Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 104)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động

lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Những ưu điểm và hạn chế cơ bản - Ưu điểm:

Về tổ chức thực hiện các văn bản ĐTN cho LĐNT: Công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho LĐNT đƣợc sự quan tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị. Với hệ thống văn bản hƣớng dẫn từ Trung ƣơng và đƣợc cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng (cấp tỉnh và huyện) triển khai một cách đầy đủ và kịp thời.

Về bộ máy quản lý nhà nước ĐTN cho LĐNT: Phòng Lao động – Thƣơng binh Xã hội, Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn và cơ sở Giáo dục nghề nghiệp là các cơ quan chủ trì, phối hợp với nhau trong việc thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao. Sự phối hợp bƣớc đầu đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tạo ra cơ chế trách nhiệm của mỗi cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Về tổ chức thực hiện ĐTN cho LĐNT:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đƣợc đầu tƣ tăng cƣờng nên chất lƣợng đào tạo nghề đƣợc nâng lên từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động.

Công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau học nghề đã đƣợc quan tâm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm cao, một số nghề nhƣ Sửa chữa máy nông nghiệp, Chăn nuôi gà, Chăn nuôi heo, Hàn điện và Dệt thổ cẩm truyền thống trên 75% học viên sau khi kết thúc khóa học đã tự tạo đƣợc việc làm bằng chính nghề đã học. Nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã đã thành lập doanh nghiệp, mở cơ sở sản xuất kinh doanh, lập trang trại tạo việc làm cho bản thân và cho ngƣời khác góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phƣơng. Một số lao động nông thôn sau khi học nghề đã trở thành hộ khá, hộ giàu.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động về vai trò ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội luôn đƣợc quan tâm. Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề đã có bƣớc chuyển biến tích cực.

Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Krông Búk:

Trong giai đoạn 2013 đến 2017, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến, thực hiện nhiều chính sách ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc về công tác dạy nghề cho LĐNT, cơ sở GDNN đã làm thay đổi nhận thức ngƣời dân trong việc học nghề. Công tác tuyển sinh những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, hàng năm cơ sở GDNN đều đạt chỉ tiêu theo kế hoạch cấp trên giao. Tuy nhiên, do kinh phí Trung ƣơng lẫn địa phƣơng mỗi năm có sự chênh lệch nên số lƣợng giao chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi năm không giống nhau. Cụ thể:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lƣợng học viên tham gia học nghề từ năm 2013 đến năm 2017

Đơn vị tính: học viên

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Ghi chú

Nghề Tin học 34

Nghề Chăn nuôi heo 35 30 35 34

Nghề Chăn nuôi gà 35 30 32 32

Nghề Sửa chữa máy nông nghiệp 70 69 69 35 70

Nghề Dệt thổ cẩm 20

Tổng cộng 174 129 136 35 156 630

(Nguồn: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Krông Búk)

Trên 30% học viên sau khi học nghề đã cơ sở sản xuất, kinh doanh; hơn 60% học viên tự tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, giải quyết đƣợc việc làm. Nhƣ học viên từ chăn nuôi nhỏ lẻ, sang mở hợp tác xã chăn nuôi. Học viên học nghề phi nông nghiệp nhƣ nghề sửa chữa máy nông nghiệp có thể mở các tiệm sửa chữa tại địa phƣơng... Việc đào tạo nghề cho LĐNT một phần đã góp phần việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới, giúp địa phƣơng ngày càng phát triển.

Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ĐTN cho LĐNT:

Qua công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền đã giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT kịp thời phát hiện các sai phạm trong hoạt động dạy nghề, đồng thời đảm bảo các hoạt động dạy nghề đƣợc thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

- Hạn chế: Bên cạnh những ƣu điểm đạt đƣợc, cũng cần phải nhìn nhận

động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk hiện nay. Có thể kể đến những vấn đềchính sau:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của cấp chính quyền địa phƣơng đối với cơ sở GDNN chƣa thực sự thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngƣời lao động chƣa đƣợc sâu rộng, cùng với đó là nhận thức của ngƣời dân thấp, có tƣ tƣởng trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nƣớc.

Sự phối hợp giữa cơ sở GDNN với địa phƣơng, các ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội còn chƣa chặt chẽ. Trung tâm GDNN – GDTX huyện chƣa xây dựng đƣợc mối quan hệ hiệu quả với các DN đóng trên địa bàn trong việc tạo điều kiện cho học viên đƣợc kết hợp học lý thuyết tại cơ sở và thực hành tại DN để có điều kiện đƣợc cọ xát thực tế, nâng cao kỹ năng nghề.

Huyện chƣa có cơ chế chính sách, quy định cụ thể đối với các doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ sở GDNN để đào tạo nghề cho ngƣời lao động trƣớc khi đƣa vào sử dụng.

Hệ thống cơ sở GDNN về ĐTN cho LĐNT của huyện tuy đã đƣợc hình thành và phát triển nhƣng chƣa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo và cung cấp lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các ngành kinh tế của huyện, tỉnh và nhu cầu của các địa phƣơng lân cận.

Việc phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng hỗ trợ cho ĐTN hàng năm còn thấp nên số lao động đƣợc hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 chƣa đáp ứng đƣợc so với nhu cầu đào tạo của huyện.

Công tác sơ kết, tổng kết hàng năm cũng nhƣ công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục.

Công tác tuyển sinh hiện gặp rất nhiều khó khăn; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông theo học nghề chƣa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý ngƣời học chỉ muốn theo học đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, do chƣa thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT; một phần do cơ sở GDNN chƣa thực sự có sức hút đối với ngƣời học...

Công tác xã hội hoá ĐTN triển khai thực hiện còn chậm, lƣợng vốn huy động từ các DN, tổ chức, cá nhân, ngƣời học nghề hầu nhƣ chƣa có.

Công tác giới thiệu việc làm sau khi học nghề đi làm việc ngoài huyện, ngoài tỉnh gặp khó khăn.

2.3.2. Nguyên nhân chủ yếu của những ưu điểm và hạn chế

* Nguyên nhân của những ưu điểm:

Để có kết quả đƣợc những nhƣ trên, trước hết đó là Chính phủ cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách tƣơng đối kịp thời, đầy đủ, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ hai, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan ở từ tỉnh xuống huyện và đến cơ sở. Đồng thời với đó, các cơ quan cấp huyện đã cũng chủ động trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; hƣớng dẫn cụ thể để cho cơ sở GDNN đào tạo trình độ thƣờng xuyên, sơ cấp cho lao động nông thôn thực hiện.

Thứ ba, cơ sở GDNN đã chủ động tham mƣu cho UBND huyện, bố trí nguồn lực cho công tác đào tạo nghề.

Thứ tư, cơ sở GDNN đƣợc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề phục vụ cho việc đào tạo thƣờng xuyên, đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn. Tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề từ năm 2013 đến năm 2017 là: 1.728.499.200 đồng, trong đó: kinh phí Trung

ƣơng là 1.602.911.700 đồng, kinh phí địa phƣơng là 125.587.500 đồng tỷ đồng.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

Bên cạnh những nguyên nhân của ƣu điểm, thì một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk, là:

- Bộ máy quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đào tạo nghề thiếu sự ổn định, chồng chéo. Công tác tham mƣu, đề xuất của cơ quan thƣờng trực và một số thành viên của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tại địa phƣơng còn hạn chế, chƣa phát huy tính chủ động.

- Năng lực cán bộ tuyển sinh (do kiêm nhiệm) của cơ sở GDNN huyện còn yếu, dẫn đến rất khó khăn trong công tác tuyển sinh học viên và đào tạo nghề theo phát triển kinh tế - xã hội; cơ sở GDNN chủ yếu đào tạo đƣợc những nghề hiện có, còn những nghề xã hội cần thì chƣa đáp ứng đƣợc.

- Doanh nghiệp trên địa bàn huyện ít, quy mô nhỏ và còn mang tính chất hộ gia đình nên chƣa sử dụng nhiều lao động qua đào tạo do đó việc gắn đào tạo với giải quyết việc làm chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.

- Là một huyện còn khó khăn về kinh tế nên nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ƣơng để đào tạo nghề và mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

- Việc sơ kết, tổng kết hàng năm về đào tạo nghề còn hình thức, đánh giá chung chung. Công tác khen thƣởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong c lãnh đạo, chỉ đạo cũng nhƣ tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Yếu tố văn hóa cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác đào tạo nghề, vì ngƣời học nghề đa số là đồng bào dân tộc

thiểu số. Một phần nữa cũng do tập quán và thói quen canh tác, nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm.

- Chƣa định hƣớng tốt trong công tác phân luồng, định hƣớng đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông để tƣ vấn cho các em tham gia học nghề.

- Việc tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn mới chỉ dựa trên nhu cầu học nghề mà chƣa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện và của cả tỉnh. Sự phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra sau học nghề còn lỏng lẻo.

Tiểu kết Chƣơng 2

Từ cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT của huyện Krông Búk tại Chƣơng I, thì tại Chƣơng 2 này, tác giả đã đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Krông Búk nhƣ: mạng lƣới tổ chức hoạt động đào tạo nghề; đội ngũ nhà giáo; chƣơng trình, giáo trình; cơ sở vật chất, kinh phí đầu tƣ cho đào tạo nghề và kết quả đào tạo nghề trong những năm qua.

Tại chƣơng 2, tác giả cũng đã nêu đƣợc thực trạng QLNN về ĐTN cho LĐNT của huyện Krông Búk giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, đã phản ánh và phân tích nội dung QLNN về ĐTN cho LĐNT những vấn đề nhƣ: ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề; đầu tƣ các nguồn lực cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện ĐTN cho LĐNT.

Từ những nghiên cứu trên tác giả đã đánh giá những thành tựu đã đạt đƣợc trong công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tại Krông Búk, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế nhằm đƣa ra những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về ĐTN cho LĐNT huyện Krông Búk tại chƣơng 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Krông Búk đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trong kế hoạch phát triển công tác đào tạo nghề đến năm 2020 nói chung và Đề án 1956/TTg nói riêng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi phát triển dạy nghề là là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI có chỉ rõ “Phải hết sức quan tâm đến yêu cầu dịch chuyển cơ cấu lao động...hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng...nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đào tạo nghề. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế”. [1, tr.62]

Tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dƣỡng cho viên chức quản lý, giáo viên, ngƣời trực tiếp dạy nghề cả về mặt chất lƣợng và số lƣợng nhằm chuyển biến sâu sắc về hiệu quả ĐTN. Trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, với quan điểm chỉ đạo của Đảng:

Một là, phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa

phƣơng, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và ngƣời lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trƣờng lao động.

Hai là, thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý Nhà nƣớc về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Ba là, nâng cao chất lƣợng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho ngƣời lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nƣớc và xuất khẩu lao động.

Bốn là, tăng cƣờng và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trƣờng nghề chất lƣợng cao, trong đó ƣu tiên các trƣờng đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

3.1.2. Định hướng của tỉnh Đắk Lắk

Tại Quyết định số 1799/QĐ-UBND, ngày 10/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015, đã nêu rõ quan điểm: “Quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị, trong nhân dân thật sự coi phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề là khâu đột phá, là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững, góp phân đảm bảo an ninh và quốc phòngCoi phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề không chi phục vụ cho sự nghiệp phát triển của địa phương Đắk Lắk mà còn là sự nghiệp chung của cả Tây Nguyên và cả nước. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của địa phương. Ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 61 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)