7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân
nhân dân tỉnh Phú Yên
3.2.1. Hoàn thiện thể chế về giải quyết khiếu nại hành chính
- Đối với cơ quan nhà nước ở Trung ương.
Đối với các cơ quan ở Trung ương cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại hành chính trong đó có sự cần thiết phải sửa đổi Luật
Nghị quyết số 48/NQ-TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng năm 2020 đã xác định “hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước toà án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời đảm bảo tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính”.
Pháp luật về khiếu nại hành chính hiện nay còn nhiều bất cấp, chưa rõ ràng. Ví dụ, Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 cùng đưa ra định nghĩa về quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng của khiếu nại. Tuy nhiên Luật Tố tụng hành chính năm 2015 xác định phạm vi quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại rộng hơn sơ với Luật Khiếu nại. Luật Khiếu nại hiện nay quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai trong các hoàn cảnh cụ thể nhưng tối đa cũng không quá 70 ngày nhưng lại không quy định chế tài xử lý đối với những người có trách nhiệm trong trường hợp quá hạn mà không giải quyết. Trong khi đó, hễ hết thời hiệu khiếu nại mà người dân chưa kịp gửi đơn, các cơ quan hành chính nhà nước đã viện vào đó để không thụ lý. Hoặc để các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh thì cần phải có cơ chế để bảo đảm các quyết định này được thi hành trên thực tế. Việc xác định rõ cơ chế bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật sẽ góp phần khắc phục tình trạng nhiều quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đúng quy định của pháp luật, hợp lý, hợp tình, song quá trình thực hiện bị kéo dài hoặc không được thực hiện đến nơi, đến chốn… Với nhiều hạn chế của pháp luật hiện nay thì vấn đề tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính hiện nay thì yêu cầu tất yếu là phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khiếu nại
nhất là Luật Khiếu nại 2011. Riêng Luật khiếu nại cần sửa đổi hướng vào các nội dung sau:
+ Quy định rõ hơn về khái niệm quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
+ Quy định thống nhất về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Tổ chức, cơ quan giải quyết khiếu nại (Khoản 1 Điều 7) hay cá nhân người đứng đầu cơ quan tổ chức giải quyết khiếu nại (Điều 17 đến Điều 26).
+ Quy định thống nhất về trình tự khiếu nại tại Khoản 1 Điều 7 và tại Khoản 2 Điều 18 để phù hợp thực tế.
+ Quy định khi giải quyết khiếu nại lần đầu chỉ hướng dẫn người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án không hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan giải quyết cấp trên để giải quyết dứt điểm vụ việc, không còn vụ việc tồn đọng vì đã có phán quyết của cơ quan Tòa án.
+ Bổ sung quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp cơ quan giải quyết khiếu nại không thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại như: không có văn bản thụ lý, thông làm việc với người khiếu nại, không tổ chức đối thoại…
+ Bổ sung quy định về hiệu lực pháp luật của quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Quy định thống nhất về thời hạn thụ lý, giải quyết trong Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành là “ngày” hay “ngày làm việc”.
- Đối với tỉnh Phú Yên
Đối với hoạt động xây dựng thể chế về khiếu nại của chính quyền địa phương tỉnh, cần rà soát lại các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong các văn do tỉnh ban hành cho phù hợp, thống nhất với các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Đặc biệt cần chuẩn hóa được thủ tục giải quyết
định số 3164/QĐ-TTCP ngày 26/12/2017 về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ). Căn cứ Quyết định số 3164/QĐ-TTCP, UBND tỉnh Phú yên đã ban hành Quyết định 968/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2018 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân, xử lý đơn, phòng chống tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên cần quy định thêm thủ tục giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh để phù hợp với Quyết định số 3164/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ và các quy định về quy trình thủ tục hành chính được ban hành trong những năm gần đây, đó cũng là sự bổ sung thêm căn cứ pháp lý quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức liên quan trong giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND.
Xây dựng được hệ thống pháp luật tốt là tiền đề xây dựng nhà nước pháp quyền. Pháp luật dù tốt thế nào nhưng nếu không được thực hiện thì pháp luật cũng chỉ “nằm trên giấy”. UBND tỉnh Phú Yên cần nhanh chóng và thực hiện đầy đủ cụ thể hóa các văn bản của cấp trên để làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết khiếu nại ở địa phương.
3.2.2. Tăng cường tổ chức thực hiện giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
3.2.2.1. Về tổ chức bộ máy
Trước hết cần nâng cao vai trò của Ban tiếp công dân, Phòng nội chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan tham mưu trong giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Ban Tiếp công dân tỉnh ngoài thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định thì trong giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Ban tiếp công dân tỉnh thực hiện tiếp công dân thường xuyên đến khiếu nại tại
Trụ sở tiếp công dân tỉnh; làm đầu mối, giúp các cơ quan; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định; phân loại, xử lý đơn khiếu nại được gửi trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh hoặc qua đường bưu điện; xử lý đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các buổi tiếp công dân định kỳ; hướng dẫn, chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đối với đơn đã tiếp nhận nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với những đơn, vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
Phòng nội chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh ngoài thực hiện các nhiệm vụ khác còn thực hiện theo dõi, tham mưu lĩnh vực phòng chống tham nhũng và lãng phí; công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Trong giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh thì đây là bộ phận trực tiếp tổng hợp các kết quả tham mưu giải quyết khiếu nại của thủ trưởng các sở, ngành, giúp Chánh Văn phòng dự thảo các quyết định giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết khiếu nại.
Có thể nói đây là hai bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đúng pháp luật, có hiệu quả thì phải dựa vào đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu. Do đó, cần chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hai đơn vị này nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Về lâu dài cần đổi mới tổ chức các cơ quan giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh cho hiệu quả hơn. Các cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét đến phương án đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban tiếp công dân trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh hiện nay theo hướng xây dựng bộ phận này thành bộ phận chuyên trách giúp UBND tỉnh giải quyết khiếu nại. Với sự đổi mới này có thể tạo sự thông suốt, khép kín các công việc, công đoạn của quy trình giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh từ đó cắt bớt được các khâu trung gian, rút ngắn thời gian trong toàn bộ quy trình giải quyết từ đó đảm bảo được thời hạn giải quyết khiếu nại đồng thời tạo sự thống nhất cho công tác chỉ đạo giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh, đề cao trách nhiệm của cá nhân phụ trách từng khâu, từng việc và cho cả quá trình, khắc phục được tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, dây dưa, kéo dài trong quá trình giải quyết. Mô hình này cũng khắc phục được hạn chế đó là không gắn mục đích tiếp công dân với giải quyết khiếu nại cho công dân, tổ chức (bộ phận tiếp công dân tách bạch với bộ phận tham mưu thụ lý, giải quyết), tạo sự gần gũi giữa người giải quyết khiếu nại và người khiếu nại. Đây là mô hình tổ chức làm việc tạo ra tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao, tác động tích cực đến hiệu lực, hiệu quả của quy trình giải quyết khiếu nại. 3.2.2.2. Trách nhiệm tiếp công dân, giải trình và giải quyết khiếu nại của lãnh đạo UBND tỉnh.
Tiếp tục thực hiện trách nhiệm tiếp công dân của lãnh đạo UBND tỉnh theo tinh thần phục vụ và cầu thị. Quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 35- CT/TW năm 2014 của Bộ Chính trị, Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của tỉnh có liên quan. Tại các buổ tiếp công dân định kỳ thì lãnh đạo UBND tỉnh (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh) sẽ đối thoại, trao đổi, giải thích, tiếp thu, trả lời ý kiến, kiến nghị của nhân dân hoặc sẽ giao cơ quan chuyên môn trực
tiếp trả lời và báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo. Việc đối thoại kết hợp việc làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo với công tác vận động, thuyết phục công dân chấp hành quy định pháp luật, không để phát sinh tình hình phức tạp… Sau các buổi đối thoại, địa phương đều có thông báo kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện các ý kiến, kiến nghị của tổ chức, cá nhân. Đồng thời làm cơ sở cho việc chỉ đạo, xử lý, giải quyết kịp thời khiếu nại của công dân.
Theo quy định tại các Điều 12, Điều 13, Điều 15 của Luật Tiếp công dân (2013) thì Chủ tịch UBND các cấp ngoài việc tiếp công dân đột xuất thì riêng với Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 01 ngày trong 01 tháng, Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện ít nhất 02 ngày trong 01 tháng, Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở UBND cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần. Như vậy số lượt tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND các cấp là không nhiều. Tuy nhiên tình trạng thường xuyên ủy quyền cho cấp phó thực hiện tiếp công dân là chưa đúng với trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND các cấp theo quy định của Luật Tiếp công, trong khi mong muốn của người khiếu nại, tố cáo là được tiếp xúc, được trình bày thấu đáo vụ việc và được thấy trách nhiệm giải trình, giải quyết vụ việc khiếu nại của người đứng đầu địa phương.
Bên cạnh việc tiếp công dân định kỳ thì trong những trường hợp cần thiết lãnh đạo UBND cần thực hiện tiếp công dân đột xuất theo Quyết định 06/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh bao gồm các trường hợp: Vụ việc đã quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo do lỗi của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc quyền quản lý khi thi hành công vụ nhưng không được giải quyết; Vụ việc tồn đọng, phức tạp, đông người, kéo dài, đã được nhiều cấp, nhiều ngành giải
quyết nhưng vẫn chưa có kết luận giải quyết; Tiếp công dân theo chỉ đạo của cấp trên, của Cấp ủy hoặc tiếp công dân theo đề xuất của Trưởng Ban tiếp công dân hoặc cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tiếp công dân theo đề nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và Đại biểu Hội đồng Nhân dân.
3.2.2.3. Tỉnh Phú Yên thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý của chính quyền địa phương
Xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo là điều mà chúng ta đang hướng đến. Do đó, việc công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nhất là các chính sách liên quan đến quyền lợi của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số nội dung cần đảm bảo công khai theo Điều 10 của Luật Phòng, chống tham nhũng (2018) như: việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân; việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.... Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai cần công khai cho nhân dân về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, các quy định về giá đất, đền bù, giải phóng mặt bằng để người dân nhanh chóng tiếp cận không để kẻ xấu lợi dụng kích động khiếu nại làm phức tạp tình hình. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được thực hiện đúng trình tự, nội dung pháp luật quy định và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Việc giao đất, cho thuê đất phải được thực hiện đúng pháp luật, đáp ứng kịp thời nhu cầu và thu hút các dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đặc biệt là đối với các dự án sử dụng đất rừng để đầu tư. UBND tỉnh cần kiên quyết xử lý theo quy định đối với những dự án không thực hiện đúng cam kết,
lãng phí tài nguyên, giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở những vướng mắc, tranh chấp, khiếu kiện đất đai của các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi; bàn giao mặt băng kịp thời, đúng tiến độ cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện chính quyền điện tử theo Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới phương thức làm việc phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng