Lịch sử hình thành, tình hình kinh tế xã hội quận Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị từ thực tiễn quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG

2.1.1. Lịch sử hình thành, tình hình kinh tế - xã hội quận Hai BàTrưng Trưng

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Về mặt lịch sử đất đai và hành chính, Quận Hai Bà Trưng đã trải qua

nhiều sự thay đổi, điều chỉnh. Điều này cũng ảnh hưởng nhất định tới vấn đề quản lý đất đai.

Trước đây, vùng đất Hai Bà Trưng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương cũ; một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng.

Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trưng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội.

Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trưng). Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng gồm 22 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tương Mai.

Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 173- HĐBT, thành lập phường Mai Động thuộc Quận Hai Bà Trưng trên cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu của thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì. Sau khi điều chỉnh, Quận Hai Bà Trưng có 23 phường.

Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42- HĐBT, thành lập thêm phường Tân Mai trên cơ sở tách từ phường Giáp Bát. Sau khi điều chỉnh, Quận Hai Bà Trưng có 24 phường.

Tháng 10/1990, xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì được sáp nhập vào quận Hai Bà Trưng và đổi thành phường Hoàng Văn Thụ. Sau khi điều chỉnh, Quận Hai Bà Trưng có 25 phường.

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ (Quận Hai Bà Trưng) về thuộc Quận Hoàng Mai quản lý. Sau khi điều chỉnh, Quận Hai Bà Trưng còn 20 phường.

Các đơn vị hành chính của Quận Hai Bà Trưng:

Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.

Về tình hình kinh tế - xã hội, Hai Bà trưng là một quận khu trung tâm Thành phố Hà Nộivới sự phát triển năng động, có tốc độ đô thị hóa cao. Năm

2016, Quận Hai Bà Trưng kỷ niệm 55 năm (1961-2016) thành lập Quận và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Quận đạt nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng dịch vụ-thương mại và công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân gần 10%/năm, giá trị dịch vụ thương mại tăng trên 16%/năm, thu ngân sách năm sau cao hơn

năm trước và giai đoạn 2010-2015 gấp ba lần 5 năm trước đó. Quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng cả về kinh tế-kỹ thuật và xã hội được quan tâm. Quận đã tập trung triển khai thực hiện tốt công tác giải pháp mặt bằng và cùng với Thành phố triển khai rất nhiều dự án về giao thông, thoát nước, văn hóa xã hội; tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, đưa diện mạo đô thị quận ngày càng khang trang. Các lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo, anh sinh xã hội cũng phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân...[3].

Sự phát triển năng động của Quận đã thu hút dân cư tới sinh sống cùng với nhiều dự án đô thị, nhà ở, khiến cho sức ép của đô thị hóa trên địa bàn Quận ngày càng lớn, ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng đất. Theo số liệu từ cơ quan chức năng, mỗi năm quy mô dân số ở Hà Nội tăng tương đương một huyện lớn. Đơn cử như tại phường Vĩnh Tuy, phường có diện tích rộng nhất trong số 20 phường thuộc Quận Hai Bà Trưng (với diện tích 1,63 km2), trong mấy năm qua, dân số của phường tăng lên đột biến khiến hạ tầng quá tải. Trong bài viết đăng trên Báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Anh Hào, Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Thanh tra nhân dân phường Vĩnh Tuy cho biết: hiện Vĩnh Tuy có trên 4 vạn dân, tuy nhiên đây mới chỉ là con số hiện tại, nếu dự tính đủ cả số lượng căn hộ xây mới của các dự án trên địa bàn phường đang và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian sắp tới số dân sẽ tăng lên tới khoảng 8 vạn người; phường hiện có 22 khu dân cư với 74 tổ dân phố, do dân cư quá đông nên phường Vĩnh Tuy đang đề nghị HĐND thành phố cho thành lập thêm 9 tổ dân phố mới.

Về mặt xây dựng và sử dụng đất, năm 2016, trên địa bàn Quận có 100 công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm. Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 [34], quận hai Bà Trưng có đất nông nghiệp hơn 10ha; đất phi nông nghiệp hơn 1.0157ha; đất chưa sử dụng 0,34ha. Quận có 31 dự án đã cắm

mốc giải phóng mặt bằng nhưng chưa có quyết định giao đất; các dự án chưa thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 chuyển sang thực hiện trong năm 2017 là 31 dự án; những dự án đăng ký mới thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017 là 28 dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị từ thực tiễn quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)