2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây nguyên. Trung tâm tỉnh Đắk Nông là thị xã Gia Nghĩa cách thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 125 km theo đường quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh); cách thành phố Hồ Chí Minh 245 km về phía nam theo quốc lộ 14; cách thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 180 km theo quốc lộ 28. Phía bắc và đông bắc Đắk Nông giáp với tỉnh Đắk Lắk, phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Phước, đồng thời phía tây tỉnh Đắk Nông giáp với tỉnh Muldulkiri, Vương Quốc Campuchia với chiều dài đường biên giới 130 km, qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đắk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup'răng thuộc huyện Tuy Đức. Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’nông, với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nước biển, cao nhất là ở dãy núi Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982 mét. (Nguồn: UBND tỉnh Đắk Nông).
Tỉnh Đắk Nông được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh mới là Đắk Nông và Đắk Lắk. Diện tích
tự nhiên của Đắk Nông 6514,38km2, dân số 572.300 người, mật độ dân cư 90
người/km2 và được phân bổ đồng đều tại 08 đơn vị hành chính cấp huyện (01
thị xã, 07 huyện), 71 đơn vị hành chính cấp xã (05 phường, 05 thị trấn, 61 xã). (Nguồn: UBND tỉnh Đắk Nông).
Khí hậu Đắk Nông chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây nguyên và đông nam bộ, chính vì vậy khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Nhiệt độ trung bình năm 22-23oC, nhiệt độ cao nhất 35oC, thấp nhất 14oC.
Thời tiết này phù hợp với phát triển cây trồng nhiệt đới lâu năm. Tuy nhiên, khí hậu Đắk Nông cũng có những mặt bất lợi là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.
Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp, thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện. Đất đai Đắk Nông khá phong phú và đa dạng, được chia thành 5 nhóm đất chính gồm nhóm đất xám, đất đỏ bazan, còn lại là đất đen bồi tụ. Đất nông nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích. Đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu ái về các khoáng sản như bôxit, sắt, chì,…
Đắk Nông, vùng đất có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như: Sử thi Đam San dài hàng ngàn câu, các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: Bộ đàn đá của người M'Nông (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), bộ chiêng đá được phát hiện tại huyện Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T’rưng, đàn K’lông pút, đàn nước, kèn, sáo... các danh lam thắng cảnh nổi tiếng để phát triển du lịch và dịch vụ với nhiều loại hình: Cụm thác Đray Sap, Gia Long, Liêng Lung, Hạ Long bay trên Tây Nguyên (Tà Đùng), hang động núi lửa Krông Nô mới được khám phá và đây là một trong những hang động núi lửa có
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên cho thấy Đắk Nông là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH, củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên còn có một số khó khăn nhất định như đất đai có diện tích rộng nhưng ít màu mỡ, khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ
2.1.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội
Với nét đặc trưng, giàu bản sắc về văn hóa, Đắk Nông còn là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH. Sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, KT-XH của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, phát triển khá toàn diện. Kinh tế tăng trưởng ở mức cao và liên tục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2010-2015 đạt 12,62%/năm; quy mô nền kinh tế tăng mạnh; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 36,48 triệu đồng. Phát triển kinh tế chủ đạo của Đắk Nông dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Đắk Nông có diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày lớn, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu hiện là cây trồng chiếm ưu thế, đóng góp chủ yếu vào cơ cấu GDP của tỉnh. Cà phê luôn được xác định là cây chiến lược, mũi nhọn cho xuất khẩu của tỉnh (sản phẩm cà phê luôn đóng góp lớn nhất cho giá trị ngành nông nghiệp, khoảng trên 60%). Diện tích cà phê năm 2013 là 116.106 ha, sản lượng 217,8 ngàn tấn nhân. Hồ tiêu, đem lại giá trị xuất khẩu lớn đứng thứ hai sau cà phê, năm 2013 diện tích tiêu là 10.435 ha, sản lượng đạt 15.317 tấn. Ngoài ra, Đắk Nông còn được biết đến với vụ cây ăn trái nổi tiếng: Sầu riêng, bơ, măng cụt…. kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 463,115 triệu USD, đạt 81.25% kế hoạch, trong đó, giá trị xuất khẩu của các loại nông sản, thực phẩm (cà phê đạt trên 167 triệu USD; hồ tiêu đạt trên 148 triệu USD, lạc sấy đạt 1,394 triệu USD, các sản phẩm cồn công nghiệp, trà, cao su và một số sản phẩm khác đạt 3,261
triệu USD). Các chương trình, đề án đầu tư phát triển KT-XH ngày càng có trọng tâm, trọng điểm góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đắk Nông đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về KT-XH, văn hóa, làm thay đổi cuộc sống của đại đa số người dân ở vùng đất giàu tiềm năng này. Tuy nhiên, Đắk Nông vẫn còn nhiều khó khăn: Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
2.1.2.2. Văn hoá - xã hội; khoa học và công nghệ
Quy mô giáo dục đào tạo tăng mạnh, mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng ở các cấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng có đông đồng bào DTTS. Cơ cấu đào tạo nghề có bước phát triển. Có thêm nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Cơ sở vật chất giáo dục, đào tạo được cải thiện đáng kể; từng bước thực hiện xóa phòng học tạm, phòng học mượn hoặc thiếu công trình vệ sinh, nước sạch. Trang thiết bị các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành cơ bản đáp ứng được việc dạy và học. Công tác xã hội hóa giáo dục bước đầu đạt một số kết quả, đã huy động được các nguồn lực xã hội góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng, năm 2015 đã có 83/356 trường (đạt 23.31%) đạt chuẩn ở các cấp học. Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS, phát triển trường chuyên và dạy nghề.
Hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên, cơ sở vật chất y tế được chú trọng đầu tư nâng cấp. Công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng, chất lượng điều trị và dịch vụ y tế được cải thiện; từng bước triển khai và mở rộng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Thực hiện đơn
kiện thuận lợi hơn cho các đối tượng chính sách xã hội khám bệnh, cấp thuốc bằng bảo hiểm y tế. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực, kịp thời; dịch bệnh được kiểm soát, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng. Mạng lưới y tế từ cấp tỉnh đến cơ sở được đầu tư nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; kinh nghiệm, năng lực, trình độ của đội ngũ y, bác sỹ được nâng cao. Năm 2015, tỷ lệ bác sỹ đạt 7.3/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh 15.1/vạn dân; xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 28.2%; tiêm chủng mở rộng đạt 95%; tốc độ tăng dân số tự nhiên 1.2%; trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 21%; tham gia bảo hiểm y tế đạt 71.5%. (Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông).
Các hoạt động văn hóa thông tin đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền giáo dục, thúc đẩy phát triển KT-XH và bảo vệ QPAN. Thiết chế văn hóa ở các cấp được tăng cường; các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thông, lịch sử được thực hiện tích cực; các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiếp tục được sưu tầm, bảo vệ. Các hoạt động VH-VN đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được phát triển nhiều nơi, đa dạng, phong phú. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được đẩy mạnh và phát triển rộng rãi. Hoạt động báo chí, phát thanh - truyền hình tiếp tục phát triển và được mở rộng, tỷ lệ phủ sóng đạt 100% (sóng quốc gia), chất lượng thông tin được nâng lên, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí.
Các chính sách xã hội được chăm lo thực hiện chu đáo. Công tác giảm nghèo, các chính sách đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ xã hội được điều chỉnh bổ sung kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội.
Thực hiện đồng bộ đề án giảm nghèo theo các hướng tập trung nguồn lực, xây dựng các giải pháp cụ thể, đầu tư có trọng điểm nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững; đặc biệt đối với địa bàn còn nhiều khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Công tác đào tạo nghề ngày càng được chú trọng và gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo. Các cơ sở dạy nghề từng bước được đầu tư hoàn thiện, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên. Giai đoạn 2011-2015, đào tạo nghề hơn 19.000 lượt người, giải quyết việc làm hơn 90.000 lượt người. Đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần đồng bào DTTS được nâng cao; bộ mặt buôn, bon có nhiều thay đổi, tiến bộ. Các dân tộc ngày càng đoàn kết, giúp nhau vươn lên xóa đói, giảm nghèo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quản lý theo pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; các chức sắc, tín đồ tôn giáo hoạt động đều thực hiện theo pháp luật và giáo luật; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được triển khai thực hiện tốt; công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được xã hội quan tâm; công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã được đẩy mạnh, phục hồi sau cai nghiện đã được quan tâm…
Khoa học và công nghệ có những bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. Vai trò KH-CN ngày càng được khẳng định. Các tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến được áp dụng ngày càng nhiều vào sản xuất, đời sống, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Tiềm lực KH-CN từng bước được tăng cường, củng cố; một số chính sách thu hút nguồn nhân lực trên lĩnh vực KH- CN của tỉnh được ban hành. Đội ngũ trí thức không ngừng tăng lên số lượng, chất lượng.
cấp học; chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp; đầu tư chưa hợp lý, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Nguồn lực y tế còn thiếu và yếu, đặc biệt là thiếu bác sỹ tuyến xã, thiếu cán bộ chuyên khoa đầu ngành; chất lượng các dịch vụ y tế còn thấp. Các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu, xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu; quy hoạch và xây dựng hạ tầng VHVN, TDTT chưa kịp thời, đồng bộ; số lượng báo chí phát hành còn ít, chất lượng còn hạn chế. Công tác giảm nghèo chưa bền vững, đời sống một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn khó khăn; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho vay vốn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách chưa thật tốt. KH-CN phát triển chậm, ứng dụng tiến bộ vào sản xuất, đời sống còn hạn chế; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật thiếu và yếu. Tất cả điều đó nói lên tính đa dạng, phức tạp về văn hoá - xã hội và KH-CN còn nhiều khó khăn và đương nhiên, nó có tác động lớn đến công tác ĐK, THTN các dân tộc ở tỉnh Đắk Nông cả mặt tích cực và tiêu cực.
2.1.3. Tình hình Thanh niên tỉnh Đắk Nông
Tổng số TN của tỉnh Đắk Nông là 159.706 người, chiếm 27.91% dân số và gần 55% lực lượng lao động của tỉnh. Đây là lực lượng lao động hùng hậu và có tác động lớn đến các hoạt động phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó: TN nông thôn 96.771 người chiếm 60.6%; TN đô thị 18.675 người chiếm 11.7% ; TN lực lượng vũ trang 8.840 người chiếm 5.5%; TN công nhân, công chức, viên chức 15.792 người chiếm 9.9%; TN học sinh, sinh viên 19.628 người chiếm 12.3%; TN DTTS 29.214 người chiếm 18.3%; TN tín đồ tôn giáo 40.156 người chiếm 25.1%; Nữ TN 70.271 người chiếm 46%.
Xác định TN là lực lượng xung kích cách mạng, có vị trí quan trọng, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn, các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội luôn quan tâm, tạo điều kiện để TN phát triển tốt nhất. TN có nhiều điều kiện thuân
lợi để phát huy năng lực, trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt. Tình hình tư tưởng của TN nhìn chung ổn định, tin tưởng và hăng hái tham gia vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng.
Trong những năm vừa qua, ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, công tác đào tạo nghề cho thanh niên đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Nông quan tâm chỉ đạo, cụ thể đã ban hành các văn bản như: Chương trình phát triển TN tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 - 2020 và được cụ thể hóa tại Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh; Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề
cho lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020;Chỉ thị số 10-CT/TU
ngày 07/3/2012 của Tỉnh ủy về việc “Tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo
nghề cho lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông”; Quyết định số 840/2012/QĐ-