7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
Cơ sở đào tạo tham gia quy trình ĐTBD công chức với vai trò đối tác thực hiện các yêu cầu mà CQNN có nhu cầu đặt hàng và trọng trách chính trị
- xã hội của các cơ sở đào tạo - lý giải cho sự cần thiết phải tồn tại trong mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức chung của quốc gia.
Các yêu cầu về phát triển chất lượng đội ngũ CBCC thông qua giải pháp ĐTBD được thực hiện chủ yếu tại các cơ sở đào tạo. Trong đó, cơ quan sử dụng CBCC và các cơ sở đào tạo cùng thực hiện vai trò của mình từ các khâu khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm trang bị những năng lực đang thiếu hụt cho công chức và đảm bảo chất lượng của các nội dung, chương trình đào tạo. Từ kết quả đào tạo, các cơ sở đào tạo tạo lập uy tín, thương hiệu và gia tăng các chọn lựa từ người học.
Quan tâm đến cơ sở đào tạo, tạo thành các tác động tích cực đến chất lượng ĐTBD công chức trên các phương diện như:
Một là, cơ sở pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở
đào tạo, đây là hành lang pháp lý để các cơ sở hoạt động.
Hai là, tổ chức hệ thống các cơ sở đào tạo như thế nào vừa phù hợp với
điều kiện, thuận lợi cho người học, vận hành hiệu quả, tiết kiệm kinh phí.
Ba là, quản lý việc đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo. Bốn là, quy định mối quan hệ và ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ
sở trong hệ thống.
Năm là, quản lý và phân cấp quản lý các cơ sở đào tạo trong các hoạt
động ĐTBD công chức.
Sáu là, đầu tư các nguồn lực phát triển cho các cơ sở đào tạo.
Bảy là, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở đào tạo, đảm bảo thực
hiện các mục tiêu chung của hệ thống.
Đánh giá về cơ sở ĐTBD là đánh giá về mức độ đáp ứng và đảm bảo cơ sở vật chất cho khóa học: Lớp học, bàn ghế, phương tiện giảng dạy, phương tiện học, nơi ăn, nghỉ cho người học, tài liệu cho người học; Đánh giá về địa
điểm tổ chức lớp học; Đánh giá về sự phục vụ và sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan đến khóa học.