Mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng bình (Trang 95 - 100)

ngân sách

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần đưa Quảng Bình phấn đấu ra khỏi tình trạng nghèo năm 2015 và cơ bản trở thành tỉnh phát triển trong vùng vào năm 2020 tại Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. - Xây dựng hệ thống KCN cơ bản đồng bộ về hệ thống hạ tầng, phát huy được lợi thế và nguồn lực của từng địa phương. Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế, tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành.

- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ

nông thôn.

- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; thu hút các cơ sở sản xuất, dịch vụ đầu tư vào cụm công nghiệp.

- Đầu tư đồng bộ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, mở rộng và thành lập mới một các cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch. Ưu tiên phát triển một cách có chọn lọc một số cụm công nghiệp.

tăng bình quân 20 - 21%/năm. Trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015 tăng 21 - 22%, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 19 - 20%. Phấn đấu đến năm 2016 công nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH - HĐH, đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững, cơ bản trở thành tỉnh phát triển vào năm 2020.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đến năm 2015 là 9.500 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 21- 22%; - Phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đến năm 2020 là 25.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 19-20%. Tỷ trọng giá trị công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh đến năm

2015 đạt 43%, đến năm 2020 đạt khoảng 45%;

3.1.3. Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các khu công nghiệp

3.1.3.1. Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

- Quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng CSHT các KCN, cụm công nghiệp nhằm tạo những điểm tựa và đòn bẩy thúc đẩy phát triển KT-XH.

- Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành; Phát triển về số lượng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hoà với điều kiện phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, kiên quyết không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định.

- Cần xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với hệ thống tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN, hướng tới hình thành nhiều KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

- Tăng cường cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN, tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

- Phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường, tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm; đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước; Chú trọng, đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN, KKT theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền từ TW tới địa phương; có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên với các chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm.

- Dành quỹ đất, đầu tư CSHT đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thu hút các nguồn lực đầu tư, khoa học công nghệ và phát triển sản xuất, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu và lao động tại chỗ.

- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, khu kinh tế, không lấy đất lúa để xây dựng các KCN mới. Đến năm 2016, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh… cho lao động các khu công nghiệp.

- Đến năm 2020, hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các KCN, khu kinh tế, đặc biệt là các công trình hạ tầng xã hội và xử lý nước thải, rác thải. Toàn tỉnh có: 8 KCN với diện tích khoảng 2.000 ha; 62 cụm công nghiệp, diện tích 904 ha được phân bố trên các địa bàn huyện, thành phố.

3.1.3.2. Định hướng phát triển các chuyên ngành công nghiệp tại các Khu công nghiệp

- Đẩy nhanh công tác điều tra khảo sát, thăm dò và phân tích khoáng sản để xác định quy mô, hàm lượng, chất lượng cụ thể của từng loại, làm cơ sở cho việc quản lý và khai thác, chế biến; tập trung kêu gọi đầu tư các dự án

khai thác và chế biến khoáng sản có tiềm năng của tỉnh. Ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cấp các cơ sở hiện có, đầu tư mới một số cơ sở chủ lực có trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực, đủ khả năng sản xuất các thiết bị phục vụ canh tác, chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp trong tỉnh. Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành cơ khí, khuyến khích phát triển các cơ sở cơ khí nhỏ phục vụ nhu cầu nông lâm, ngư nghiệp.

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển ngành luyện kim Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. Xây dựng các

nhà máy luyện kim có công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên và đảm bảo môi trường. Các nhà máy sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, chủng loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Khai thác tốt công suất của các cơ sở hiện có, chú trọng đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ưu tiên phát triển các loại hóa chất phục vụ nông nghiệp, đa dạng hóa các loại phân bón như: Vi sinh, NPK; thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại đối với môi trường và con người; đẩy mạnh sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, sản phẩm hóa chất ứng dụng...

- Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phục vụ nhu cầu nhân dân, khách du lịch và xuất khẩu với nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh, ưu tiên các dự án sản xuất gắn với phát triển bền vững nguồn nhiên liệu, đảm bảo môi trường sinh thái. Khôi phục mở rộng, duy trì và phát triển các ngành chế biến truyền thống tại địa phương theo nguyên tắc sơ chế tại chỗ, tinh chế tập trung; ưu tiên sản xuất hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu khách du lịch; Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên cơ sở kết hợp tốt với vấn đề xử lý nguồn chất thải ra môi trường để đảm bảo phát triển ngành được bền vững.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện công nghệ, ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy, cơ sở sản xuất hiện có. Cải tạo, chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng sang công nghệ sản xuất xi măng lò quay, đảm bảo công nghệ phù hợp và hạn chế ô nhiễm môi trường, phấn đấu đưa công suất sản xuất xi măng đến năm 2020 đạt 15 triệu tấn.

- Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, trang trí chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chú trọng nghiên cứu phát triển các sản phẩm vật liệu mới sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh như: Đá vôi, cát trắng, cao lanh…Đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch không nung chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu thị trường;

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực. Phát triển sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các khu di tích văn hóa, lịch sử và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Đến năm 2015, điện thương phẩm đạt 1.238 triệu kwh, bình quân đầu người 1.338 kwh/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn

2011-2015 là 23,8 %/năm; đến năm 2020, điện thương phẩm đạt 2.511 triệu kwh, bình quân đầu người 2.575 kwh/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 15,2 %/năm (theo Quyết định số 2319/QĐ-BCT ngày 01 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng bình (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)