Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 47)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao

lao động nông thôn

1.3.1. Các yếu tố khách quan

Thứ nhất, Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nƣớc cho lao động nông thôn trong những năm qua có quan tâm, có phân ra từng nhóm đối tƣợng để hỗ trợ, nhƣng mức hỗ trợ còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nguyện vọng của những ngƣời học nghề. Vì trong thực tế hiện nay, tình hình kinh tế của đa số lao động nông thôn và đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ nghèo, cận nghèo của cả nƣớc nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, và đây củng chính là nhƣợc điểm lớn nhất mà công tác đào tạo nghề thời gian qua đạt hiệu quả chƣa cao.

Thứ hai, cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chƣa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trƣờng lao động, sự mất cân đối giữa vùng và các huyện trong tỉnh; chƣa bổ sung thƣờng xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trƣờng lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động.

Thứ ba, số lƣợng các cơ sở GDNN trong doanh nghiệp còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động có tay nghề giỏi, thuần thục của bản thân doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp còn lỏng lẻo (cả về trách nhiệm và quyền lợi) nên trên thực tế các trƣờng vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng "cung" của mình chứ chƣa thực sự đào tạo theo "cầu" của doanh nghiệp. Nhiều cơ sở GDNN chỉ đào tạo những kiến thức mình có chứ chƣa hƣớng tới kiến thức mà xã hội cần.

Thứ tư, chất lƣợng đào tạo nghề vẫn còn thấp, nội dung chƣơng trình, giáo trình giảng dạy chất lƣợng chƣa cao, chƣa gắn chặt lý luận với thực tiễn, tính lôgic, tính khoa học chƣa cao, thƣờng không thỏa mãn nhu cầu của ngƣời học và nhu cầu của thị trƣờng lao động; nội dung đào tạo ít phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế các cơ sở GDNN mới đƣợc nâng cấp trong những năm gần đây nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, thực hành còn rất hạn chế, đội ngũ giảng viên cũng chƣa có nhiều kinh nghiệm. Trình độ năng lực cũng chƣa tƣơng xứng với vị trí cũng tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo.

Thứ năm, ngƣời lao động qua đào tạo nghề, kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là đối tƣợng ngƣời DTTS. Điều này có “lỗi” từ hệ thống giáo dục nƣớc nhà, trong đó việc tổ chức giáo dục theo kiểu “ứng thí”, cùng với chƣa chú trọng làm tốt công tác hướng nghiệp, làm cho công tác đào tạo nghề luôn bất cập:

trƣờng có nhiều nhƣng không có nhiều ngƣời học; có trƣờng nhƣng thiếu các điều kiện giảng dạy và học tập, làm cho sản phẩm sau đào tạo không đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về tay nghề, tính chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức và kỷ luật lao động của các cơ sở sản xuất, nhất là đối với các cơ sở sản xuất liên doanh với nƣớc ngoài hoặc ở nƣớc ngoài.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2015.Trong Luật cũng đã nêu rõ trách nhiệm và sự phối hợp của tất cả các cơ quan, ban ngành liên quan. Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế không thể phủ nhận là đa số ngƣời dân không muốn học nghề mà chỉ muốn học đại học. Cánh cửa các trƣờng đại học ngày một rộng mở với nhiều hệ đào tạo, nhiều loại hình, tạo cơ hội tốt nhất để mọi ngƣời có thể đến với các giảng đƣờng đại học. Và hệ lụy tất yếu, số ngƣời đến với học nghề thì ngày càng ít đi, trong khi đó, lao động qua đào tạo nghề lại là lực lƣợng lao động chính trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách để tạo sự phân luồng học nghề. Tuy nhiên, các chính sách phân luồng nêu trên đều chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả. Với nhận thức không đúng của xã hội về việc học nghề, làm nghề nên trong nhƣng năm qua, ngƣời dân chỉ muốn con em của họ vào học đại học. Nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời lao động là một trong những yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình quản lý và tổ chức đào tạo nghề. Để giải quyết vấn đề này, cần cả hệ thống chính trị bắt tay cùng làm và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thông qua các Luật trong một giai đoạn nhất định mới có kết quả tốt.

Bên cạnh đó năng lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố chủ quan quan ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cán bộ,

công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc là ngƣời có trách nhiệm, thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, đại diện cho Nhà nƣớc về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trƣớc các cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách tác động đến cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.Để hoàn thành sứ mệnh đặc biệt đó thì cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề thƣờng xuyên phải rà soát các văn bản liên quan đến phát triển đào tạo nghề để kịp thời bổ sung, sửa đổi những điều bất hợp lý, chồng chéo hoặc không còn phù hợp nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển đào tạo nghề đƣợc thực hiện đồng bộ, kịp thời, thuận lợi, hiệu quả, đồng thời hạn chế các tiêu cực phát sinh; dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc phát triển đào tạo nghề; định ra chƣơng trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về phát triển đào tạo nghề. Mặt khác, đội ngũ này cần phải tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phát triển đào tạo nghề; tổ chức chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế đối với đào tạo nghề; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với đào tạo nghề; giải quyết kiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Tiểu kết Chƣơng 1

Đào tạo nghề là một hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để có thể tìm đƣợc việc hoặc giải quyết việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của công cuộc CNH-HĐH của xã hội. QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những vấn đề cấp bách, mang tính chiến lƣợc, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phƣơng. Để có cơ sở cho việc đƣa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, trong Chƣơng I này đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận của luận văn giúp định hƣớng cho ngƣời nghiên cứu xác định rõ ý nghĩa của các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn về nghề, đào tạo nghề, QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT; xác định nội dung, vai trò của việc QLNN về công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời LĐNT.

Từ cơ sở lý luận trong Chƣơng I, tại Chƣơng II sẽ làm rõ hơn thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và từ đó sẽ đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)