Tỉnh Quảng Bình cũng như Ban Quản lý Khu kinh tế coi trọng công tác đầu tư và quy hoạch, định hướng, kế hoạch và quyết tâm phát triển khu công
nghiệp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Qua nhiều năm phấn đấu và nỗ lực, những kết quả đạt được như sau:
2.4.1.1. Bộ máy Ban Quản lý Khu kinh tế
Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng bình được thành lập theo Quyết định số 1808/QĐ-TTG ngày 15/12/2008 trên cơ sở sát nhập 02 đơn vị đó là BQL khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và BQL các khu công nghiệp Quảng Bình. Ngay sau khi thành lập, một trong các nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình là tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các Khu
kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu... Việc xây dựng và phát triển các khu công
nghiệp là một trong các giải pháp quan trọng đẩy nhanh quá trình CNH -HĐH
tỉnh Quảng Bình.
Việc rà soát, củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở Ban Quản lý Khu kinh tế được hết sức chú trọng thực hiện, nhất là các cơ quan chuyên môn liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý hạ tầng khu công nghiệp, quản lý dự án đầu tư xây dựng... Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2016, bộ máy tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình bao gồm 6 phòng, ban hành chính và 4 đơn vị sự nghiệp. Số lượng cán bộ công chức là 145 người, trong đó trình độ trên đại học 11; đại học (và tương đương) là 105 người; Trung học chuyên nghiệp (và tương đương) là 10 người.
Điểm nổi bật trong bộ máy quản lý (có liên quan mật thiết đến quản lý về xây dựng cơ sở hạ tầng) của Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình là đã thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng với bộ máy tổ chức là 40 người. (Trong đó: 35 kỹ sư và 05 cư nhân kinh tế) để quản lý toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Ban Quản lý Khu kinh tế làm chủ đầu tư, đồng thời là đầu mối để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho tất cả các dự án trong khu công nghiệp và thực hiện công tác giám sát kỹ thuật các dự án. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho Ban Quản lý Khu kinh tế trong quá trình quản lý, giám sát chất lượng kỹ thuật và công tác bồi thường- giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn.
Bên cạnh đó, công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp đã được chú trọng, Ban Quản lý Khu kinh tế thành lập Công ty Quản lý hạ tầng Khu kinh tế làm nhiệm vụ quản lý hạ tầng, cho thuê và thu phí hạ tầng, duy
tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, thu gom rác thải và xữ lý chất thải khu công nghiệp. Mô hình này hiện đang được duy trì và phát huy hiệu quả tốt.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế đã thành lập các đại diện tại các khu công nghiệp làm nhiệm vụ quản lý quy hoạch, theo dõi tiến độ dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, theo dõi tình hình an ninh trật tự tại các khu công nghiệp. Đây là đơn vị hành chính sự nghiệp, kinh phí hoạt động được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước. Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp BQL Khu kinh tế.
Ngoài ra, Ban Quản lý xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp theo vùng, lãnh thổ (Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp với UBND huyện, UBND xã phường nơi có khu công nghiệp và các cơ quan quản lý theo ngành (Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh).
2.4.1.2. Công tác quy hoạch
Mặc dù, xuất phát điểm phát triển khu công nghiệp muộn hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cơ quan hữu quan từ Trung ương đến tỉnh, công tác nghiên cứu quy hoạch khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Bình đã được chú trọng thực hiện.
Căn cư Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020, Ban Quản lý Khu kinh tế đã tham mưu UBND tỉnh lập Đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 gồm có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích là 2.000ha và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến nay, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, cụ thể Bảng 2.3; đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng 03 khu công nghiệp đi vào hoạt động, 02 khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản đảm bảo quy mô, số lượng, chất lượng phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên cơ sở triển khai hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 07 khu công nghiệp, trên cơ sở đó thực hiện trên 20 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 (riêng năm 2011 đến năm 2014 thực hiện 6 đồ án), căn bản khớp nối với hiện trạng toàn bộ khu vực trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp.
Tổ chức giới thiệu công khai các đồ án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho nhân dân biết, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, panô ngoài trời... hoặc trực tiếp tại các xã phường.
2.4.1.3. Công tác xúc tiến đầu tư
Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Ban Quản lý Khu kinh tế đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển khu công nghiệp, đặc biệt là Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La. Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng ngày càng tăng.
Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là chương trình trọng điểm của tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, nhiệm kỳ 2010-2015 về phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, ngay sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, nhiệm kỳ 2010-2015, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành Chương trình phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015 để triển khai chỉ đạo thực hiện.
Qua các năm thực hiện, tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức như lạm phát, khủng hoảng, suy giảm kinh tế, thị trường thu hẹp, sức mua hạn chế, lãi suất tín dụng cao, giá cả đầu vào biến động lớn, liên tai bão, lụt liên tiếp
xảy ra...nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự lãnh đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,5% góp phần thúc đẩy ổn định và tăng trưởng GDP 6,7% trong điều kiện có nhiều khó khăn; hệ thống xây dưng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào đầu tư; tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các dự án; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy, dự án đã đầu tư phát huy hết công suất thiết kế, góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động.
Sự phát triển các khu công nghiệp đóng góp một phần không nhỏ đối với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
+ Tổng doanh thu của các doanh nghiệp khu công nghiệp năm 2016 đạt 2.106 tỷ đồng, đạt 33% so với cùng kỳ năm 2015.
+ Tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 1.167 tỷ đồng, đạt 21% so với cùng kỳ năm 2015.
+ Thực hiện nghĩa vụ thuế năm 2015 là 93 tỷ đồng, đạt 15% so với cùng kỳ năm 2015.
+ Tổng số lao động hiện có tại các khu công nghiệp là 4.248 người, tăng 1.151 lao động so với cùng kỳ năm 2015.
+ Thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Một nội dung hết sức quan trọng, phức tạp gắn liền với quá trình xây dựng kết cấu CSHT Khu công nghiệp là công tác bồi thường- giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn được tỉnh tổ chức thực hiện khá tốt, kịp thời bàn giao mặt bằng cho các công trình xây dựng, gắn với đảm bảo ổn định và phát triển đời sống dân sinh. Từ năm 2010 đến cuối năm 2016, đã thực hiện 40 phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng kinh phí bồi thường được phê duyệt 256,978 tỉ đồng đó đã chi bồi thường trực tiếp 250,778 tỉ đồng. Năm 2013, thực hiện giải phóng mặt bằng 6 dự án trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án trọng điểm được triển khai thực hiện khá tốt như: Đường nối Khu tái định cư khu công nghiệp cảng biển Hòn La, Đường giao thông Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu,…
2.4.1.5. Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tài nguyên và môi trường tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất tỉnh giai đoạn 2011- 2015. Công tác giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất kịp thời, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp và tổ chức. Công tác kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư CSHT được chú trọng, Ban Quản lý khu kinh tế đã rà soát đề thu hồi đất tại các khu công nghiệp là 9,1 ha, do các nhà đầu tư không đầu tư hoặc chậm thực hiện tư. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hiện nay tại các khu công nghiệp, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung đến nay đã có 1 khu công nghiệp được đầu tư xây dựng nhà máy xữ lý nước thải với tổng mức đầu tư là 70 tỷ đồng. Tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện lộ trình xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xử lý ô nhiễm môi trường ở các khu vực do hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn lưu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và thu phí nước thải công nghiệp theo quy định. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và môi trường.
Hơn 5 năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn phức tạp, song nhờ quán triệt đường lối đổi mới của Trung ương và Tỉnh, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; kết cấu CSHT khu công nghiệp có bước phát triển vượt bậc, tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế..