Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 93 - 125)

3.2.1. Hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài

Để thực hiện những phương hướng nêu trên, cần có những giải pháp hữu hiệu và phù hợp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với người lao động nước ngoài. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn,từ những cơ sở khoa học của việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật đối với người lao động nước ngoài nói riêng, cần tập trung vào những giải pháp như sau:

Thứ nhất, xây dựng chương trình, kế hoạch hoàn thiện pháp luật đối với người lao động nước ngoài.

Định hướng này nhằm hướng đến phát huy sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt của các chủ thể quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài trong điều hành, phối hợp, huy động lực lượng; phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo đảm pháp luật đối với người lao động nước ngoài được chấp hành nghiêm; đồng thời hướng tới phát huy tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao nước ngoài vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà.

Mục tiêu của nhà lập pháp khi xây dựng pháp luật quản lý đối với lao động nước ngoài là: Nâng cao vai trò hiệu quả QLNN đối với lao động nước ngoài; Tạo điều điện thuận lợi hơn trong thủ tục cấp GPLĐ cho NNN; Kiểm soát lao động nước ngoài làm việc tại Lào, không chấp nhận lao động giản đơn, lao động phổ thông; Khuyến khích lao động nước ngoài chuyển giao công nghệ bằng việc đào tạo người Lào thay thế. Muốn đạt được các mục tiêu trên, trước hết chúng ta phải nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các nước

trên thế giới về quản lý lao động nước ngoài, quy định nào cần chặt chẽ, quy định nào cần nới lỏng. Xây dựng dự thảo luật phải dựa trên lý thuyết lập pháp chuẩn tắc để cho ra đời một đạo luật hiệu quả cả về lý thuyết và thực tiễn. Cần hơn nữa là sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các bộ, ban, ngành vì mục tiêu chung của quốc gia, không sinh ra thêm các “giấy phép con” để làm lợi cho bộ, ngành của mình.

Trước hết, cần có lộ trình và định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với người lao động nước ngoài đảm bảo sự nhất quán, đồng bộ giữa pháp hệ thống luật pháp quốc gia với luật pháp quốc tế, khu vực. Nhằm thực thi những cam kết của nước Lào với các nước, tổ chức trên thế giới và trong khu vực. Bổ sung các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nhân, các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút đầu tư thương mại vào Lào, nhằm phát huy mọi nguồn lực và nhân tố trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật đối với người lao động nước ngoài

Những năm qua, quá trình rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đối với người lao động nước ngoài đã được các cơ quan hữu quan quan tâm và thực hiện quyết liệt. Điển hình trong vòng gần 10 năm trở lại đây, Bộ luật Lao động mới đã được ban hành; Chính phủ đã ban hành, sửa đổi, bổ sung 02 Nghị định; Song song với đó là các Thông tư, Thông tư liên tịch của được các Bộ ban hành nhằm điều chỉnh lĩnh vực lao động có yếu tố nước ngoài này tại Lào. Song để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này.

Thứ ba, hoàn thiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động nước ngoài làm việc tại Lào

Mặc dù những năm qua Nhà nước Lào đã cố gắng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, các thủ tục nói chung, các thủ tục liên quan đến hồ

sơ định cư, hồ sơ xin visa, thẻ lao động còn rất cồng kềnh và việc phê duyệt thường chậm trễ so với thời gian quy định. Thủ tục hành chính rườm rà cũng khiến cho lao động di cư người Việt Nam tại đây khá khó làm ăn sinh sống ổn định. Và điều này cũng nảy sinh nhiều cách đối phó, ví dụ như việc “khi hết hạn thẻ lao động và thẻ sinh sống phải đi làm lại các thẻ đầy đủ. Ví dụ làm thủ tục gia hạn thị thực (visa lao động) bằng cách sang Thái Lan và nhập cảnh trở lại ngay trong ngày” . Do vậy, tác giả kiến nghị rằng Chính phủ Lào cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các thủ tục được thực hiện một cách trôi chảy, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân để tạo điều kiện cho lao động nước ngoài được từ đó, góp phần để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Về ngành nghề, việc Nhà nước ban hành Danh mục 37 nghề nghiệp chỉ dành riêng cho công dân Lào nhằm bảo hộ, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, có tính chất giản đơn và không cần phải ứng dụng các công nghệ cao cũng như đòi hỏi về vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc bảo hộ như vậy sẽ chỉ khiến người Lào ngày càng mất đi tính cạnh tranh và tới một lúc nào đó, họ sẽ “thua” ngay trên thị trường lao động sân nhà. Hơn nữa, cần phải tính đến vấn đề tôn trọng nhu cầu và sở thích của người dân, người dân Lào vốn không thích các ngành dịch vụ, kinh doanh, việc bó hẹp phạm vi như vậy vừa gây khó khăn cho người Lào và cản trở sự phát triển của những người lao động khác.

Từ thực tế hiện nay tại Lào, tác giả cho rằng không thể yêu cầu “Chính phủ Lào tạo điều kiện cho người nước ngoài có thể làm việc của nghề mình thích” như một số lao động nước ngoài mong muốn được; nhưng phần nào đó cũng nên cân nhắc lại phạm vi ngành nghề này sao cho vừa bảo hộ được nghề nghiệp của công dân Lào, nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện cho lao động nước ngoài làm việc, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân

lực cho sự phát triển kinh tế của thị trấn trong những năm tới, đặc biệt là kinh tế du lịch, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của thị trấn nói riêng, của tỉnh Luang Nam Tha cũng như cả nước nói chung.

Chính quyền tỉnh Luang Nam Tha cũng cần sớm có văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị của Chính phủ Lào về việc cấp phép lao động tạm thời cho người lao động bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh cần sớm chỉ đạo Sở lao động và phúc lợi xã hội tỉnh xúc tiến việc đăng ký và cấp giấy phép lao động tạm thời cho lao động di cư nước ngoài trên địa bàn. Người lao động nước ngoài sẽ có 3 tháng để đăng ký với cơ quan chức năng tỉnh Luang Nam Tha, trên cơ sở đó cơ quan này sẽ xem xét liệu có tiếp tục được ở lại tỉnh Luang Nam Tha hay không. Chính quyền cần có văn bản gửi các quận, huyện về việc thu thập thông tin số lượng lao động nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp tại địa bàn mình để từ đó phân loại nhằm quản lý tốt hơn, tránh xảy ra tình trạng phức tạp như hiện nay

Theo đó, nên phân chia lao động nước ngoài thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất dành cho các đối tượng bán hàng, hoặc những người đang điều hành cơ sở kinh doanh phù hợp với quy định mà pháp luật Lào cho phép, hoặc những lao động đang làm việc cho các đơn vị kinh doanh và dịch vụ, các dự án đầu tư. Nhóm này nên được cấp quy chế lao động có thời hạn 6 tháng và 1 năm.

Nhóm thứ hai, dành cho các đối tượng bán hàng rong, chăn nuôi gia súc, những người đang điều hành các cơ sở làm đẹp, cửa hàng cà phê, quán karaoke, cửa hàng game … đây là những loại hình kinh doanh mà pháp luật Lào dành cho người bản địa, người nước ngoài không được phép. Nhóm này nên cấp quy chế lao động có thời hạn 3 tháng.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý trong quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha

Bên cạnh hoàn thiện pháp luật, để đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài cần thiết phải kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ. Bởi lẽ yếu tố con người, tính minh bạch trong phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là vô cùng quan trọng trong việc thực thi các quy định của pháp luật.

Xuất phát từ các cơ sở trên, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý là giải pháp cần tập trung chú ý với phương hướng, cách thức hoàn thiện cụ thể là:

Thứ nhất, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động nước ngoài, có cơ chế rõ ràng về phân công và phối hợp giữa các Bộ, Ngành từ trung ương đến địa phương trong quản lý người lao động nước ngoài ngay từ khi xây dựng dự án, hoặc lập hồ sơ mời thầu cho đến công tác xuất nhập cảnh, khai báo, đăng ký, cấp giấy phép lao động; quản lý quá trình cư trú, làm việc, thực hiện pháp luật ở Lào. Cụ thể:

- Đối với các Bộ, Ngành: phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa những quy định theo Nghị định của Chính phủ, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia quản lý; quy định cụ thể về trình tự thủ tục thi hành... thẩm quyền giải quyết, phần việc theo trách nhiệm của từng Bộ, Ngành.

- Đối với tỉnh Luang Nam Tha: khẩn trương rà soát tình hình thực hiện quy chế phối hợp giữa Sở Lao động và Phúc lợi xã hội, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, An Ninh và các Ban, Ngành có liên quan tại địa phương trong việc quản lý lao động nước ngoài

Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của phòng quản lý lao động. Trước hết, cần xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, bố trí cán bộ, công chức hợp lý đảm bảo “đúng người, đúng việc”, thiết lập cơ chế vận hành, phối hợp nhịp nhàng, nhanh gọn giữa các bộ phận, cá nhân. Khuyến khích và phát huy năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung của cơ quan. Phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, phòng ban phải rõ ràng, rành mạch đảm bảo tất cả các công việc quản lý đều có người đảm nhiệm đồng thời tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Để thực hiện tốt điều này các cơ quan nhà nước phải xây dựng quy chế làm việc cơ quan, quy chế làm việc của mỗi bộ phận trong đó nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận thực hiện nhiệm vụ chung. Mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân phải hợp lý cả về thông tin con người, vật chất đảm bảo sự thống nhất và phối hợp cao để thực hiện mục tiêu chung.

- Tăng cường phối hợp với An ninh tỉnh trong công tác quản lý xuất nhập khẩu và cư trú để nắm sát số lượng người lao động làm việc trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tư pháp để nắm bắt lý lịch của NNN.

- Phối hợp với Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ để nắm bắt toàn diện tình hình hoạt động của NNN làm việc trên địa bàn tỉnh

Tác giả cho rằng một trong những giải pháp quan trọng để hoàn thiện bộ máy quản lý lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha nói riêng, Lào nói chung là thành lập Phòng quản lý lao động nước ngoài bên cạnh phòng quản lý lao động tại Sở lao động và phúc lợi xã hội tỉnh . Việc thành lập một phòng riêng về quản lý lao động nước ngoài sẽ chuyên môn hóa và tạo điều kiện quản

lý tốt hơn lực lượng lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh, tránh sự quá tải về công việc của phòng quản lý lao động. Nâng cao hiệu qủa quản lý lao động nước ngoài không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan công an, quản lý hộ khẩu, cơ quan tư pháp, hải quan… mà còn cần thiết phải có một bộ phận chuyên trách thuộc sở lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha hỗ trợ chính quyền tỉnh đề xuất chính sách, cơ chế và trực tiếp quản lý bộ phận lao động nhập cư. Sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trên sẽ là yếu tố quan trọng góp phần quản lý tốt hơn lực lượng lao động nhập cư tại tỉnh Luang Nam Tha, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động nước ngoài được tiếp cận các dịch vụ xã hội tiết yếu và khai thác có hiệu quả nguồn lực này cho phát triển kinh tế.

Nâng cao chất lượng công chức là một trong những nội dung nằm trong tiến trình cải cách hành chính mà Nhà nước CHDCND Lào đề ra, đặc biệt trong công tác quản lý lao động nước ngoài nội dung này càng cần được đề cao hơn. Đội ngũ công chức tham gia hoạt động quản lý lao động nói chung (Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội, Sở Lao động và Phúc lợi xã hội, Văn phòng lao động và phúc lợi xã hội) và quản lý lao động nước ngoài nói riêng (Cục quản lý lao động, Phòng quản lý lao động) đòi hỏi cần phải có am hiểu về chuyên môn, nắm rõ luật pháp lao động trong nước và các cam kết, điều ước quốc tế, khả năng ngoại ngữ và ngoại giao. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng công chức làm hoạt động quản lý lao động nước ngoài trước hết chúng ta cần đổi mới về phương thức nội dung chương trình đào tạo, trong đó việc thiết kế chương trình học phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng công chức, từng vị trí công việc cụ thể và từng nhóm đối tượng tương ứng của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị. Đội ngũ công chức ngoài được đào tạo về chuyên môn còn cần được đào tạo các phương pháp, kỹ năng “mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý tình huống… Ở Lào hiện nay các kỹ năng này dường như

chưa được chú trọng trong việc đào tạo công chức quản lý lao động nước ngoài, tuy nhiên lại được thực hiện khá chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Do đó, cơ quan nhà nước cần có sự nghiên cứu và tham khảo thực tế từ chính các doanh nghiệp và các quốc gia trên thế giới để đưa ra những chương trình đào tạo mới thay đổi hình thức đào tạo công chức trong nước vốn đã quá lạc hậu.

Song song với việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động nước ngoài, các cơ quan nhà nước cần thực hiện tốt hơn việc đánh giá công chức này.

Trong những năm qua, hoạt động đánh giá công chức đã có chuyển biến về nhận thức và cách làm, nhìn chung đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục, mở rộng dân chủ, kết quả đánh giá công chức sát hơn . Tuy vậy, đánh giá công chức vẫn là một khâu hạn chế cần được khắc phục. Đánh giá công chức vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng được thực chất của đối tượng đánh giá. Các tiêu chí còn chung chung, áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiều nhóm công chức, chưa cụ thể hoá cho từng loại hoạt động công vụ. Công việc đánh giá còn mang tính nội bộ, khép kín, thiếu sự đánh giá độc lập, không có nhân sự hay tổ chức đánh giá chuyên trách trong khi chúng ta đang xây dựng một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 93 - 125)