Khái quát tình hình khiếu nại hành chính của tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh phú yên (Trang 38 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát tình hình khiếu nại hành chính của tỉnh Phú Yên

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, diện tích đất tự nhiên là5.060km2. Phú Yên là miền đất có lịch sử khá lâu đời với truyền thống phong phú và đa dạng, có nhiều tộc người chung sống.

- Tình hình khiếu nại ở tỉnh Phú Yên.

Trong thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư, hợp tác để khai thác các lợi thế của địa phương với nhiều dự án như: Hầm đường bộ đèo Cả, đèo Cù Mông, khu đô thị Nam TP.Tuy Hòa, dự án Nhà máy điện mặt trời, dự án Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghệ cao... đã ảnh hưởng đến việc làm ăn, sinh sống của một bộ phận dân cư. Cùng với những bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực khác nhau nên số lượng đơn thư khiếu nại vẫn còn nhiều. Năm 2016, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cơ quan hành chính các cấp ở địa phương đã tiếp nhận 2.842 đơn, trong đó có 1.693 đơn có nội dung khiếu nại. Năm 2017, cơ quan hành chính các cấp ở địa phương đã tiếp nhận 2.080 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì trong đó có 1.372 đơn có nội dung khiếu nại (giảm 19% so với cùng kỳ năm trước). Năm 2018, cơ quan, đơn vị tiếp nhận 2.481 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong đó có 1.383 đơn có nội dung khiếu nại. Trong 9 tháng đầu năm 2019, các địa phương đơn vị tiếp nhận 831 đơn khiếu nại.

Tình hình khiếu nại ở tỉnh Phú Yên trong thời gian qua được đánh giá là có chiều hướng tăng. Nội dung khiếu nại tập trung chủ yếu ở lĩnh vực đất đai, giải tỏa, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử

dụng vào mục đích xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng các tuyến đường giao thông. Ngoài ra nội dung khiếu nại liên quan đến chính sách an sinh xã hội, lĩnh vực dân sự... Mặc dù trong thời gian qua, các vụ việc khiếu nại không có tính chất gay gắt, phức tạp theo tiêu chí của Thanh tra Chính phủ quy định nhưng vẫn xảy ra những vụ việc khiếu nại đông người và kéo dài. Năm 2016 có 13 đoàn khiếu nại đông người/ 9 vụ việc (trong đó cấp tỉnh 11 đoàn/8 vụ việc, cấp huyện 02 đoàn/01 vụ việc). Năm 2017 có 18 đoàn người khiếu nại đông người/12 vụ việc (trong đó cấp tỉnh có 16 đoàn/11 vụ việc, cấp huyện 02 đoàn/01 vụ việc). Năm 2018 và đầu năm 2019 có 16 đoàn khiếu nại đông người/12 vụ việc (trong đó cấp tỉnh là 13 đoàn/9 vụ việc, cấp huyện là 3 đoàn/3 vụ việc. Việc khiếu nại đông người về cùng một vụ việc và khiếu nại nhiều lần đã gây áp lực đến công tác giải quyết khiếu nại ở các đơn vị, địa phương. Vấn đề cần quan tâm ở đây là số vụ việc người dân khiếu nại sai vẫn chiếm tỷ lệ cao. Báo cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 cho thấy trong các vụ việc được giải quyết bằng quyết định hành chính thì số vụ việc người dân khiếu nại đúng chiếm tỷ lệ 19,56%, khiếu nại sai chiếm tỷ lệ 56,52%, khiếu nại đúng một phần chiếm tỷ lệ 23,91%. Năm 2018 số vụ việc người dân khiếu nại đúng chiếm tỷ lệ 16,6%, khiếu nại sai chiếm tỷ lệ 64%, khiếu nại đúng một phần chiếm tỷ lệ 19,4%.

- Những yếu tố tác động đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại ở tỉnh Phú Yên.

+ Chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong thời gian qua, chính sách, pháp luật của Nhà nước có nhiều sự thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, nhiều quy định của pháp luật vẫn còn thể hiện sự chồng chéo, mâu thuẫn, không thống nhất trong quản lý ngành, lĩnh vực nên mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần nhưng nhiều quy định

vẫn gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực ở địa phương. Đặc biệt có một số quy định có sự thay đổi lớn so với các quy định trước đó, trong khi đất đai là một lĩnh vực nhạy cảm, việc sử dụng đất của người dân có tính lịch sử để lại nên nhiều quy định của pháp luật đất đai chưa giải quyết được hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất...

+ Đặc điểm dân tộc, tôn giáo ở địa phương.

Tỉnh hiện nay có khoảng 30 dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở các huyện miền núi giáp với các tỉnh Tây Nguyên và có 05 tôn giáo chính gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo tôn giáo khác như Phật đường Nam tông Minh sư đạo. Tổng số các tín đồ tôn giáo chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh. Lợi dụng đặc điểm dân tộc, tôn giáo, những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương và cơ sở, các thể lực thù địch, phản động, thành phần cơ hội có thể lôi kéo, kích động người dân phản ứng tiêu cực, cố tình khiếu nại kéo dài đặc biệt là các vụ việc tranh chấp đất đai, đòi lại đất của đồng bào dân tộc... gây khó khăn trong công tác chỉ đạo, xử lý, giải quyết khiếu nại, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây

Với việc UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Tỉnh (năm 2011) và Chương trình Phát triển đô thị tỉnh Phú Yên đến năm 2025 (năm 2015), không gian đô thị đã được xác định ở phạm vi toàn tỉnh với lộ trình, hướng đi cụ thể, nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong tổng thể hệ thống đô thị quốc gia. Giai đoạn 2009 - 2019, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và quy mô đô thị ngày càng đáp ứng bộ tiêu chí phân loại đô thị. TP Tuy Hòa đã được công nhận là đô thị loại II, gần đây nhất là đầu tháng 3/2019, TX Sông Cầu được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Tốc độ đô thị hóa trung bình của giai đoạn này

đạt 1,8%, cao gấp đôi tốc độ của thời kỳ 10 năm trước. Đến hết năm 2018, tỉ lệ đô thị hóa đạt 34%, dự kiến cuối năm 2019 sẽ đạt 38%. Toàn tỉnh có 3 trục phát triển chính là: trục đô thị ven biển, trục đô thị đông - tây và trục đô thị bắc - nam ở phía tây. Với quá trình đô thị hóa như trên làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên, giá đất tăng cao, việc thu hồi đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân dẫn sẽ đến tình trạng khiếu nại về đất đai ở địa phương.

+ Tỉnh Phú Yên đang xúc tiến đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Với quan điểm phát triển kinh tế nhanh dựa trên các dự án đầu tư quy mô lớn có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, khá nhiều nhà đầu tư lớn đã tìm đến Phú Yên để lên kế hoạch đầu tư các dự án quy mô lớn. Ngoài New City đang triển khai dự án 1 tỷ USD, thì VinaCapital đã đề xuất dự án 800 triệu USD ở bãi Từ Nham (huyện Sông Cầu). Dự án Hòn ngọc Bãi Tràm đang tiếp tục đầu tư giai đoạn II. Trong khi đó, sau khi chủ đầu tư Dự án Lọc dầu Vũng Rô rút đi, thì Tập đoàn Gia Phú Singapore từng chia sẻ kế hoạch đầu tư tới 5 tỷ USD vào khu vực này, bao gồm 01 dự án lọc hóa dầu, 01 dự án cảng Bãi Gốc và một hệ thống công nghiệp phụ trợ, bao gồm cả đường ống dẫn dầu lên Tây Nguyên. Tập đoàn J-Power của Nhật Bản cũng muốn đầu tư hàng tỷ USD cho các dự án điện khí ở đây. Ngoài ra, còn có nhà đầu tư muốn dốc vốn vào xây cảng Bãi Gốc… Hiện nay tỉnh đã và đang thực hiện công tác quản lý, quy hoạch, giải phóng mặt bằng cho các khu kinh cùng các khu công nghiệp, làm tiền đề thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông - lâm - thuỷ sản, phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp, hình thành các cụm sản xuất nông - công nghiệp. Tình hình khiếu nại có thể phát sinh trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thi công công trình, bồi thường, hỗ trợ tái định cư do

chính sách về đất đai thường xuyên thay đổi; có sự chênh lệch giữa giá đất bồi thường so với giá thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế đã gây nên tâm lý chung cho người khiếu kiện so bì và cho rằng giá tiền được bồi thường thu hồi đất rất thấp so với giá thị trường, làm người dân bị thiệt thòi nên họ không nhất trí với phương án bồi thường cho mình. Đặc biệt xảy ra đối với một số dự án chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục, hoặc chưa công khai, thiếu dân chủ, công bằng.

+ Tác động từ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

Về năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh: Mặc dù hiện nay tỷ lệ cán bộ, công chức của tỉnh đạt chuẩn là 99% nhưng chủ yếu là chuẩn về bằng cấp. Xét về kinh nghiệm, kỹ năng xử lý công việc thì có một bộ phận cán bộ, công chức còn thiếu và yếu dẫn đến những sai sót trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, thậm chí là vi phạm đạo đức công vụ vì động cơ cá nhân gây ra những bức xúc trong nhân dân.

Trong công tác phối hợp giải quyết yêu cầu của dân giữa các ngành các cấp thiếu chặt chẽ, chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, thiếu quan tâm giải quyết vụ việc khiếu nại ngay từ cơ sở. Trong giải quyết khiếu nại, có vụ việc giải quyết khiếu nại còn chậm, thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác; áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại có vụ việc chưa phù hợp; phương pháp giải quyết vụ việc thiếu thuyết phục nên người khiếu nại không đồng tình, tiếp tục khiếu nại dẫn đến tình hình khiếu nại thêm phức tạp và rơi vào vòng luẩn quẩn không có hồi kết.

Khiếu nại là tình hình chung ở các địa phương trong cả nước, muốn giảm thiểu số vụ việc khiếu nại đòi hỏi phải có sự kết hợp của các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị, tuy nhiên đối với chính quyền địa phương

cần xem xét lại hoạt động quản lý của mình để có những biện pháp nhằm giảm số lượng đơn thư của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh phú yên (Trang 38 - 43)