Tổng quan về tỉnh Luang nam tha CHDCND Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 41 - 46)

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Luang Nam Tha là tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của bên Lào, có biên giới với 2 Nước: phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc; phía Tây giáp nước Mianma; phía Nam giáp Bo keo; phía Đông giáp tỉnh OU DOM Xay. Tỉnh Luang Nam Tha có đường Quốc lộ 13 qua các tỉnh phía Bắc xuống đến Thủ đô Viêng Chăn, đường Quốc lộ 17 chạy sang Mianma, đường Quốc lộ R3 từ cửa khẩu Quốc tế Bo Tên biên giới với Trung Quốc đến tỉnh Luang Nam Tha (đường đến Thái Lan), có cửa khẩu (thuận tiện cho giao lưu kinh tế trong nước cũng như với nước ngoài). Tỉnh Luang Nam Tha có tổng diện tích tự nhiên 9.325 km2; Toàn tỉnh có 5 huyện với 564 làng. Trong đó đất dành cho nông nghiệp 462.701 ha, chiếm 76,78% diện tích tự nhiên của tỉnh, với dân số của tỉnh 174.973 người, gồm các dân tộc như sau: Lào Lum chiếm 99,88%, năm dân tộc thiểu số (Lào, Mã Liềng, Cọi, Mường, Mán) chiếm 0,12%. Tôn giáo gồm: Thiên Chúa giáo có số lượng tín đồ trên 130.000 (chiếm trên 10% dân số); đạo Phật có trên 5.000 người (chiếm trên 0,39% dân số). Ngoài ra còn có trên 100 người theo đạo Tin Lành, tu tại gia không có tổ chức [56,tr.3].

Ảnh 1. Bản đồ Tỉnh Luang Nam Tha

Nhìn chung tình hình thời tiết của tỉnh nóng khô, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa

từ tháng 5 đến tháng 11 (có nhiều mưa gây nắng nóng, có những ngày nhiệt độ lên trên 40 C); Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (thời tiết mát ấm và đôi khi hay gây ra hạn hán kéo dài). Với những đặc điểm thời tiết như vậy đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Địa hình của tỉnh được chia thành 2 vùng như: Vùng miền núi có diện tích khoảng 412.000 ha, chiếm 68,47% diện tích tự nhiên, (gồm các huyện Long, Na Le, Viêng Phu Kha). Đây là vùng chủ yếu phát triển kinh tế lâm nghiệp, trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến, cây công nghiệp dài ngày (cao su), cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và phát triển kinh tế trang trại tổng hợp. Vùng đồng bằng: có diện tích khoảng 110.000 ha, chiếm 18,26% diện tích tự nhiên, (bao gồm 2 huyện, thành phố: huyện Luông Nặm Thà, huyện Sinh). Đây là vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh, ngoài ra còn phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, đậu, rau, các loại; chăn nuôi bò, lợn và các loại gia cầm [56,tr.3].

Tỉnh Luang Nam Tha có 289.272 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 214.000 ha (chiếm 73,98%), rừng trồng 75.272 ha (chiếm 26,02%) .Trữ lượng gỗ của tỉnh vào loại trung bình cả nước. Thảm thực vật rừng rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quí như: lim xanh, đinh, sến, táu, gụ... Đặc biệt là Vườn quốc gia Nặm Hà và có nhiều loài động, thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Lào và thế giới. Đây là những khu rừng nguyên sinh quí hiếm không chỉ đối với Luang Nam Tha mà với cả nước, rất có giá trị về nhiều mặt: sinh thái, khoa học và tham quan du lịch... Tỉnh Luang Nam Tha có mỏ Đồng, mỏ than với trữ lượng khá nhiều. Hiện nay đã cho phép công ty nước ngoại nhượng bộ đầu tư khai thác dài hạn. Ngoài ra tỉnh còn có cácmỏ khác, trữ lượng khá lớn nhưng chưa có điều kiện điều tra đầy đủ và khai thác [56,tr.5].

Luang Nam Tha có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như sau: Nhà sàn Tay Lừ kong, khu doanh trại Pháp...Về văn hóa truyền thống có nhiều lễ hội mang

đậm bản sắc văn hóa dân tộc, giàu chất dân gian như: Tháp Luang Nam Tha, lễ hội Tháp Pum Púc ở huyện Luang Nam Tha; Bun Bằng Phay (lễ hội Pháo thăng thiên), Bun py may Lào (Tết cổ truyền Lào), lễ hội té nước, Bun Xuổng Hưa (lễ hội đua thuyền), lễ hội tháp Xiêng Tưng ởMường Sinh (huyện Sinh), nhiều làn điệu dân ca: Khắp Tai Đăm (bài hát thái), Khắp Tay Lừ (bài hát Tay Lừ), Tâm (bài hát Khơ Mu) [56,tr.2].

Hệ thống giao thông của thị trấn đã được đầu tư, nâng cấp đáng kể, các đường liên bản cũng đã được sửa chữa, xây dựng. Hiện nay 95% số bản của tỉnh có điện lưới quốc gia, chỉ còn một số bản nằm vùng sâu, vùng xa trên núi vẫn chưa có điện ổn định phục vụ sản xuất và đời sống, vì hạ tầng yếu kém; 100% bản đã phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% bản có lắp điện thoại, tăng 38% so với năm 2015 [56,tr.5].

Bảng 2.1 Quy mô và nguồn lực, độ tăng trưởng GDP của tỉnh Luang Nam Tha

Nội dung Đơn vị tính Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng GDP triệu kíp 3.129.670,11 3.301.191,25 3.546.313,71 3.770.584,50 13.413.51 Tốc độ tăng trưởng % 9,47 9,02 9,33 9,53 8,65% Bình quân đầu người USD 940 1.042 1.116 1.170 1.897,51

Sự thuận lợi về địa hình, cũng như sự phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông cũng là những nguyên nhân khiến cho khiến cho dân cư tập trung đông đúc tại địa bàn này. Cụ thể:

Bảng 2.2: Thống kê dân số tại tỉnh Luang Nam Tha năm 2020

Đơn vị: người

Địa giới Số bản Số hộ gia đình Dân số

Tổng Nữ

Toàn tỉnh Luang Nam

Tha

564 46.359 185.436 83.898

(Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh)

Tỉnh Luang Nam tha bao gồm 564 bản quanh thung lũng Luang Nam Tha với dân số 185.436 người của 16 dân tộc, trong đó nữ giới là 83.898 người [56,tr.3].

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha

Về tăng trưởng kinh tế - xã hội trong thời gian qua của tỉnh có ảnh hưởng tốt đến quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại tỉnh, thuận lợi cho các nhà đầu tư và lao động nước ngoài đến làm việc. Tuy nhiên, tỉnh cũng còn nhiều mặt hạn chế là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với các tỉnh trong nước, nhiều dân tộc sinh sống, trình độ văn hóa còn thấp sẽ là điều kiện để lao động trình độ phổ thông, lao động trái phép nước ngoài du nhập vào tỉnh và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về lao động nước ngoài của chính quyền tỉnh Luang Nam Tha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)