Kinh nghiệ mở một số địa phương trong việc thực hiện hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh đắk nông (Trang 53 - 57)

quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho Thanh niên

1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương

Đào tạo nghề đóng vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Việc đào tạo nghề rất đa dạng và khác nhau ở mỗi địa phương. Đắk Nông có thể học kinh nghiệm ở các địa phương và áp dụng có chọn lọc.

1.4.1.1. Tỉnh Bắc Giang

Để thực hiện Chương trình đào tạo nghề, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề; xây dựng Đề án đào tạo nghề tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt. Chỉ đạo quy hoạch mạng lưới, phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề; huy động các nguồn lực (gồm cả nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn lực tư nhân, xã hội hóa) để nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng chất lượng đội ngũ giáo viên; tham mưu, đề xuất bố trí kinh phí hàng năm cho công tác dạy nghề.

Đồng thời với việc triển khai đào tạo nghề, các ngành, các cấp mà nòng cốt là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã cùng với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên thường xuyên quan tâm đến công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Tiến hành tuyển dụng và đào tạo cán bộ quản lý dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kiện toàn bộ phận làm công tác quản lý đào tạo nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện; Tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn. Xây dựng quy định phối hợp quản lý đối với các cơ sở đào tạo nghề thuộc Bộ, ngành, hội, đoàn thể Trung ương, các tập đoàn kinh tế…

Từng bước thực hiện việc bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với các cơ sở đào tạo nghề công lập thuộc địa phương quản lý; xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước tại các cơ sở đào tạo nghề công lập; kêu gọi vốn đầu tư. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý về đào tạo nghề. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo nghề.

1.4.1.3. Tỉnh Đắk Lắk

Hiện Đắk Lắk có một số huyện, thị xã đã bố trí biên chế chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch dạy nghề cho

lao động trên cơ sở các đơn vị dạy nghề thống kê nhu cầu về số lượng và ngành nghề cần học để trình UBND tỉnh quyết định ban hành và phân bổ kinh phí thực hiện.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động trong nhiều hoạt động, đặc biệt là khâu tuyên truyền; triển khai thí điểm một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn gồm các nghề: Xây dựng dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, mây tre đan kỹ nghệ... Điển hình là mô hình trồng và khai thác nấm ở Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề; triển khai xây dựng các trung tâm và mua sắm thiết bị dạy nghề thực hiện đúng quy định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, cho đội ngũ giáo viên, người dạy nghề luôn được

Để giúp công tác đào tạo nghề có lộ trình phát triển bền vững và điều quan trọng hơn cả là người dân có tay nghề, việc làm và thu nhập ổn định, công tác kiểm tra, giám sát cũng được các cấp các ngành ở Đắk Lắk quan tâm.

1.4.2. Một số bài học rút ra có thể áp dụng vào tỉnh Đắk Nông

Đào tạo nghề không chỉ đơn thuần góp phần giải quyết nạn thất nghiệp cho thanh niên mà còn có ý nghĩa đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên tư tưởng xem nhẹ học nghề, coi trọng chữ nghĩa, các gia đình chỉ thích con em mình học đại học, cao đẳng còn khá nặng. Có thể nói rằng, các cấp chính quyền của tỉnh cần có những chương trình hành động nhằm thay đổi nhận thức mang tính lạc hậu, định kiến về học nghề, điều này là cơ sở, là tiền đề để phát triển sự nghiệp đào tạo nghề tiến tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nhà.

Gắn trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức đoàn thể đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên. Bố trí đội ngũ giáo viên cơ hữu cho các Trung tâm.

Xây dựng các bộ chương trình đào tạo nghề chung áp dụng cho tất các cơ sở dạy nghề.

Trước khi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị dạy nghề chủ đầu tư nên đi học tập kinh nghiệm của các tỉnh.

Ngoài nguồn vốn của Trung ương thì cần có sự đầu tư kinh phí của địa phương để nâng cao chất lượng dạy và học của các Trung tâm dạy nghề.

Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã đề xuất đào tạo các ngành nghề phù hợp với địa phương và có sự phối hợp với các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho thanh niên sau khi học nghề.

Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý Nhà nước đối với đào tạo nghề cho thanh niên là những bài học tham khảo quý đối với tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, mỗi địa phương đều có những điều kiện, hoàn cảnh riêng, có cách đi và mặt mạnh yếu khác nhau, vì vậy quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Đắk Nông cần tiếp thu có chọn lọc.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh đắk nông (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)