Quan điểm, mục tiêu về phát triển dạy nghề và dự báo nhu cầu dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh đắk nông (Trang 93)

dạy nghề tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

3.2.1. Định hướng của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020

Theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt nam thời kỳ 2011 - 2020, các định hướng phát triển nguồn nhân lực liên quan đến đào tạo nghề như sau:

3.2.1.1. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phục vụ cho đào tạo nguồn nhân lực nói chung trong đó chủ yếu phục vụ cho đào tạo nguồn nhân lực trẻ phát triển nhanh, rộng khắp, bao gồm: Các trường, trung tâm dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, các Bộ, ngành khác và UBND tỉnh Đắk Nông quản lý; các cơ sở khác có tham gia dạy nghề (các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, các doanh nghiệp...) ở các loại hình công lập. Theo quy định của Luật Dạy

nghề, mạng lưới dạy nghề đã chuyển đổi từ dạy nghề 2 cấp trình độ (dài hạn, ngắn hạn) sang dạy nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 21 cơ sở dạy nghề, trong đó có 02 trường cao đằng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác có tham gia dạy nghề. Đoàn TN có trung tâm giới thiệu việc làm TN tham gia đào tạo nghề cho TN. Từ năm 2011 đến năm 2015 các cơ sở dạy nghề toàn tỉnh Đắk Nông đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho đối tượng là TN được hơn 20 nghìn người.

3.2.1.2. Đầu tư của Nhà nước cho công tác đào tạo nghề

Ngân sách Nhà nước và kinh phí xã hội hóa của tỉnh Đắk Nông đầu tư cho công tác dạy nghề ngày càng tăng chiếm trung bình khoảng 7% tổng ngân sách chi cho Giáo dục và đào tạo, trong đó ngân sách chi dạy nghề cho lao động nông thôn, cho người tàn tật, đối tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dạy nghề cho các TN sau cai nghiện ma tuý, bộ đội xuất ngũ chiếm tỉ trọng đáng kể và tăng dần theo từng năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh từng bước được nâng cấp và hiện đại hoá. Nhìn chung đại bộ phận các cơ sở dạy nghề và tham gia dạy nghề đã được nâng cấp một bước về trang thiết bị các thiết bị dạy nghề nhằm tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu thực hành của người học, nhiều trường đã có thư viện, phòng thí nghiệm để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng dạy nghề

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, lực lượng lao động trong độ tuổi TN đã và đang bộc lộ những bất cập: Số chưa qua đào tạo còn nhiều theo thống kê có gần 70% trên tổng số độ tuổi lao động của tỉnh chưa qua đào tạo trong đó gần 80% TN trong độ tuổi từ 20 đến 24 tuổi khi tham gia thị trường

khâu, quy trình nhất định, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của nhiều TN còn yếu, nhất là TN nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB và XH tỉnh Đắk Nông, thì hiện nay đào tạo nghề cho TN chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng), trình độ nghề sơ cấp là chủ yếu tuy nhiên nhìn chung chất lượng dạy nghề nói chung, dạy nghề cho TN nói riêng ngày càng được nâng lên, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp, số học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp chiếm tỉ lệ cao, một số nghề đã đáp ứng được thị trường lao động chất lượng cao cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn. Nhiều TN thông qua học nghề đã tự tìm và tạo việc làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đối với học sinh tốt nghiệp ở các trường nghề, tỉ lệ tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm chiếm khoảng từ 70% đến 90%. Trong đó, nhiều nghề có tỉ lệ việc làm đạt trên 90%, đặc biệt một số nghề là đạt 100% như cơ điện tử, công nghệ thông tin, hàn, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản...

3.2.1.4. Chính sách đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù

Trong những năm qua số TN tham gia tuyển sinh vào học trong các trường nghề, số TN qua đào tạo nghề tăng lên; số TN nông thôn, bộ đội xuất ngũ, TN dân tộc thiểu số, TN khuyết tật, tàn tật được học nghề và hỗ trợ học nghề cũng tăng theo từng năm. TN lực lượng vũ trang được quan tâm hướng dẫn hỗ trợ học nghề trong quá trình tại ngũ, trợ vốn học nghề và giải quyết việc làm khi xuất ngũ. Một vài đơn vị bước đầu đã tham mưu đề án, chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đoàn viên TN phục vụ có thời hạn trong quân đội, công an; dạy nghề cho TN sau cai nghiện, TN khuyết tật cũng được quan tâm thực hiện tốt.

3.2.2. Quan điểm mục tiêu về phát triển dạy nghề và dự báo nhu cầu dạy nghề tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt nam thời kỳ 2011 - 2020.

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW Hội nghị lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;

- Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 07/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông.

- Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.

- Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về việc quy định Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động kỹ thuật trình độ trung cấp nghề trở lên và giáo viên dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn

Dựa trên những căn cứ trên UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động TN nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 như sau:

3.2.2.1. Phương hướng, mục tiêu

* Phương hướng

Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo tính hài hoà về cơ cấu, từng bước cân đối theo từng ngành, lĩnh vực, làm cơ sở phát triển mạnh đào tạo nghề giai đoạn tiếp theo.

Tích cực huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện, năng lực triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề.

Thực hiện các biện pháp mạnh, đồng bộ trong quá trình chỉ đạo, tổ chức điều hành triển khai thực hiện. Tập trung nguồn lực của Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, huy động các nguồn lực từ xã hội hoá, doanh nghiệp và kêu gọi đầu tư từ nước ngoài và tổ chức quốc tế đầu tư lĩnh vực dạy nghề.

* Mục tiêu chủ yếu cụ thể

- Phấn đấu có trên 1.000 giáo viên, trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy nghề đạt trên 80% là trình độ đại học, nghiệp vụ sư phạm và có khả năng truyền đạt kiến thức đáp ứng yêu cầu giảng dạy; đội ngũ QLNN đạt 10% trên đại học; 10% trình độ khác. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn vào năm 2020.

- Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thực hành đảm bảo về số lượng, chất lượng, hiện đại và cùng chủng loại. Phấn đấu 100% máy móc luyện kỹ năng, máy thực hành, thực tập tại các cơ sở đào tạo nghề đạt yêu cầu, đáp ứng người học và 100% đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cho xuất khẩu lao động.

- Đào tạo nghề cho TN cả giai đoạn là 19.000 người (bình quân đào tạo nghề đạt khoảng 3.800 người/năm và giải quyết việc làm hoặc tự tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động qua đào tạo nghề; phấn đấu 100% TN sau đào tạo được bố trí, sử dụng vào đúng ngành, nghề đã được học), trong đó đào tạo trình độ

cao đẳng nghề 5%, trung cấp nghề 7.5%, sơ cấp nghề 37.5% và dạy nghề dưới 3 tháng 50%.

- Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề cho cả giai đoạn bình quân đạt khoảng trên 70% và tỷ lệ lao động là TN qua đào tạo nghề đạt khoảng 40%, trong đó phấn đấu chuyển dịch dần cơ cấu đào tạo như sau: Khoảng 40% TN học các nghề để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khoảng 60% TN học các nghề phi nông nghiệp để chuyển đổi ngành nghề tại chỗ, cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cho xuất khẩu lao động.

3.2.2.2. Nhiệm vụ, biện pháp thực hiện kế hoạch

* Phát triển quy mô dạy nghề

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập hiện có đủ năng lực dạy nghề theo thiết kế, giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức dạy nghề. Thực hiện tốt quy định hỗ trợ để các trường trung ương trên địa bàn, các cơ sở dạy nghề tư thục tham gia dạy nghề.

* Thực hiện bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng dạy nghề - Xác định nghề đào tạo.

Căn cứ các nghề được Bộ LĐ-TB&XH xác định trên địa bàn tỉnh với 18 nghề trọng điểm, trong đó: 4 nghề đạt tiêu chuẩn khu vực ASEAN, 14 nghề đạt tiêu chuẩn quốc gia. Các trường, trung tâm khảo sát nhu cầu thị trường lao động để lựa chọn các nghề phổ biến và nghề đặc thù của địa phương. Đối với Trường cao đẳng nghề lựa chọn 4 đến 5 nghề phổ biến, trung cấp nghề 3 đến 4 nghề phổ biến; các trung tâm dạy nghề lựa chọn có 5 nghề phổ biến và 4 nghề đặc thù của địa phương.

- Xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề.

hướng tích hợp, sát với thực tế và yêu cầu người sử dụng lao động.

Biên soạn giáo trình, học liệu phục vụ cho tổ chức đào tạo nghề, xây dựng thư viện để học sinh, sinh viên nghiên cứu, tham khảo.

- Lập dự án và tổ chức đầu thầu trang thiết bị dạy nghề.

Lập dự án đầu tư mới hoặc bổ sung trang thiết bị dạy nghề đáp ứng yêu cầu của chương trình dạy nghề, tổ chức đầu tư các trang thiết bị bảo đảm chất lượng, không lãng phí, sử dụng có hiệu quả trong đào tạo nghề.

- Bổ sung số lượng, tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các cơ sở dạy nghề.

Bổ sung cho các cơ sở dạy nghề công lập thuộc tỉnh quản lý 641 cán bộ, giáo viên dạy nghề, trong đó: Cán bộ, viên chức 69 người, giáo viên cơ hữu 544 người, giáo viên và lao động hợp đồng 28 người.

Đào tạo dự nguồn: Lựa chọn từ 10 đến 15 giáo viên trẻ, có năng lực quan lý đào tạo hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề đạt chuẩn khu vực ASEAN.

100% lãnh đạo trong Ban giám hiệu Trường cao đẳng nghề, Trường trung cấp nghề, Ban giám đốc trung tâm dạy nghề, trưởng, phó các phòng, khoa chuyên môn, tổ chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng quản lý dạy nghề.

Cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề các nghề trọng điểm khu vực, các nghề trọng điểm quốc gia đạt chuẩn theo quy định của từng nghề đó.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên, đến năm 2020 có 100% giáo viên dạy nghề dạy được tích hợp (cả lý thuyết và thực hành).

- Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề và thành lập Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

Đến năm 2020, các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và 30% trung tâm dạy nghề được kiểm định chất lượng dạy nghề.

thuật và đội ngũ kiểm định viên để trên địa bàn có từ 2 đến 3 Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

* Tập trung phân luồng học sinh sang học nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề với giới thiệu việc làm

- Tập trung phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề. Thực hiện giảm chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT để còn nguồn học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm Quy định hỗ trợ học phí cho đối tượng học trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở đào tạo, dạy nghề trong việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp; thường xuyên đăng tải trên trang Website Lao động việc làm tỉnh Đắk Nông để người lao động chủ động biết và lựa chọn vào làm việc tại các doanh nghiệp.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động có nghề trước khi xuất lao động. Bổ sung nhiệm vụ xuất khẩu lao động cho trung tâm giới thiệu việc làm.

* Tăng cường công quản lý

- Hướng dẫn và tổ chức triển khai kịp thời các quy định pháp luật về dạy nghề, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh việc thực hiện các chính sách và pháp luật về dạy nghề.

- Triển khai các Quyết định, đề án, dự án đã được phê duyệt đúng tiến độ; quản lý các chương trình, dự án bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu của từng chương trình, đề án, dự án.

ánh đúng năng lực của các cơ sở dạy nghề.

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện trong đào tạo nghề “Dạy người, dạy nghề”, các hoạt động hội thi, hội thao, công tác HS-SV trong các cơ sở dạy nghề.

3.3. Nguyên tắc, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho Thanh niên ở tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới

3.3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Đào tạo nghề là một trong các biện pháp quan trọng để GQVL cho lao động. Vấn đề đào tạo nghề được thể hiện trong các chiến lược, kế hoạch, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh Đắk Nông. Vì vậy, để công tác QLNN về đào tạo nghề cho TN đạt hiệu quả cao cần phải đưa ra các giải pháp. Việc đưa ra các giải pháp cần căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh đắk nông (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)