nại đồng bộ, thống nhất, đầy đủ sẽ là điều kiện tiên quyết, thuận lợi, quyết định hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Trong thực tiễn, những bất cập trong pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại chính là một trong những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trong thời gian qua.
1.3.2. Đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại
Giải quyết khiếu nại thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật, do vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động này phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, ý chí chủ quan của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác này.
Nếu năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, khách quan thì sẽ là điều kiện để họ phân tích đúng tình huống pháp luật, lựa chọn đúng, phù hợp quy phạm pháp luật để áp dụng cho tình huống pháp luật đó, vì vậy chắc chắn hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại sẽ cao.
Ngược lại, nếu năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại hạn chế, yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, không khách quan, thì họ khó có thể phân tích đúng tình huống pháp luật, khó có thể lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp áp dụng cho tình huống pháp luật đó, vì vậy, hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại sẽ thấp.
1.3.3. Cơ chế phối hợp của tổ chức bộ máy
Hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những hoạt động thuộc nội dung quản lý nhà nước về đất đai, do vậy, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về đất đai nói riêng, tổ chức bộ máy nhà nước nói chung. Bộ máy nhà nước được tổ
chức khoa học, gọn nhẹ, phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước, chắc chắn sẽ giúp cho hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Ngược lại, bộ máy nhà nước được tổ chức không khoa học, cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước không được phân định rõ, chồng chéo… sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động quản lý nhà nước, cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai.
1.3.4. Mức độ giám sát của cơ quan dân cử và toàn xã hội đối với hoạt động giải quyết khiếu nại hoạt động giải quyết khiếu nại
Hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động khó khăn, phức tạp, do vậy cần phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy, nơi nào và ở đâu phát huy được vai trò giám sát của các cơ quan dân cử và của xã hội đối với hoạt động giải quyết khiếu nại thì ở đó hoạt động giải quyết khiếu nại được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả rất tốt, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
1.3.5. Mức độ công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại
Giải quyết khiếu nại đòi hòi phải được tiến hành một cách công khai, dân chủ. Mức độ công khai càng cao thì tính khách quan trong giải quyết khiếu nại càng cao. Pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại yêu cầu phải công khai từ thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho đến việc công khai trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại… điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi hoạt động của nhà nước đều nằm dưới sự giám sát của nhân dân. Phát huy dân chủ trong hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai chắc chắn sẽ giúp cho hoạt động này được thực hiện có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận
cao trong việc ban hành, tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.
1.3.6. Trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân
Nhìn chung việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng cũng phụ thuộc vào trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân.
Trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân cao sẽ giúp cho người dân nhận thức được các quy định của pháp luật, thấy được các quyết định hành chính, hành vi hành chính có đúng pháp luật hay không từ đó quyết định có sử dụng quyền khiếu nại hay không? Khi cần sử dụng đến quyền khiếu nại, họ sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại và trình tự thủ tục khiếu nại.
Trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật hạn chế là một trong những trở ngại lớn để người dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Thậm chí khi có khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng quy định của pháp luật rồi nhưng họ vẫn cho rằng giải quyết như vậy là không đúng và tiếp khiếu. Điều này gây mất thờigian, công sức của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại của họ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Khiếu nại về đất đai là một trong những phương tiện pháp lý hữu hiệu mà người sử dụng đất có thể sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại về đất đai, người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, giúp cho cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những hạn chế của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai, cũng như những bất cập trong chính sách, pháp luật và trong tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý đất đai, từ đó có biện pháp xử lý, kịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật, đồng thời là một nội dung thuộc về hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thực hiện có hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, kịp thời bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, qua đó góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của nhà nước.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG
2.1.1. Lịch sử hình thành, tình hình kinh tế - xã hội quận Hai BàTrưng Trưng
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Về mặt lịch sử đất đai và hành chính, Quận Hai Bà Trưng đã trải qua
nhiều sự thay đổi, điều chỉnh. Điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới vấn đề quản lý đất đai.
Trước đây, vùng đất Hai Bà Trưng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương cũ; một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng.
Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trưng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội.
Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trưng). Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng gồm 22 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tương Mai.
Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 173- HĐBT, thành lập phường Mai Động thuộc Quận Hai Bà Trưng trên cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu của thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì. Sau khi điều chỉnh, Quận Hai Bà Trưng có 23 phường.
Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42- HĐBT, thành lập thêm phường Tân Mai trên cơ sở tách từ phường Giáp Bát. Sau khi điều chỉnh, Quận Hai Bà Trưng có 24 phường.
Tháng 10/1990, xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì được sáp nhập vào quận Hai Bà Trưng và đổi thành phường Hoàng Văn Thụ. Sau khi điều chỉnh, Quận Hai Bà Trưng có 25 phường.
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ (Quận Hai Bà Trưng) về thuộc Quận Hoàng Mai quản lý. Sau khi điều chỉnh, Quận Hai Bà Trưng còn 20 phường.
Các đơn vị hành chính của Quận Hai Bà Trưng:
Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.
Về tình hình kinh tế - xã hội, Hai Bà trưng là một quận khu trung tâm Thành phố Hà Nộivới sự phát triển năng động, có tốc độ đô thị hóa cao. Năm
2016, Quận Hai Bà Trưng kỷ niệm 55 năm (1961-2016) thành lập Quận và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Quận đạt nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng dịch vụ-thương mại và công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân gần 10%/năm, giá trị dịch vụ thương mại tăng trên 16%/năm, thu ngân sách năm sau cao hơn
năm trước và giai đoạn 2010-2015 gấp ba lần 5 năm trước đó. Quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng cả về kinh tế-kỹ thuật và xã hội được quan tâm. Quận đã tập trung triển khai thực hiện tốt công tác giải pháp mặt bằng và cùng với Thành phố triển khai rất nhiều dự án về giao thông, thoát nước, văn hóa xã hội; tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, đưa diện mạo đô thị quận ngày càng khang trang. Các lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo, anh sinh xã hội cũng phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân...[3].
Sự phát triển năng động của Quận đã thu hút dân cư tới sinh sống cùng với nhiều dự án đô thị, nhà ở, khiến cho sức ép của đô thị hóa trên địa bàn Quận ngày càng lớn, ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng đất. Theo số liệu từ cơ quan chức năng, mỗi năm quy mô dân số ở Hà Nội tăng tương đương một huyện lớn. Đơn cử như tại phường Vĩnh Tuy, phường có diện tích rộng nhất trong số 20 phường thuộc Quận Hai Bà Trưng (với diện tích 1,63 km2), trong mấy năm qua, dân số của phường tăng lên đột biến khiến hạ tầng quá tải. Trong bài viết đăng trên Báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Anh Hào, Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Thanh tra nhân dân phường Vĩnh Tuy cho biết: hiện Vĩnh Tuy có trên 4 vạn dân, tuy nhiên đây mới chỉ là con số hiện tại, nếu dự tính đủ cả số lượng căn hộ xây mới của các dự án trên địa bàn phường đang và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian sắp tới số dân sẽ tăng lên tới khoảng 8 vạn người; phường hiện có 22 khu dân cư với 74 tổ dân phố, do dân cư quá đông nên phường Vĩnh Tuy đang đề nghị HĐND thành phố cho thành lập thêm 9 tổ dân phố mới.
Về mặt xây dựng và sử dụng đất, năm 2016, trên địa bàn Quận có 100 công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm. Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 [34], quận hai Bà Trưng có đất nông nghiệp hơn 10ha; đất phi nông nghiệp hơn 1.0157ha; đất chưa sử dụng 0,34ha. Quận có 31 dự án đã cắm
mốc giải phóng mặt bằng nhưng chưa có quyết định giao đất; các dự án chưa thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 chuyển sang thực hiện trong năm 2017 là 31 dự án; những dự án đăng ký mới thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017 là 28 dự án.
2.1.2. Tài nguyên đất đai ở quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng là một quận nội thành lớn của thành phố Hà Nội, gồm 20 phường với dân số trên 35 vạn người. Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 và Thống kê đất đai năm 2016, tổng diện tích tự nhiên toàn Quận Hai Bà Trưng thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND Quận Hai Bà Trưng là 1.008,86ha, trong đó quỹ đất đang được sử dụng cho nông nghiệp rất lớn. Đây là nguồn quỹ đất tiềm ẩn nguy cơ có thể bị thay đổi hiện trạng để hợp thức quyền sử dụng đất, dẫn tới khả năng khiếu nại về đất đai khi có quyết định quản lý đất đai được ban hành.
Qua khảo sát thấy rằng: Quận Hai Bà Trưng là quận khu nội thành có sự phát triển năng động, quỹ đất còn nhiều, đang có nhiều dự án đã và đang được quy hoạch trên địa bàn Quận. Dưới sức ép của đô thị hóa và nhu cầu sử dụng đất, đã là một trong những yếu tố tác động tới tâm lý người dân, làm phát sinh xu hướng tâm lý làm thay đổi hiện trạng đất để dần hợp thức hóa quyền sử dụng đất ở đô thị, dẫn tới những tranh chấp về quản lý và sử dụng đất, trong đó có những “tranh chấp giả” để lấy quyền lợi về đất. Đây được coi là yếu tố ảnh hưởng tới khiếu nại về đất đai ở quận Hai Bà Trưng thời gian qua.
2.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝVÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG
2.2.1. Tình hình tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại
Những năm qua, ở Hai Bà Trưng, công tác tiếp công dân ở các phường và quận được kiện toàn và ngày càng đi vào nề nếp, đã góp phần tích cực vào quá trình giải quyết các thắc mắc trước khi phát sinh khiếu nại hành chính về quản lý và sử dụng đất.
Trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính về quản lý và sử dụng đất ở quận Hai Bà Trưng, thực hiện quy định của pháp luật, ba chủ thể chính thực hiện tiếp công dân là: Lãnh đạo UBND quận, Lãnh đạo UBND phường, các công chức được giao nhiệm vụ (ở UBND quận và phường). Ở hai cấp, đều thành lập bộ phận thường trực để tiếp công dân. Ở cấp quận, việc tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đặt trọng tâm vào Thanh tra quận; tương tự, ở cấp phường, vai trò này được giao cho công chức tư pháp.
Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2012 tới nay, tổng số cuộc tiếp công dân tới thắc mắc, khiếu nại về đất đai ở quận Hai Bà Trưng có xu hướng giảm dần ở cả hai cấp (Bảng 2.1). Ví dụ, năm 2012, đó có 908 cuộc tiếp công dân trên toàn quận có liên quan tới thắc mắc về quản lý và sử dụng đất được thực hiện, thì con số này ở năm 2016 là 523 cuộc.
Đa số các thắc mắc, phản ánh, khiếu nại tập trung ở các lĩnh vực sau: + Phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thực hiện việc GPMB để triển khai thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chiếm 1.379/3.254 lượt tiếp công dân phát sinh = 42,4% và 34/84 đơn khiếu nại phát sinh = 40,5%);
+ Xét, trình, cấp GCN (chiếm 1.126/3.254 lượt tiếp công dân phát sinh = 34,6% và 22/84 đơn khiếu nại phát sinh = 26,1%);
+ Việc quản lý, sử dụng đất (chiếm 566/3.254 lượt tiếp công dân phát