Nhóm giải pháp về hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng bình (Trang 107 - 110)

cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1 Xây dựng cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính

- Kịp thời ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư mới đảm bảo có những ưu đãi hợp lệ theo qui định nhưng hấp dẫn, đặc thù hơn so với các KCN, Khu kinh tế lân cận của các tỉnh thành.

- Đổi mới hình thức khuyến khích, hỗ trợ trong đầu tư cho các doanh nghiệp bằng các quy định phải rõ ràng, minh bạch, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, xây dựng, ban hành các quy định có tính chất hướng dẫn, cụ thể

hóa các qui định của chính phủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của nhà nước. - Ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu kinh tế với các cơ quan chức năng của tỉnh để thực hiện tốt quy định về xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đổi mới trong phương thức ứng xử của từng công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước.

- Trong cơ chế chính sách ưu đãi cần có quan điểm bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thời gian cấp phép nên rút ngắn từ 10% đến 20%; lãnh đạo cấp tỉnh nên định kỳ hàng quý bố trí gặp gỡ các doanh nghiệp; UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng và ban hành "Đề án phát triển các KCN tỉnh Quảng Bình" theo từng giai đoạn.

3.2.2.2. Hoàn thiện quy trình tổ chức đấu thầu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

- Tập trung chủ yếu giao thầu công trình theo hình thức đấu thầu, trong đó ưu tiên là đấu thầu rộng rãi; trong trường hợp phải chỉ định thầu cũng tiến hành lập hồ sơ dự thầu theo đúng quy định đấu thầu để làm cơ sở cho công tác kiểm soát thanh toán.

- Trong công tác đấu thầu cần công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

- Bên mời thầu (chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng) và các cơ quan chuyên môn cần tuân thủ nguyên tắc đánh giá và lựa chọn nhà thầu như: Đánh giá năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính; đánh giá các tiêu chí về tiến độ thực hiện, giá dự thầu, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật sản phẩm, điều kiện hợp đồng,… đúng theo quy định của Quy chế Đấu

thầu và các văn bản pháp quy hiện hành. Nhà thầu được xét trúng thầu phải chứng minh đầy đủ năng lực tài chính được huy động để thực hiện gói thầu.

.2.2.3. Tuyên truyền và hoàn thiện quản lý trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời tái định cư phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Đền bù, GPMB là khâu then chốt quyết định đến tiến độ dự án xây dựng CSHT. Do dó, để thực hiện tốt vấn đề này cần có sự lãnh đạo đồng bộ của các cấp các ngành, cơ quan địa phương và các doanh nghiệp. Cần có sự phối hợp chặt chẽ cùng với việc tuyên truyền công khai chủ chương chính sách để cho nhân dân hiểu rõ chủ trương xây dựng và phát triển công nghiệp, đồng thời hiểu rõ các chính sách về đất đai của chính phủ đến sự vận dụng trong chính sách cuả tỉnh, tạo được sự thống nhất cao.

Để làm tốt công tác đền bù GPMB, thực tế cho thấy cần phải thực hiện tốt một số điểm sau:

- Cần tuyên truyền cho nhân dân rõ chủ trương phát triển công nghiệp là yêu cầu khách quan, tất yếu để phát triển đất nước, xây dựng tỉnh Quảng Bình giàu mạnh, văn minh.

- Công việc GPMB phải là của chính quyền địa phương chủ trì và chịu trách nhiệm chứ không thể phó mặc cho BQL Khu kinh tế hoặc các chủ đầu tư hạ tầng các KCN. Trong quá trình thực hiện phải được phân công trách nhiệm cụ thể, sẵn sàng có các giải pháp phù hợp đối với tình hình thực tế. Duy trì nghiêm kỷ cương của pháp luật, đồng thời quan tâm thực sự tới đời sống của nhân dân khi chuyển đổi ruộng đất.

- Thực hiện công khai các chủ trương, định hướng: Từ quy hoạch KCN đến chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường được áp dụng của tỉnh đã ban hành. Công tác này đặt biệt coi trọng triển khai cụ thể tới nhân dân, cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương cơ sở, cùng với sự vận động của các cơ quan đoàn thể nhân dân. Coi trọng thực hiện tốt quy

chế dân chủ ở cơ sở, phân biệt rõ những việc nào cần có sự tham gia ý kiến của người dân, những việc nào cần bàn bạc, kiểm tra và thông báo cho dân. - Công tác bồi thường GPMB cần có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa của chính quyền địa phương, yêu cầu chủ đầu tư áp dụng đơn giá bồi thường đúng theo quy định. Ngoài chính sách nhà nước hiện cần có chủ trương động viên, hỗ trợ nhân dân giao đất đúng tiến độ. Các chủ trương này được vận dụng thống nhất và xuyên suốt quá trình bồi thường cho nhân dân.

- Chuẩn bị kĩ càng kế hoạch thu hồi đất và tái định cư cho người dân mất đất, thông qua chính quyền địa phương các cấp để phổ biến cho dân. Kế hoạch này phải có nhiều phương án để cho người dân có thể lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện riêng của họ (giao đất lấy tiền, đổi đất lấy nền nhà, góp đất lấy cổ phần,…). Các phương án cùng cần phải được phổ biến rộng rãi, chính xác và lấy ý kiến đóng góp của người dân một cách cởi mở. Nếu có

ý kiến phản hồi cần phải được nghiên cứu kỹ và chỉnh sửa cho phù hợp.

- Có chính sách hỗ trợ nhân dân chuyển đất làm KCN một cách hợp lý, công khai, công bằng. Chính quyền các địa phương và chủ đầu tư cần phải quan tâm tới việc đảm bảo nghề nghiệp và cuộc sống lâu dài của người dân có đất bị thu hồi. Ngoài ra cần có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp trong KCN tuyển dụng người địa phương góp phần giải quyết số đông lao động là nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng bình (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)