Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa

thôn trên địa bàn huyện krông búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua

2.2.1. Khung pháp lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

* Công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Búk đƣợc thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý nhƣ sau:

Luật số 76/2006/QH11, Luật Dạy nghề.

Luật số 44/2009/QH12, Luật Giáo dục. Luật số 10/2012/QH13, Luật Lao động.

Luật số 74/2014/QH13, Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tƣớng Chính Phủ

Quy định chính sách hỗ trợ kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ

Về sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.

Thông tƣ 42/2015/BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

Thông tƣ 43/2015/BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Quy định về đào tạo thường xuyên.

Thông tƣ 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ tài Chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

* Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk quan tâm, chỉ đạo, cụ thể đã ban hành các văn bản nhƣ:

Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 10/8/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015.

Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND ngày 04/12/2011 củaUBND tỉnh Đắk Lắk về Ban hành quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề miễn phí cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Quyết định số 3276/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy định về chính sách ưu đãi sử dụng đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chỉ thị 02/2012/CT-UBND ngày 02/10/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năn 2020.

Quyết định số 285/2013/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về Ban hành kế hoạch thực hiện chương trình việc làm và dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015.

Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk, Ban hành quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

* Về phía huyện Krông Búk, trên cơ sở các văn bản quy định của cấp trên, huyện cũng đã ban hành một số văn bản về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhƣ:

Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 23/8/2004 của UBND huyện Krông Búk về việc thành lập Trung tâm dạy nghề huyện Krông Búk.

Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 21/9/2010 của UBND huyện Krông Búk về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Krông Búk đến năm 2020.

Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn huyện Krông Búk.

Ngoài ra, hàng năm huyện cũng đã ban hành các kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; văn bản kiện toàn lại Ban chỉ đạo thực hiện đề án 1956; báo cáo sơ kết hàng năm về đào tạo nghề cho LĐNT; …

2.2.2. Về tổ chức bộ máy nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Năm 2010, UBND huyện phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Krông Búk đến năm 2020”, trong đó đã xác định rõ việc ĐTN cho LĐNT đƣợc xem là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Quyết định cũng nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan QLNN trong công tác ĐTN cho LĐNT. Một trong những cơ quan thƣờng trực, tham mƣu trong công tác dạy nghề cho LĐNT đó là:

- Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội:

Hiện nay, Phòng Lao động TB và XH có 01 biên chế phụ trách công tác dạy nghề, tham mƣu về nghề phi nông nghiệp.

Là cơ quan thƣờng trực, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai Đề án trên địa bàn huyện, chủ trì phối hợp với phòng KH-TC, Phòng NN&PTNT tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn để trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; Hƣớng dẫn Ủy ban nhân dân

các địa phƣơng xây dựng kế hoạch, nhu cầu mở lớp ĐTN phù hợp cho LĐNT hàng năm; Kiểm tra, giám sát định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo với UBND huyện tình hình thực hiện Đề án; Chỉ đạo TTDN huyện tổ chức tốt các hoạt động dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện ; phối hợp với các công ty doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề định hƣớng phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay chƣa có biên chế về phụ trách công tác dạy nghề nông nghiệp, chỉ có phân công cán bộ kiêm nhiệm phụ trách.

Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Phòng LĐTB&XH, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp xây dựng danh mục nghề, chƣơng trình ĐTN các nghề nông, lâm, ngƣ nghiệp trình độ sơ cấp nghề ; phối hợp với các phòng ban thực hiện ĐTN cho LĐNT; định kỳ 6 tháng, hàng năm cho thƣờng trực Ban chỉ đạo để tổng hợp.

- Ngoài 02 phòng nêu trên là cơ quan chuyên môn, trực tiếp tham mƣu cho UBND huyện thì còn một số các cơ quan, phòng ban phối hợp tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề nhƣ: Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính – Ké hoạch, Phòng Giáo dục – Đào tạo, Ngân hàng chính sách Xã hội, Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao, Đài truyền thanh, UBND các xã và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện.

* Mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Hiện nay, trên địa bàn huyện Krông Búk có 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Hình thức đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo nghề lƣu động miễn phí trình độ sơ cấp và dƣới 03 tháng tại các thôn, buôn, nhà cộng đồng với nguồn vốn từ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia.

Cán bộ quản lý, giáo viên: với tổng số lƣợng cán bộ, viên chức và giáo viên là 10 ngƣời. Tuy với số lƣợng đội ngũ cán bộ ít, bố trí biên chế còn nhiều khó khăn, cán bộ quản lý lại thƣờng xuyên luân chuyển sang vị trí công tác mới nhƣng chất lƣợng cán bộ quản lý đều đảm bảo về tiêu chuẩn, năng lực.

2.2.3. Đầu tư các nguồn lực cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Về mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy nghề:

Để phục vụ cho sự nghiệp đào tạo nghề cho ngƣời lao động, trong những năm qua, cơ sở GDNN đã đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề. Trên cơ sở kế hoạch vốn của Trung ƣơng giao, UBND tỉnhđã phân bổ và giao kế hoạch vốn cho Sở Lao động – TBXH triển khai thực hiện theo đúng mục tiêu dự án, chỉ tiêu đƣợc giao. Kết quả đầu tƣ về huyện Krông Búk trong những năm qua: từ năm 2006 đến năm 2011: số vốn đƣợc giải ngân là 4.427.598.000 đồng (bốn tỷ bốn trăm hai mƣơi bảy triêu năm trăm chín mƣơi tám ngàn đồng chẵn), với 11 nghề đƣợc mua sắm là: May công nghiệp, Sửa chữa xe gắn máy, Sửa chữa máy nông nghiệp, Mộc dân dụng, Cơ khí, May dân dụng, Tin học, Điện dân dụng, Cơ điện lạnh, Điện tử dân dụng, Điện công nghiệp. Từ năm 2012 trở đi không đầu tƣ thêm kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy nghề.

- Về đầu tư xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất:

Năm 2004, Trung tâm dạy nghề đƣợc thành lập, trụ sở mƣợn tạm của nhà nƣớc để hoạt động. Năm 2008, trƣớc khi có Nghị định 07 chia tách huyện Krông Búk thành Thị xã Buôn Hồ và huyện Krông Búk mới, Trung tâm đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở mới với giai đoạn 1 có vốn đƣợc giải ngân là 3.900.000.000 đồng. Năm 2012, xây dựng giai đoạn 2,với số vốn giải ngân là 3.984.000.000 đồng.

Năm 2017, Trung tâm đƣợc đầu tƣ sơn sửa lại khu hiệu bộ của đơn vị với số vốn đƣợc giải ngân là 420.000.000 đồng.

- Về kinh phí đào tạo nghề:

Tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề từ năm 2013 đến năm 2017 là: 1.728.499.200 đồng, trong đó: kinh phí Trung ƣơng là 1.602.911.700 đồng, kinh phí địa phƣơng là 125.587.500 đồng, cụ thể đƣợc hỗ trợ qua các năm nhƣ sau: + Năm 2013: 373.095.000 đồng + Năm 2014: 326.426.200 đồng + Năm 2015: 332.221.000 đồng + Năm 2016: 164.130.000 đồng + Năm 2017: 542.627.000 đồng

Trong tổng kinh phí tổ chức đào tạo nghề từ năm 2013 đến năm 2017 thì chi phí trả thù lao cho giáo viên và ngƣời dạy nghề là:

+ Năm 2013: 123.891.000 đồng + Năm 2014: 111.060.000 đồng + Năm 2015: 117.360.000 đồng + Năm 2016: 21.600.000 đồng + Năm 2017: 125.163.000 đồng

2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề và tƣ vấn học nghề là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và công tác đào tạo nghề nói chung. Nội dung tuyên truyền:

+ Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

+ Danh mục nghề đào tạo; + Cơ hội việc làm sau đào tạo.

Công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề cho LĐNT, DTTS đã đƣợc địa phƣơng rất quan tâm. Cơ quan truyền thông tỉnh Đắk Lắk và Đài phát thanh huyện Krông Búk cũng đã đăng tải, phát sóng các bản tin, bài về ĐTN cho LĐNT tới tận bản làng, thôn xóm. Ngoài ra, huyện đã thành lập và duy trì hoạt động của Tổ thông tin đề án “ĐTN cho LĐNT” của huyện bao gồm các ban ngành và các thành viên liên quan.

Huyện đã tổ chức tuyên truyền về lĩnh vực giáo dục – dạy nghề, tiến hành tƣ vấn hƣớng nghiệp chuyên sâu cho học sinh khối 12 của cấp 3 trƣờng Trung học phổ thông và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Giai đoạn 2013-2017, UBND huyện đã cử nhiều lƣợt cán bộ tham gia học tập, bồi dƣỡng cho để làm nhiệm vụ tuyên truyền, tƣ vấn về việc làm, học nghề. Ngoài ra, các cấp hội đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ, Hội nông dân và Đoàn thanh niên cấp huyện, xã đã triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền tƣ vấn học nghề, việc làm.

Hoạt động thông tin tuyên truyền ĐTN, tƣ vấn học nghề và việc làm đã đƣợc triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dƣới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn qua đó góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về học nghề, giúp họ hiểu rõ chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia học nghề. Phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phƣơng.

2.2.5. Về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và đặc biệt xử lý vi phạm pháp luật về công tác đào tạo nghề là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc về công tác này. Đây là một nhiệm vụ đƣợc các cơ quan cấp trên và các đơn vị coi trọng, thực hiện có sự lồng ghép với công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực chuyên môn nói chung; cũng là một nhiệm vụ thƣờng xuyên,nhằm đảm bảo sự chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nƣớc.

Công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc tập trung vào các nội dung về thực hiện quy định của Luật dạy nghề và nay là Luật Giáo dục nghề nghiệp; các văn bản hƣớng dẫn thi hành,các quy định, chính sách của nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra sẽ tạo thêm niềm tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và ngƣời lao động tham gia học nghề đối với đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tạo sự công bằng, minh bạch, khách quan trong công tác dạy nghề, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà trƣờng trong sự nghiệp trồng ngƣời.

Trong giai đoạn 2013-2017, tỉnh và huyện đã thành lập các đoàn để kiểm tra, giám sát công tác ĐTN cho LĐNT tại địa phƣơng, cụ thể:

- Về phía tỉnh: hàng năm Thanh tra Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội và Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn) đều có đoàn kiểm tra thƣờng xuyên và đột xuất về công tác ĐTN cho LĐNT tại huyện Krông Búk.

Năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh có thành lập 01 đoàn giám sát công tác ĐTN cho LĐNT trên các địa bàn của tỉnh; UBND tỉnh thành lập đoàn thanh về việc thực hiện pháp luật dạy nghề tại 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Về phía huyện: hàng năm, Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát về công tác dạy nghề. Giao cho các xã

có tổ chức hoạt động dạy nghề trên địa bàn mình phải tổ chức giám sát thƣờng xuyên và báo cáo về UBND huyện.

Kết quả kiểm tra, giám sát trong giai đoạn 2013 – 2017 của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ sở GDNN đã không vi phạm những quy định về công tác đào tạo nghề, các chính sách về đào tạo nghề.

Tuy nhiên, hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề hàng năm chỉ tổ chức đƣợc từ 1 – 2 đợt kiểm tra tại cơ sở GDNN, nội dung kiểm tra hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá công tác tổ chức và thực hiện đào tạo nghề, chƣa đi sâu vào các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy phần nào cũng ảnh hƣởng tới chất lƣợng thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện quy định về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)