Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 46 - 80)

tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào

2.2.1. Thực trạng về lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào

Lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Thực trạng lao động nước ngoài tại tỉnh giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: người

Năm Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Quốc tịch khác Tổng

2016 2.341 2.294 24 8 4.667 2017 1.338 2.364 25 9 3.736 2018 1.682 4.127 5 4 5.818 2019 1.084 2.018 10 4 3.116 2020 414 974 2 4 1.394

(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 5 năm từ 2016 - 2020 của Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Luang Nam Tha có sự biến động qua các năm. Lao động nước ngoài tại tỉnh chủ yếu đến từ các nước trong khu vực Châu Á, trong đó lao động mang quốc tịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Về cơ cấu giới tính:

Bảng 2.4: Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha theo giới tính giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: người

Giới tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tổng 100 4.667 100 3.736 100 5.818 100 3.116 100 1.394 Nam 64,66 3.018 67,29 2.514 38,81 2.258 78,46 2.445 78,83 1.099 Nữ 35,34 1.649 32,71 1.222 61,19 3.560 21,54 671 21,17 295

(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 5 năm từ 2016 - 2020 của Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha)

Qua số liệu bảng 2.4 có thể thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020, số lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha chủ yếu là nam giới, chiếm tới từ 64,66% đến 78,83% tổng số lao động nước ngoài tại Tỉnh. Sở dĩ có kết quả trên là do tính chất công việc của lao động nước ngoài sang nước CHDCND Lào đa phần là ngành nghề kỹ thuật các công việc có khối lượng làm việc lớn như: Xây dựng, cơ khí, công nghiệp nặng…tỷ lệ lao động nước ngoài là nữ giới tại Luang Nam Tha còn thấp chiếm từ 21,17 đến 35,34%.

Về cơ cấu độ tuổi:

Bảng 2.5 Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha theo độ tuổi giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: người

Độ tuổi Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Từ 18 - 30 tuổi 1.087 23,3 715 19,15 2.010 33,34 1.009 32,38 505 36,22 Từ 31 - 50 tuổi 2.890 61,92 2.489 66,62 3.299 56,70 1.803 57,86 740 53,08 Từ 51 trở lên 690 14,78 532 14,23 579 9,952 304 9,76 149 10,7 Tổng số 4.667 100 3.736 100 5.818 100 3.116 100 1.394 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 5 năm từ 2016 - 2020 của Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha)

Theo số liệu bảng 2.5 cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020, số lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Luang Nam Tha chủ yếu ở độ tuổi từ 31 - 50 tuổi chiếm trên 60%. Đây là độ tuổi lý tưởng bởi ở độ tuổi này con người thường đầy đủ sức khỏe, đã có kinh nghiệm thực tế trong công việc, mang lại hiệu quả lớn nhất.

Về quốc tịch:

Trong giai đoạn 2016 - 2020, lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha quốc tịch chủ yếu là Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Lực lượng lao động này thường là lao động lĩnh vực xây dựng và công nghiệp nặng làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh. Đối với người lao động nước ngoài ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Hà Lan… còn rất ít. Đây là một trong những hạn chế đối với công tác thu hút và quản lý lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha.. Đây là điều rất dễ hiểu khi tỉnh Luang Nam Tha có đường biên giới giáo Trung Quốc, nơi có cửa khẩu Boten cũng như đặc khu kinh tế Boten và chính sách đầu tư của Trung Quốc tại đây đã khiến lượng lao động Trung Quốc đổ về đây rất lớn. Còn lao động Việt Nam chủ yếu là dân cư di chuyển tự do gần đây để làm ăn kinh tế và có khả năng tăng nhanh trong thời gian tới với sự hợp tác của hai nước anh em cũng như sự hòa nhập của người Việt Nam di cư với dân bản địa tại đây [55,tr.5].

Bảng 2.6: Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha theo quốc tịch giai đoạn 2016 – 2020 Đơn vị: người

Quốc tịch Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng 4.667 3.736 5.818 3.116 1.394 Việt Nam 2.341 1.338 1.682 1.084 414 Hàn Quốc 1 1 0 1 1 Thái Lan 24 25 5 10 2 Trung Quốc 2.294 2.364 4.127 2.018 974 Mỹ 1 1 0 0 1 Nhật 6 6 3 2 1 Hà Lan 1 1 1 1 1

(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 5 năm từ 2016 - 2020 của Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha)

Bảng 2.7: Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha theo ngành nghề giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: người Năm Tổng số LĐ Nhóm nông nghiệp Nhóm công nghiệp Nhóm dịch vụ 2016 4.667 1.724 1.343 1.600 2017 3.736 1.441 1.101 1.194 2018 5.818 1.093 3.342 1.118 2019 3.116 762 1.443 911 2020 1.394 220 717 457

(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 5 năm từ 2016 - 2020 của Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha)

Chính từ đặc điểm nghề nghiệp này mà thu nhập bình quân của lao động nước ngoài tại Luang Nam Tha nói riêng và tại các địa bàn khác trên đất nước Lào nói chung có mặt bằng cao hơn so với người dân Lào. So với thu nhập cùng ngành nghề tại Việt Nam, những người lao động di cư có thể đạt được thu nhập cao gấp từ hai tới ba lần.

Bảng 2.8: Thu nhập trung bình/tháng của người lao động nước ngoài tại Luang Nam Tha theo các nhóm ngành nghề

Nhóm ngành nghề Thu nhập trung bình/tháng

Kip Lào Quy đổi sang Việt Nam đồng

Thợ mộc 5.320.000 13.714.000 Thợ xây 6.880.000 17.735.000 Công nhân 5.820.000 15.014.000 Sửa chữa xe máy, ô tô 9.760.000 25.184.000 Bán hàng 6.310.000 16.275.000

Từ kết quả trên có thể thấy, thu nhập trung bình của người nước ngoài khi làm việc tại Luang Nam Tha khá cao. Trong đó, cao nhất là nhóm ngành sửa chữa ô tô, xe máy với trung bình 9.760.000 Kip Lào/ tháng, tương đương với 25.184.000 Việt Nam đồng. Nhóm ngành nghề này có người lao động tập trung làm việc tại các doanh nghiệp và nhà máy, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp do người Việt Nam mở ra và thành lập chi nhánh tại Luang Na Tha và doanh nghiệp Lào [25,tr.3].

Theo thống kê năm 2019 của Bộ Lao động và Phúc lợi Lào thì thu nhập trung bình của người dân Lào nói chung trong một tháng là 4.550.000 Kip Lào cho một tháng, mức lương tối thiểu là 1.150.000 Kip Lào và mức thu nhập tối đa là 20.300.000 Kip Lào. Riêng tại tỉnh Luang Nam Tha, mức lương trung bình của một người trong tháng là 4.382.000 Kip Lào [55, tr.14, tr.32].

Như vậy, so với mặt bằng chung thu nhập của người dân Lào nói chung và người dân tỉnh Luang Nam Tha nói riêng, thu nhập của người lao động nước ngoài ở mức cao hơn khá nhiều. Điều này có thấy công việc mà người nước ngoài lựa chọn thực hiện tại Lào đang rất hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người lao động và gia đình họ.

Về hình thức lao động:

Bảng 2.9: Tình hình số lao động nước ngoài ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2016 - 2020

Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tổ chức, đơn vị có lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha

933 277 1.030 401 630 Tổng số lao động nước ngoài 4.667 3.736 5.818 3.116 1.394 Số lao động được cấp giấy phép 678 230 1.119 419 21 Số lao động được miễn cấp giấy

phép lao động 788 386 873 152 230

(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 5 năm từ 2016 - 2020 của Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Luang Nam Tha)

Qua số liệu bảng 2.9 có thể thấy, số lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha nói chung và số lao động nước ngoài được cấp giấy phép nói riêng trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2018 tăng lên 5.818 là do các doanh nghiệp FDI được thành lập từ khi Khu Công nghiệp tỉnh Luang Nam Tha được hình thành. Năm 2020 lao động nước ngoài chạm mốc: 1.394 người vì lực lượng lao động trở về nước rất nhiều và một số doanh nghiệp chuyển địa điểm làm việc sang tỉnh khác. Đặc biệt do đại dịch Covid -19 nên số lượng lao động nước ngoài đến làm việc tại nước CHDCND Lào bị giảm mạnh so với các năm trước.

Số lượng lao động người nước giảm còn do những doanh nghiệp tại Khu kinh tế mới Luang Nam Tha có xu hướng sử dụng lao động trí thức. Điều này chứng tỏ nền giáo dục Lào đang có những bước tiến lớn về chất lượng đào tạo, cũng như trình độ khoa học công nghệ đang trên đà phát triển cùng với thế giới.

Theo báo cáo của chính quyền tỉnh Luang Nam Tha qua thanh tra rà soát tình hình sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh cho thấy số lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp, không có giấy phép lao động chiếm số lượng lớn. Như vậy, hơn một nửa lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Luang Nam Tha không có hợp đồng lao động.

Số còn lại ký kết hợp đồng lao động với thời hạn làm việc thường từ 2 - 3 năm, trong đó có nhiều trường hợp xin gia hạn hợp đồng lao động như sau:

- Số lao động ký hợp đồng 36 tháng chiếm 15,3% trong tổng số lao động. - Số lao động ký hợp đồng 24 tháng chiếm 22,1% trong tổng số lao động. - Số lao động ký hợp đồng dưới 12 tháng và không ký hợp đồng lao động theo quy định chiếm 62.6 % trong tổng số lao động

Đặc biệt tại Điều 69 của Luật Lao động nước CHDCND Lào đã nêu rõ quyền và nghĩa vụ của lao động nước ngoài

Lao động nước ngoài có quyền sau: Được bảo vệ theo quy chế pháp luật của nước CHDCND Lào; Được thực hiện công bằng với người lao động Lào làm cùng một công việc theo chất lượng lao động và tình trạng điều kiện làm việc kể cả tiền lương hoặc tiền công.

Lao động nước ngoài có nghĩa vụ sau: Tôn trọng quy chế pháp luật và truyền thống của Lào; Truyền đạt kiến thức về chuyên nghiệp cho người lao động; Nộp thuế theo quy chế pháp luật; Rời khỏi nước CHDCND Lào sau khi kết thúc hợp đồng lao động.

Đây chính là căn cứ pháp lý để lao động nước ngoài khi đến làm việc tại nước CHDCND Lào nắm được quyền và nghĩa vụ của chính bản thân mình trong quá trình làm việc tại đây. Khi nắm rõ và thấu hiểu sâu sẽ hạn chế vi phạm xảy ra.

2.2.2. Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha

2.2.2.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý để tổ chức QLNN đối với người LĐNN tại tỉnh Luang Nam Tha

Trong những năm qua trước tình trạng lao động nước ngoài vào nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Luang Nam Tha nói riêng, ngày càng nhiều, trong đó có một bộ phận lớn lao động không phép, chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã ban hành rất nhiều văn bản về việc quản lý lao động và thực thi pháp luật trên địa phương mình như:

Chỉ thị số 463 của Tỉnh trưởng tỉnh Luang Nam Tha năm 2016 về việc hướng dẫn tổ chức thực Chỉ thị số 62/TT của Thủ tướng chính phủ nước CHDCND Lào về việc yêu cầu các tỉnh thành trên cả nước cấp phép lao động tạm thời cho người lao động nước ngoài đang lao động bất hợp pháp tại địa bàn mình quản lý nhằm có biện pháp quản lý tốt hơn số lao động này. Theo đó nếu trong vòng 3 tháng nếu lao động nước ngoài không đến làm thủ tục cấp phép thì đương nhiên bị xuất cảnh ra khỏi Lào. Theo chỉ thị này đã chỉ đạo cho các

cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương mình phải nhanh chóng tổ chức thực hiện và phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, tăng cường quản lý lao động nước ngoài theo quy định của Chỉ thị 62 của Thủ tướng. Và hàng loạt các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến vấn đề lao động nước ngoài tại địa bàn tỉnh Luang Nam Tha được ban hành, để có mục đích hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành hiện nay, cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương mình.

- HĐND tỉnh ban hành 3 Nghị quyết: Nghị quyết số 09/2018/NQ- HĐND ngày 12/07/2018 của HĐND tỉnh Luang Nam Tha Quy định lệ phí cấp giấy phép Lao động cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 27/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Luang Nam Tha ban hành quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND Luang Nam Tha, ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Luang Nam Tha sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. - Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Nam Tha Ban hành quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha.

- Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Nam Tha ban hành Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha.

- Quyết định số 367/QĐ-UBND ngày 02/3/2015 của tỉnh trưởng tỉnh Luang Nam Tha về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Đồng thời, Sở Lao động và phúc lợi xã hội phối hợp các sở, ban, ngành tổ chức chỉ đạo, triển khai công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại nước CHDCND Lào như:

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp có người lao động nước ngoài trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Kiểm tra, rà soát, thống kế số lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng các văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài thực hiện đúng quy định của pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh Luang Nam Tha cũng được thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định của pháp luật nước,đồng thời chính quyền tỉnh Luang Nam Tha cũng đã ban hành các văn bản triển khai đưa pháp luật về quản lý lao động nước ngoài vào thực tiễn phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh.

Trên cơ sở Luật Lao động 43/QH, ngày 24/12/3013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật lao động, chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật về quản lý và sử dụng lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

Ngoài việc thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, chính quyền tỉnh Luang Nam Tha cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 46 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)