Những yếu tố tác động đến hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh phú yên (Trang 33 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những yếu tố tác động đến hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính của

của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Hệ thống chính sách, pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Đó là các quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể, khách thể, đối tượng của khiếu nại, nguyên tắc, quy trình, thủ tục liên quan đến giải quyết khiếu nại hành chính.

Cơ sở pháp lý là yếu tố tác động quan trọng nhất quyết định đến hoạt động giải quyết khiếu nại. Việc tuân thủ các quy định pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu trong giải quyết khiếu nại hành chính là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện quyền khiếu nại của người dân và giải quyết khiếu nại theo cơ chế hành chính. Giải quyết tốt khiếu nại hành chính theo thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện nhằm bảo đảm quyền khiếu

tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, phát hiện những sai phạm, yếu kém trong quản lý để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, củng cố các điều kiện để có thể giải quyết vụ việc khiếu nại theo thủ tục tư pháp. Tuy nhiên pháp luật về khiếu nại hiện nay còn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, thiếu thống nhất đã có tác động rất lớn dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại hành chính của UBND cấp tỉnh, tạo ra nguy cơ bị tiếp khiếu, tạo thành một vòng luẩn quẩn trong giải quyết khiếu nại, làm giảm hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính nói chung. Vì vậy, cần có sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về quyền khiếu nại của công dân và hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước hiện nay

- Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện nay các địa phương đều có những kế hoạch, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương mình như phát triển các khu đô thị tập trung, các dự án đầu tư lớn trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp làm cho nhủ cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng tăng nhanh, khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai ngày càng nhiều.

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc chung sống dải khắp các vùng, miền, địa phương trên cả nước, đồng bào dân tộc thiểu số thường sống ở khu vực trung du và miền núi, điều kiện sống còn khó khăn, dễ bị lôi kéo, kích động. Bên cạnh đó còn số lượng lớn dân số các địa phương là các tín đồ tôn giáo của các tôn giáo khác nhau nên công tác giải quyết khiếu nại bị tác động rất lớn của đặc điểm này.

- Năng lực của cán bộ công chức.

Năng lực của cán bộ, công chức là thuật ngữ chỉ khả năng thể chất và trí tuệ của cán bộ, công chức trong việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như kiến

thức, kỹ năng, thái độ, hành vi để thực hiện công việc được giao. Năng lực cán bộ, công chức còn bao hàm khả năng kết hợp hài hòa các yếu tố trên trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu có năng lực tốt, có kiến thức pháp luật, có chuyên môn, có kỹ năng sẽ là lực lượng hỗ trợ cho quá trình giải quyết khiêu nại đạt hiệu quả cao.

- Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết khiếu nại.

Việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh được giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tham mưu giải quyết. Căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại Chủ tịch UBND tỉnh có thể giao cho Chánh Thanh tra tỉnh hoặc giao Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh tỉnh xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết. Sự phối hợp của các cơ quan này tác động lớn đến hoạt động xác minh, đối thoại, tham mưu giúp Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết khiếu nại chính xác, đúng pháp luật.

- Nhận thức pháp luật của người dân về khiếu nại hành chính.

Khiếu nại là phương thức để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Việc nhận thức đúng và đủ các quy định của pháp luật khiếu nại sẽ giúp cho công dân sử dụng đúng quyền khiếu nại và quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết khiếu nại. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại của của công dân góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, nâng cao trách nhiệm của mình khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, giảm tỉ lệ khiếu nại sai, khiếu nại nhiều lần, khiếu nại vượt

xã hội. Với ý nghĩa đó thì các địa phương cần phải chú trọng tới việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các đối tượng khiếu nại thông qua các hình thức: tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, cấp phát miễn phí tài liệu tìm hiểu pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, giải quyết khiếu nại… Nội dung này cần được thực hiện ngay ở cơ sở và bằng nhiều biện pháp khác nhau.

- Sự tham gia của xã hội vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính.

Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng và các cá nhân, cộng đồng….tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính thể hiện thông qua việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức nhà nước giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước theo yêu cầu của công dân; giám sát việc giải quyết khiếu nại trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật trên địa bàn dân cư. Phối hợp với các cơ quan nhà nước tiến hành các cuộc đối thoại, hòa giải từ cơ sở, và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước.

Thực tiễn cho thấy Mặt trận Tổ quốc đã hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khiếu nại, đồng thời phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong rất nhiều việc khiếu nại ngay tại cơ sở. Việc tham gia giải quyết khiếu nại hành chính của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuy không mang tính chuyên nghiệp như các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan chức năng khác nhưng có nhiều ưu thế trong việc phát huy vai trò tích cực và thu hút sự tham gia rộng rãi của các tổ chức đoàn thể, công dân và toàn xã hội trong việc giám sát và tham gia công tác giải quyết khiếu nại hành chính.

Ngoài Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thì sự tham gia của các chủ thể khác như: Sự tham gia của luật sư đã góp phần làm cho việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại tuân theo quy định của pháp luật, bên cạnh việc tư vấn

các vụ việc cụ thể các luật sư còn tuyên truyền pháp luật cho công dân về quyền và nghĩa vụ của công dân và các cơ quan chức năng trong khiếu nại; Báo chí là kênh thông tin quan trọng truyền đạt tâm tư, bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân đến với Đảng, với các cơ quan công quyền của Nhà nước, báo chí chủ động tham gia đấu tranh tích cực với các hiện tượng tiêu cực từ công tác giải quyết khiếu nại, vi phạm Luật Khiếu nại...

Kết luận Chương 1

Những quy định của pháp luật quy định về quyền khiếu nại của công dân là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếu khiếu nại hành chính là câu hỏi của công dân, tổ chức về tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thì hoạt động giải quyết khiếu nại giúp trả lời câu hỏi trên và là cơ hội để nhà nước xem xét lại hoạt động quản lý của mình. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một kênh thông tin có giá trị chân thực, khách quan phản ánh hoạt động của quyền lực nhà nước, là nguồn thông tin quan trọng được cơ quan nhà nước tiếp nhận, xử lý góp phần tích cực vào hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Với những nội dung đã trình bày ở trên, tác giả cố gắng làm rõ cơ sở lý luận về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính, những yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại hành chính. Những nội dung này được tác giả nghiên cứu trong phạm vi hẹp với chủ thể chính là công dân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời làm rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnh là cơ sở cho những phân tích và đánh giá ở những nội dung trong phần sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh phú yên (Trang 33 - 38)