề nói chung.

Cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Có phát sinh nước thải công nghiệp lớn nằm ngoài khu công nghiệp tập trung, loại hình sản xuất chủ yếu tập trung như: cao su, sắn, đường... Đây là những loại hình cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường cao, do vậy, từ năm 2014, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai quản lý kiểm soát môi trường các khu vực tập trung nguồn gây ô nhiễm môi trường. Triển khai thực hiện Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 và Kế hoạch hành động số 404/KH-UBND ngày 21/02/2017 của UBND tỉnh, buộc các dự án đầu tư phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường và lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải công nghiệp tự động liên tục truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý. Với sự quyết tâm của các cấp, các ngành, cộng với sự đồng thuận cao của người dân và Doanh nghiệp. Đến nay, các cơ sở sản xuất hiện đang gấp rút thực hiện theo đúng tiến độ đề ra.

Hiện tại, vấn đề ảnh hưởng nhà máy, doanh nghiệp đến môi trường ở thành phố Kon Tum ít. Tỷ lệ hoạt động không đáng kể chủ yếu các nghề thủ công. Nhưng trong thời gian đến, sau khi các Tập đoàn FLC Kon Tum, Tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố kon tum, tỉnh kon tum (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)