Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 80 - 91)

2.3.1 Những kết quả đạt đươc

Bước đầu tạo lập được môi trường pháp lý thuận lợi cho lao động nước ngoài vào làm việc tại CHDCND Lào.

Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Lao động nước CHDCND Lào (2013) và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện đã phần nào hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Lào. Cùng với những thay đổi trong hệ thống pháp

luật, Nhà nước CHDCND Lào đang tiến hành những cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lao động nước ngoài; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về lao động, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra lao động.

Tổ chức hoạt động quản lý lao động nước ngoài ngày càng hoàn thiện. Với những quy định về phân cấp quản lý rõ ràng giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương đã đưa công tác quản lý lao động nước ngoài ngày càng đi vào nề nếp. Chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước CHDCND Lào về lao động nước ngoài làm việc tại đây. Hàng năm, Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha có báo cáo gửi Cục quản lý lao động về số lượng lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh, số lượng lao động cấp phép mới, số lượng xin đổi và cấp lại giấy phép lao động

Với quan điểm hỗ trợ hết mình cho doanh nghiệp, khi thực hiện nhiệm vụ cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài, thời gian qua, Sở Sở Lao động và Phúc lợi xã hội đã thực hiện công khai, minh bạch, niêm yết quy định cụ thể. Đồng thời, Sở đã áp dụng phần mềm cấp giấy phép trên mạng để các doanh nghiệp nộp qua mạng nhằm hạn chế thấp nhất việc trục lợi trung gian, tránh việc gây khó khăn, nhũng nhiễu cho doanh. Hơn nữa, tạo cơ hội cho lao động nước ngoài vào tỉnh làm việc, nhất là đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có trình độ cao.

Rút ngắn thời gian giải quyết hỗ sơ xin cấp phép lao động: thời gian cấp giấy phép lao động, gia hạn hay cấp lại giấy phép lao động được rút ngắn xuống còn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép lao động. Riêng đối với trường hợp xin cấp lại giấy phép lao động, thời gian cấp lại được rút ngắn xuống còn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trong thời gian qua công tác thanh tra, kiểm tra lao động nước ngoài đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao nhận thức thi hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, kịp thời uốn nắn các sai lệch, giúp cho cá nhân, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật lao động, tranh chấp lao động.

Về cơ bản hoạt động, tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, quy định pháp luật nước CHDCND Lào cho người lao động trên bàn tỉnh đã được diễn ra hào hứng, nhiệt huyết của các tổ chức chính trị xã hội Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng tác động đến được một bộ phận người lao động.

Riêng với lao động Việt Nam làm việc tại tỉnh Luang Nam Tha một điều không thể phủ nhận rằng, dù đến bất kỳ vùng nào của đất nước Lào thì người lao động Việt Nam cũng gặp những thuận lợi nhất định do sự tương đồng về bối cảnh chính trị của hai nước; tình nghĩa gắn bó keo sơn, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước; không khí yên bình, êm đềm, ít va chạm, ít cạnh tranh. Đặc biệt là những thuận lợi từ đức tính hiền hòa của nhân dân các bộ tộc Lào. Chính sự rộng mở của nhân dân các bộ tộc Lào và sự tạo điều kiện cho Chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam đến Lào thuận lợi trong việc hòa nhập cộng đồng người Lào tại tỉnh Luang Nam Tha.

2.3.2 Hạn chế

Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại CHDCND Lào, nhưng nhìn chung hệ thống văn bản này vẫn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, một số điều khoản khó thực hiện và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý lao động nước nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài. Chế tài xử phạt đối với

các vi phạm hành chính chưa có tiền lệ hoặc quá thấp làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật Lào cụ thể như sau:.

+ Quy định của các văn bản pháp luật chưa sát với thực tế: Văn bản hướng dẫn thực hiện luật lao động quy định trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp phải chứng minh được việc tuyển người nước ngoài là do không có lao động Lào thay thế theo quy định của luật pháp và phải có văn bản thông báo về tuyển dụng. Tuy nhiên quy định này phần nào còn mang tính hình thức bởi việc tuyển dụng hiện nay có rất nhiều kênh, như thông qua các công ty cung cấp nhân sự, các trung tâm giới thiệu việc làm… chứ không riêng gì kênh đăng thông báo tuyển dụng.

+ Phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật về lao động nước ngoài chưa bao quát hết các hình thức tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài, chưa có sự nghiên cứu, phân tích và dự đoán sâu sắc về nhu cầu của thị trường lao động cũng như các biện pháp đề phòng.

+ Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa kịp thời, chưa đầy đủ tạo ra sự lúng túng trong hoạt động thực hiện, tạo khe hở cho các doanh nghiệp, nhà thầu cố tình làm sai quy định.

+ Chưa có những quy định cụ thể đối với những đối tượng không phải xin cấp phép tạo ra lỗ hổng khiến các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài rất dễ lách luật.

Các quy định về các thủ tục cấp thẻ visa, thẻ lao động, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (thẻ cư trú, mà người dân hay thường gọi là thẻ sinh sống) còn rất rườm rà, nhất là đối với nhóm người Việt Nam lao động hợp pháp theo thời gian quy định trong thẻ visa lao động và thẻ thường trú, thẻ tạm trú. Theo quy định của Luật Xuất nhập cảnh và Quản lý người nước ngoài năm 2014, để được cư trú lâu dài tại Lào với hình thức thường trú, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Có lý lịch tư pháp trong sạch, đã cư trú thường

xuyên ở Lào trong nhiều năm; phải là người gốc Lào, có quốc tịch Lào và có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên; người đó phải có người thân là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc có con ruột đã cư trú tại Lào từ trước tới nay; thành tạo công việc trong danh mục nghề nghiệp mà Chính phủ đã ban hành và là người đầu tư tại Lào.

Đồng thời, nhà nước Lào cũng siết chặt quy định đối với người thực hiện bảo lãnh đó là điều kiện về thời gian cư trú đảm bảo từ 10 năm trở lên; là người nước ngoài sang đầu tư quy mô lớn tại Lào. Còn đối với hình thức tạm trú có điều kiện nới lỏng hơn về điều kiện của đương sự. Theo đó, để đăng ký thẻ tạm trú, người nước ngoài làm hồ sơ và xin cấp thẻ cư trú tại Bộ Ngoại giao và Bộ An Ninh. Các trường hợp đặc biệt như nhà ngoại giao, cán bộ nhân viên Đại sứ quán, người đứng đầu các tổ chức quốc tế được quy định thủ tục riêng. Về thời gian tạm trú tại Lào sẽ không được phép quá 30 ngày. Trường hợp quá hạn mà không thực hiện các thủ tục gia hạn hay cố ý trốn tránh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự của nước CHDCND Lào.

Những thủ tục tục trên được đánh giá là phức tạp và rườm rà hơn so với trình độ nhận thức của người lao động, gây cho họ rất nhiều khó khăn. Như khó khăn về thủ tục này như: “...phải nộp tiền thuế cho cơ quan, thủ tục phải làm giấy tờ đăng ký từ Phòng Công thương và thương mại; đi làm thẻ lao động có nhiều giấy tờ, đầu tiên phải làm thị thực (Visa LA B2), xin con số lao động từ Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; đi làm thẻ tạm trú tại Sở quản lý người nước ngoài, Công an tỉnh Luang Nam Tha”. Cùng với đó, hiện nay trong thủ tục cấp thẻ lao động yêu cầu “phải có doanh nghiệp tại thị trấn đảm bảo, mất khá nhiều chi phí mà thời gian làm việc vẫn hạn chế, ví dụ tôi làm thẻ lao động tối đa chỉ được 6 tháng một lần”, cứ sau 06 tháng họ phải làm thủ tục gia hạn, “mỗi lần phải đi xin con số từ Bộ lao động và Phúc lợi xã hội” , khiến cho người lao động nước ngoài làm việc tại Lào mất rất nhiều chi phí để lao động hợp pháp tại Lào, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ.

Công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong quản lý lao động nước ngoài giữa các cơ quan chuyên môn ở địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời và đồng bộ. Còn nhiều đầu mối, nhiều cơ quan cùng quản lý nên thông tin không tập trung, thống nhất. Nhiều doanh nghiệp, nhà thầu chưa thực hiện nghiêm túc báo cáo tình hình tuyển và sử dụng lao động nước ngoài định kỳ theo quy

Hiện nay hoạt động quản lý lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha do Phòng quản lý lao động đảm nhiệm. Tuy nhiên, chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý lao động quá lớn không chỉ quản lý lao động nước ngoài mà còn quản lý lao động bản địa làm việc tại tỉnh, lao động bản địa làm việc ở nước ngoài. Chính vì khối lượng công việc quá lớn nên dường như hoạt động quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh vượt quá tầm kiểm soát của Phòng quản lý lao động – Sở lao động và phúc lợi xã hội tỉnh

Chưa có quy định riêng về lao động nước ngoài làm việc cho các nhà thầu nước ngoài, quy định thời hạn của hợp đồng lao động chưa phù hợp với thời hạn của giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài.

Đối với quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện người nước ngoài làm việc tại Lào chưa đảm bảo theo quy định như: Về tuyển dụng lao động Lào đối với nhà thầu trước khi tuyển lao động người nước ngoài, mặc dù quy trình thủ tục có thông báo tuyển dụng nhưng chỉ là hình thức dẫn đến cơ quan quản lý lao động tại địa phương không kiểm soát được. Nhiều dự án kinh tế lớn có vốn đầu tư nước ngoài, chịu nhiều áp lực về tiến độ, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với số lượng lớn. Tuy nhiên quy định của pháp luật yêu cầu phải thẩm định từng vị trí công việc mà doanh nghiệp thật sự có nhu cầu và không tuyển được lao động nước CHDCND Lào, điều đó gây mất thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép lao động..

Không ít nhà thầu, đặc biệt là nhà thầu Trung Quốc lấy lý do đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ thuật và hiệu quả của việc thi công các dự án do nhà thầu nước ngoài trúng thầu không quan tâm đúng mức tới việc tuyển lao động nước CHDCND Lào thay thế vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài.

Đặc biệt cũng có trường hợp chủ đầu tư khoán trắng cho nhà thầu chính; nhà thầu chính thuê nhà thầu phụ và mọi hoạt động liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài do nhà thầu phụ tự quyết định, chính quyền tỉnh Luang Nam Tha không có ý kiến chỉ đạo dẫn đến các nhà thầu phụ này sử dụng bao nhiêu lao động nước ngoài thì chủ đầu tư và nhà thầu chính cũng không nắm được. Đây là sự buông lỏng trong quản lý của địa phương và chủ đầu tư. Người nước ngoài nhập cảnh vào tỉnh Luang Nam Tha qua nhiều cửa khẩu và do nhiều cơ quan quản lý. Ví dụ qua cửa khẩu hàng không quốc tế do Cục xuất cảnh quản lý, qua cửa khẩu biên giới do bộ đội biên phòng quản lý và cũng có trường hợp qua đường biên vào tỉnh Luang Nam Tha. Khi người nước ngoài vào tỉnh Luang Nam Tha họ có quyền đi lại, tạm trú ở bất cứ đâu mà pháp luật không cấm do đó nếu không có sự phối hợp giữa các cơ quan, sự theo dõi sát sao của chính quyền tỉnh Luang Nam Tha thì rất khó để quản lý họ

Tổ chức Trung ương Liên hiệp công đoàn nước CHDCND Lào, tổ chức công đoàn tỉnh Luang Nam Tha hoạt động còn tồn tại nhiều yếu kém,chưa làm tốt vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài thông qua các hoạt động như giám sát việc thực hiện pháp luật, yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức giải quyết các kiến nghị của người lao động nước ngoài; Công đoàn cơ sở chưa là tốt vai trò là “người chủ thực sự” khi tham gia xây dựng thỏa ước lao động tập thể, thỏa thuận thang bảng lương, đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là những khó khăn để kịp thời thông báo với người lao động nước ngoài.

Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đối với việc quản lý LĐNN làm việc tại Lào ở địa phương mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thực sự thường xuyên, liên tục, dẫn đến cách hiểu và thực hiện chưa được thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức.

Việc thanh tra, kiểm tra, quản lý lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha vừa bị động lại vừa lơi lỏng. Có nhiều lý do không thể quản lý được lực lượng lao động phổ thông nước ngoài này như: do bất đồng ngôn ngữ, khó tiếp xúc; do lao động nhập cảnh trái phép, không có hộ chiếu, không có visa nên không nắm được nhân thân. Việc quản lý lao động nước ngoài hiện nay chủ yếu dựa trên tính tự giác chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và bản thân người lao động bởi việc nắm số lượng lao động nước ngoài hiện nay phụ thuộc vào các báo cáo của người sử dụng lao động nước ngoài tự kê khai. Qua kiểm tra cho thấy hiện nay số lượng lao động nước ngoài được cấp phép tại tỉnh Luang Nam Tha rất thấp. Một số tổ chức trên địa bàn tỉnh không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo tăng, giảm lao động nước ngoài như quy định khi các đối tượng này về nước hoặc chuyển nơi làm việc. Ngoài ra do Lào vẫn chưa có quy định về đăng ký sử dụng lao động nước ngoài tại các tổ chức, doanh nghiệp hoặc tại hệ thống quản lý lao động nước ngoài trên phạm vi cả nước đã khiến cho hoạt động quản lý lao động nước ngoài thiếu chặt chẽ. Theo phản ánh của Phòng quản lý lao động, Sở lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha hầu hết công nhân theo nhà thầu xây dựng đều là lao động phổ thông không đủ điều kiện cấp phép lao động. Dù biết đây là lao động “chui” nhưng việc kiểm tra, xử lý, trục xuất là điều khó khăn vì hộ chiếu vẫn còn thời hạn tại Lào. Các biện pháp chế tài về kinh tế chưa đủ sức răn đe, mức phạt vẫn còn thấp khiến chủ thầu sẵn sàng nộp phạt và tiếp tục vi phạm

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận cá nhân, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài chưa đầy đủ, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc;

Bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha còn mỏng và yếu. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy chưa thực hiện triệt để được chính sách của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 80 - 91)