Hình thức, phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Hình thức, phương pháp

Hình thức tổ chức ĐTBD là cách thức sắp xếp và tiến hành quá trình ĐTBD. Các nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu và cả phương pháp đào

tạo đều được tiến hành trong các hình thức tổ chức ĐTBD.

Lựa chọn và thực hiện hình thức và phương pháp ĐTBD công chức có vai trò quan trọng quyết định chất lượng ĐTBD. Khi lựa chọn và tiến hành các hình thức và phương pháp ĐTBD phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng về cơ bản muốn đạt được chất lượng đào tạo phải cân nhắc đầy đủ đến đặc điểm của người học là công chức đang trong nền công vụ.

Khi tham gia các khóa ĐTBD công chức vừa mang đặc điểm người học lớn tuổi, đã trưởng thành, vừa mang đặc điểm xuất phát từ những hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh đó giữa cán bộ và công chức có sự khác nhau nên về đặc điểm học tập cũng có sự khác nhau. Công chức khi tham gia các khóa ĐTBD có các đặc điểm như sau:

Một là, đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền.

Hai là, những người đang giữ những chức vụ, nhiệm vụ, thẩm quyền rõ

ràng khác nhau trong hệ thống cơ quan QLNN. Vì thế, họ đang có một vị thế xã hội nhất định để thực hiện quyền lực nhà nước.

Ba là, có nhiều kinh nghiệm được tích lũy theo lĩnh vực mà họ hoạt động. Bốn là, công chức khi tham gia học tập có tuổi đời rất đa dạng, trung

bình từ 25 đến 50 tuổi.

Năm là, mặt bằng tri thức của công chức khi tham gia các khóa ĐTBD là

không đồng đều. Sự khác biệt giữa các chuyên ngành đào tạo cũng như trình độ đào tạo, tuổi tác, thời gian làm việc và nơi công tác khác nhau, khác biệt về văn hóa và phong tục giữa các vùng miền, địa phương… đã tạo nên bức tranh rất đa dạng về CBCC khi tham gia học tập.

Sáu là, ở Việt Nam, KT - XH chưa phát triển, chế độ công vụ theo mô

hình chức nghiệp. Trình độ của CBCC về cơ bản chưa đáp ứng các yêu cầu của công việc. Vì vậy, về mặt tâm lý CBCC còn có những hạn chế như: Mang nặng tính bình quân, cào bằng, ghét vượt trội, thiếu kỷ luật, kinh nghiệm chủ nghĩa và ý chí vươn lên,…Những hạn chế về mặt tâm lý tác động đến người học cũng như hiệu quả của công tác đào tạo công vụ.

Giữa cán bộ và công chức có những đặc điểm khác nhau cần lưu ý khi ĐTBD như sau:

Một là, khác nhau về chế độ hoạt động công vụ. Hoạt động của công

chức mang ổn định, thường xuyên và liên tục. Trong khi đó hoạt động của cán bộ giới hạn theo từng nhiệm kỳ.

Hai là, sự khác nhau trong cách thức và các nội dung quản lý. Quản lý cán

bộ theo chế độ bầu cử. Quản lý công chức theo chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm.

Ba là, sự khác nhau về thời gian tham gia vào nền công vụ sẽ ảnh hưởng

đến thời gian tham gia học tập. Có thể tổ chức cho công chức ĐTBD theo định kỳ, trong thời gian dài trong khi đó tổ chức ĐTBD cho cán bộ phải tính đến yếu tố thời gian, đảm bảo có thể phát huy hiệu quả ĐTBD.

Bốn là, sự khác nhau về những thay đổi của công việc theo chế độ làm việc.

Đối với người công chức, công việc mang tính ổn định, thay đổi ít vì tính chất công việc mang tính thường xuyên, liên tục trừ khi thay đổi về nơi làm việc hoặc vị trí. Họ có sự chuẩn bị sẵn sàng cho những điều chỉnh trong công việc. Còn đối với cán bộ, khi được sắp xếp vào các vị trí, cơ quan mới theo kết quả bầu cử hoặc phê chuẩn, bổ nhiệm vào các chức vụ, chức danh phải “học việc”, tự trang bị cho mình khả năng thực thi công việc mới trong thời gian nhanh nhất có thể để có thể đảm đương tốt nhất nhiệm vụ. Điều này không có nghĩa là cán bộ không đáp ứng những yêu cầu mới hoặc chưa sẵn sàng cho những thay đổi. Cho dù có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt thì vẫn có “độ vênh” khi bắt tay thực hiện

nhiệm vụ. ĐTBD vừa có ý nghĩa chuẩn bị trước cho cá nhân được quy hoạch vừa lấp đầy những chênh lệch phát sinh từ thực tiễn quản lý.

Phương pháp và hình thức tổ chức ĐTBD CBCC hiện đang áp dụng ở Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP như sau:

- Về hình thức bồi dưỡng: Tập sự; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công

chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng theo yêu cầu của VTVL; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày, một ngày học 08 tiết) (Điều 15).

- Về phương pháp bồi dưỡng: Bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực,

phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.” (Điều 28)

- Về loại hình tổ chức bồi dưỡng: Tập trung; bán tập trung; từ xa. (Điều 29)

- Đánh giá hình thức tổ chức bồi dưỡng bao gồm các nội dung: Hình thức bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng; hình thức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng bồi dưỡng; hình thức bồi dưỡng phù hợp với thời gian bồi dưỡng.

- Đánh giá phương pháp tổ chức bồi dưỡng bao gồm: Các hoạt động hỗ trợ học viên (hoạt động thực tế đáp ứng yêu cầu của chương trình; học viên được phản hồi kịp thời và giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp lý) và hoạt động kiểm tra, đánh giá (phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp; hoạt động kiểm tra, đánh giá khách quan, chính xác, kịp thời). (Điều 9 Thông tư số 10/2017/TT-BNV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)