Nội dung quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, nhà nƣớc và toàn xã hội, trong đó có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và ngƣời lao động nông thôn để nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. ĐTN theo nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững. Quản lý nhà nƣớc nhằm định hƣớng mục tiêu đào tạo nghề cho LĐNT và đề ra giải pháp tốt nhất để cân đối cung - cầu nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Chiến lƣợc là thuật ngữ đƣợc sử dụng để chỉ một hệ thống các đƣờng lối, chủ trƣơng, phƣơng châm cùng các kế hoạch, biện pháp có tính chất toàn cục nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu lớn trong tƣơng lai của quốc gia, một ngành, một vùng, một cấp chính quyền, một tổ chức.

Hoạch định chiến lƣợc ĐTN cho LĐNT là quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong lĩnh vực dạy nghề mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác.

Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ; đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc tính chất của đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phƣơng hƣớng đƣợc xác định trong đƣờng lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT là hƣớng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý nhằm hƣớng vào các chƣơng trình, kế hoạch đó.

Kế hoạch thực hiện là những nhiệm vụ rất cụ thể đảm bảo các mục tiêu hoạt động đƣợc hoàn thành. Nó chỉ rõ phải làm gì? Ai làm? Khi nào? Chi phí bao nhiêu? Kế hoạch là dự án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm kinh tế vĩ mô hay kinh tế vi mô đƣợc thực hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dân hay của các ngành, các đơn vị lãnh thổ, hay đơn vị cơ sỏ, cùng các chính sách, các biện pháp chủ yếu tƣơng ứng bảo đảm việc thực hiện kế hoạch là việc cần làm trong tất cả các việc bởi nó quyết định hiệu quả các việc còn lại.

Tổ chức xây dựng chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch phù hợp để thực hiện quản lý đào tạo nghề cho LĐNT đƣợc coi là nhiệm vụ mang tính vĩ mô, xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nƣớc. Do đó cần phải có một chiến lƣợc, kế hoạch lâu dài trong ĐTN cho LĐNT và tổ chức thực hiện nó một

cách khoa học, kịp thời để đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội.

1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

* Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT

- Bộ máy quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT:

Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2014 và Nghị định 48/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp thì trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng nói chung có quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong việc tham gia quản lý nhà nƣớc về ĐTN hoặc cơ quan có trách nhiệm phối hợp nhằm tránh tình trạng chồng chéo trong việc thực hiện. Cơ quan chủ thể trực tiếp quản lý nhà nƣớc ở cấp Trung ƣơng về đào tạo nghề của Bộ Lao động – TB&XH là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn là Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn. Cấp tỉnh với chức năng là cơ quan tham mƣu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về ĐTN là Sở Lao động - TB&XH với bộ phận chuyên môn là Phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có Chi cục phát triển nông thôn. Và cấp huyện Phòng Lao động - TB&XH và Phòng Nông nghiệp & PTNT, mỗi huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác đào tạo nghề.

- Cán bộ, công chức làm QLNN về ĐTN cho LĐNT:

Cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc là ngƣời có trách nhiệm, thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, đại diện cho Nhà nƣớc về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trƣớc các cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể

hóa các chủ trƣơng, chính sách tác động đến cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Để công tác ĐTN cho LĐNT đƣợc triển khai đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thƣờng xuyên. Đó chính là yêu cầu cấp bách, hàng đầu đƣợc đặt ra để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay đúng nhƣ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. [1, tr.130-131].

* Thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT

- Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội:

Là cơ quan thƣờng trực Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hằng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổng hợp, trình Thủ tƣớng Chính phủ;

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hƣớng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;

Hƣớng dẫn các địa phƣơng xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để trình Thủ tƣớng Chính phủ đƣa vào dự toán ngân sách nhà nƣớc;

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các địa phƣơng, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ƣơng của các tổ chức chính trị - xã

hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có cơ sở dạy nghề liên quan gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để tổng hợp;

Chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; hƣớng dẫn và tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:

Chỉ đạo, hƣớng dẫn các địa phƣơng xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hằng năm và từng giai đoạn;

Tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí hằng năm và từng giai đoạn về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, gửi Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tổng hợp chung;

Hƣớng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm và từng giai đoạn cho các địa phƣơng bảo đảm cân đối chung theo định hƣớng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn việc cung cấp các định hƣớng sản xuất, thông tin thị trƣờng hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã.

Phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội: xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dự kiến phân bổ kinh phí

hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo thực hiện nguồn vốn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tổ chức hƣớng dẫn xây dựng danh mục nghề, chƣơng trình đào tạo và tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội để tổng hợp.

- Ủy ban nhân dân tỉnh:

Chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dƣỡng công chức xã trên địa bàn.

Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho ngƣời lao động theo cơ chế đặt hàng đào tạo nghề và chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả thực hiện nguồn vốn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án trên địa bàn.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hằng năm, trong đó xác định cụ thể các nội dung:

+ Xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch đào tạo nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; nhiệm vụ tái cơ cấu từng ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững;

+ Thu hút các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập; các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngƣ, trang trại, nông trƣờng, lâm trƣờng, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này;

+ Quy định cụ thể mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo phù hợp với thực tế của địa phƣơng. Ngoài mức hỗ trợ nêu trong Đề án này, các địa phƣơng căn cứ khả năng nguồn ngân sách của mình quyết định mức hỗ trợ bổ sung cho ngƣời học.

Rà soát, phê duyệt điều chỉnh các nội dung, chỉ tiêu nhiệm vụ thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phƣơng phù hợp với nhu cầu dạy nghề, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và các điều kiện đảm bảo thực hiện Đề án. Hoàn chỉnh, phê duyệt quy hoạch mạng lƣới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung rà soát, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp huyện.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã hằng năm. Sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã.

Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách ở Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội làm công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Đề án này và các chính sách, chƣơng trình, dự án, đề án khác có hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Ngoài các cơ quan quản lý nhà nƣớc là chủ thể trực tiếp quản lý về đào tạo nghề cho LĐNT, còn có một số cơ quan, tổ chức nhƣ các Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ … và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùng tham gia phối hợp, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

1.2.3. Chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Chính sách đối với ngƣời học nghề:

Theo Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dƣới 03 tháng:

+ Đối tƣợng đƣợc hỗ trợ: Ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời khuyết tật, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, ngƣời thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chƣơng trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dƣới 03 tháng.

+Mức hỗ trợ:

Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/ngƣời/ngày thực học.

Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/ngƣời/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cƣ trú từ 15 km trở lên.

Riêng đối với ngƣời khuyết tật và ngƣời học cƣ trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/ngƣời/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cƣ trú từ 5 km trở lên.

- Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý:

Theo Thông tƣ 07/2017-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động – Thƣơng binh Xã hội về Quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Nhà giáo thực hiện chế độ làm viêc, đƣợc bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài mức lƣơng đƣợc hƣởng theo quy định, các nhà giáo và cán bộ quản lý dạy nghề thƣờng xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng đƣợc hƣởng phụ cấp lƣu động hệ số 0,2 so với mức lƣơng tối thiểu chung.

- Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Theo Quyết Định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm 2015 của Thủ Tƣớng Chính Phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dƣới 03 tháng. Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đƣợc hỗ trợ mức chi phí đào tạo nghề:

Ngƣời khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/ngƣời/khóa học.

Ngƣời thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; ngƣời thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ: Mức tối đa 04 triệu đồng/ngƣời/khóa học.

Ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời thuộc hộ nghèo, ngƣời thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngƣ dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/ngƣời/khóa học.

Ngƣời thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/ngƣời/khóa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)