TÌNH HÌNH KHIẾUNẠI HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị từ thực tiễn quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 50)

2.2.1. Tình hình tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại

Những năm qua, ở Hai Bà Trưng, công tác tiếp công dân ở các phường và quận được kiện toàn và ngày càng đi vào nề nếp, đã góp phần tích cực vào quá trình giải quyết các thắc mắc trước khi phát sinh khiếu nại hành chính về quản lý và sử dụng đất.

Trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính về quản lý và sử dụng đất ở quận Hai Bà Trưng, thực hiện quy định của pháp luật, ba chủ thể chính thực hiện tiếp công dân là: Lãnh đạo UBND quận, Lãnh đạo UBND phường, các công chức được giao nhiệm vụ (ở UBND quận và phường). Ở hai cấp, đều thành lập bộ phận thường trực để tiếp công dân. Ở cấp quận, việc tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đặt trọng tâm vào Thanh tra quận; tương tự, ở cấp phường, vai trò này được giao cho công chức tư pháp.

Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2012 tới nay, tổng số cuộc tiếp công dân tới thắc mắc, khiếu nại về đất đai ở quận Hai Bà Trưng có xu hướng giảm dần ở cả hai cấp (Bảng 2.1). Ví dụ, năm 2012, đó có 908 cuộc tiếp công dân trên toàn quận có liên quan tới thắc mắc về quản lý và sử dụng đất được thực hiện, thì con số này ở năm 2016 là 523 cuộc.

Đa số các thắc mắc, phản ánh, khiếu nại tập trung ở các lĩnh vực sau: + Phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thực hiện việc GPMB để triển khai thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chiếm 1.379/3.254 lượt tiếp công dân phát sinh = 42,4% và 34/84 đơn khiếu nại phát sinh = 40,5%);

+ Xét, trình, cấp GCN (chiếm 1.126/3.254 lượt tiếp công dân phát sinh = 34,6% và 22/84 đơn khiếu nại phát sinh = 26,1%);

+ Việc quản lý, sử dụng đất (chiếm 566/3.254 lượt tiếp công dân phát sinh = 17,4% và 25/84 đơn khiếu nại phát sinh = 29,8%);

+ Việc thu hồi đất, xử phạt vi phạm hành chính về đất để phục vụ triển khai thực hiện dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (chiếm 183/3.254 lượt tiếp công dân phát sinh =5,6% và 3/84 đơn khiếu nại phát sinh = 3,6%).

Các thắc mắc, phản ánh, khiếu nại tập trung ở nội dung về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thống kê kết quả xử lý đơn thưtại Bảng 2.2 cho thấy, tuy có nhiều thắc mắc, khiếu nại (nói chung về đất đai), nhưng tỷ lệ vụ việc đủ điều kiện thụ lý khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND phường và quận là thấp, đa số các khiếu nại được thụ lý tập trung ở nội dung bồi thường, hỗ trợ GPMB; xét cấp GCN QSD đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; quản lý đất đai.Ví dụ, trong năm 2016, toàn quận có 28 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền đã được thụ lý để giải quyết, có 11 trường hợp khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ GPMB; 9 trường hợp khiếu nại cấp GCN QSD đất, 8 khiếu nại về quản lý sử dụng đất. Điều này cho thấy một số vấn đề: Thứ nhất, công tác tiếp dân đã đem lại hiệu quả; đã giải quyết được nhiều thắc mắc, phản ánh của công dân, khiến họ hiểu vấn đề và nhiều người không còn nhu cầu khiếu nại; hoặc, thứ

hai, đã tư vấn cho nhiều trường hợp về thẩm quyền, thời hiệu, nội dung, chủ

thể giải quyết khiếu nại, để công dân thực hiện đúng, đủ quyền của mình.

Bảng 2.1:Tổng hợp số lượt tiếp công dân tới khiếu nại, phản ánh về đất đai ở quận Hai Bà Trưng(Giai đoạn 2012 - 2016)

Năm

Đối tượng tiếp

Tổng Quận Phường 2012 375 533 908 2013 271 363 634 2014 292 305 597 592 2015 268 324 2016 221 302 523 Cộng 1.427 1.827 3.254

Bảng 2.2:Tình hình tiếp nhận đơn, vụ việc khiếu nạivề đất đai ở đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng(Giai đoạn 2012 - 2016)

Số vụ khiếu nại về đất đai Tổng số

Thu hồi đất,

vụ Bồi Xét cấp

Năm Quản lý, xử lý

khiếu Tổng số thường hỗ Giấy sử dụng vi phạm trợ tái chứng nại đất hành chính định cư nhận về đất đai 2012 10 05 0 03 02 0 2013 12 10 02 02 05 01 2014 15 14 09 04 0 01 2015 30 27 12 04 10 01 2016 35 28 11 09 08 0 Cộng 102 84 34 22 25 03

(Nguồn: Thanh tra Quận Hai Bà Trưng)

2.2.2. Đặc điểm khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị ở Quận Hai Bà Trưng đô thị ở Quận Hai Bà Trưng

Thứ nhất, khiếu nại chủ yếu phát sinh ở một số phường tập trung những

dự án đầu tư xây dựng lớn như dự án đường vành đai I đoạn Ô Đống Mác- Đê Nguyễn Khoái thuộc 4 phường Đống Mác, Thanh Nhàn, Thanh Lương, Bạch Đằng; dự án mở rộng đường Thanh Nhàn thuộc 3 phường Thanh Nhàn, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai...

Thứ hai, khiếu nại chủ yếu mang tính đơn lẻ. Giai đoạn 2012-2016,

chưa có vụ khiếu nại đông người nào xảy ra trên địa bàn quận.

2.2.3. Nguyên nhân khiếu nạihành chính trong quản lý và sử dụngđất đô thị ở quận Hai Bà Trưng đất đô thị ở quận Hai Bà Trưng

Thứ nhất, do tính chất phức tạp của một số nhóm đất có trên địa bàn quận

Phân tích cơ cấu quỹ đất tự nhiên của quận Hai Bà Trưng có thể thấy trên địa bàn quận phát sinh nhiều nhóm loại đất với những quy định về chế độ quản lý, sử dụng khác nhau. Trong đó có một số loại đất đặc biệt phức tạp trong công tác quản lý và sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ cao làm phát sinh khiếu nại, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn. Bao gồm:

Một là, đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hai Bà Trưng chủ yếu do các HTX nông nghiệp đang quản lý (HTX Vĩnh Thành, HTX Mai Động, HTX Đông Ba và HTX Đồng Thanh) với tổng số 34 thửa đất có diện tích 145.080m2, phân bổ trên địa bàn 05 phường: Phường Vĩnh Tuy (HTX Vĩnh Thành và Mai Động) – 9 thửa đất; Phường Trương Định (HTX Đông Ba) – 21 thửa đất; Phường Thanh Lương (HTX Đồng Thanh) – 1 thửa đất; Phường Quỳnh Lôi (HTX Đông Ba) – 1 thửa đất; Phường Thanh Nhàn (HTX Đồng Thanh và Đông Ba) – 2 thửa đất. Trên địa bàn phường Thanh Nhàn còn có một số diện tích đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch Công Viên tuổi trẻ Thủ đô đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa đền bù GPMB như ao Bà Thành, ao Lim, ao Lớn, ao Chùa Hành và khu vực giáp đường Võ Thị Sáu. Ngoài các thửa đất tại phường Vĩnh Tuy là còn canh tác nông nghiệp (thả cá tại một số hồ, ao), còn lại tất cả các thửa đất khác đều không sử dụng canh tác nông nghiệp do các thửa đất nhỏ lẻ, xem kẹt giữa các khu dân cư, đường ngõ nhỏ đi lại khó khăn, ô nhiễm môi trường; các xã viên HTX đều đã già yếu, không còn khả năng lao động. Vì vậy, các HTX chủ yếu là giữ đất, chờ Nhà nước thu hồi để

nhận tiền đề bù giải quyết quyền lợi, rất dễ phát sinh tình trạng lấn, chiếm, chuyển nhượng trái phép, sử dụng đất sai mục đích… phải xử lý theo quy định. Trong 34 thửa đất nêu trên:

- 12 thửa đã có chủ trương, kế hoạch sử dụng: Ao Anh Tăng – xây trụ sở UBND phường Trương Định; ao Trung Hiền – mở rộng trường Tiểu học Trung Hiền, ao cá Bác Hồ, ao Cạnh mương 108 – xây hồ điều hòa phường Vĩnh Tuy; ao Bãi Thúy phường Thanh Nhàn – xây trường tiểu học Minh Khai và làm đường; ao Đồng Mơ, ao Đồng Mơ I, ao Đồng Mơ II, khu Đồng Quán tại phường Vĩnh Tuy – Dự án xây khu tái định cư tổ 24, 25 UBND quận đang triển khai thực hiện; ao Bà Đắc phường Thanh Lương – dự án xây câu lạc bộ phường Thanh Lương; ao Chùa Quỳnh phường Quỳnh Lôi – dự án xây công trình công cộng của phường, quận; ao Hồ Quỳnh phường Thanh Nhàn – sử dụng làm hồ điều hòa.

- 22 thửa đất còn lại chưa có chủ trương, kế hoạch sử dụng: phường Vĩnh Tuy - ao Đồng Mơ III, ao Đồng Trì, ao Cây Dừa; tại phường Trương Định - ao Cầu Rửa I, ao Cầu Rửa II, ao Vũ Tạo II, ao Sau Kho, ao Thống Nhất I, ao Thống Nhất II, ao Nông Hội, ao Vét Bùn I, ao Vét Bùn II, ao Mẫu Tư I, ao Mẫu Tư II, ao Vườn Bầu I, ao Vườn Bầu II, ao Bãi Bóng III, ao Cống I, ao Cống II, ao Bác Hồ, Sân Kho hợp tác xã.

Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất nông nghiệp (đất ao, vườn) do các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng để trồng cây tăng gia, làm ao thả cá (diện tích 0.252ha) cũng tiềm ẩn nguy cơ lấn chiếm, chuyển dịch trái phép, sử dụngđất sai mục đích… phải xử lý theo quy định.

Xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật đất đai trên đất nông nghiệp của ông Nguyễn Đăng Luân - địa chỉ tại số 247 ngõ Trại Cá và của bà Đặng Thị Thêm - địa chỉ 47 ngõ Trại Cá, phố Đại La, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (lấn chiếm, xây dựng không phép trên đất nông nghiệp của

HTX Đông Ba), ngày 7/6/2013, Chủ tịch UBND phường Trương Định đã ban hành quyết định số 84/QĐ-KPHQ và 85/QĐ-KPHQ về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi nêu trên đã làm phát sinh khiếu nại lần đầu của ông Luân và bà Thêm đối với 02 quyết định này.

Hai là, đất ở

Đất ở đô thị do các hộ gia đình các nhân đang quản lý, sử dụng có tổng diện tích 294,06ha, trong đó đã bao gồm cả diện tích đất ở có nhà tự quản do các cơ quan, tổ chức không quản lý, bàn giao cho các hộ gia đình, cá nhân tự quản, kê khai sử dụng đất tại UBND các phường. Số liệu thống kê đến hết tháng 6/2012, toàn quận còn 8.389 hồ sơ đã đăng ký kê khai nhưng chưa được cấp GCN, gồm:

- 4.544 hồ sơ không đủ điều kiện cấp do bất khả kháng (pháp luật quy định) là các trường hợp lấn chiếm đất đai, tranh chấp quyền sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa, nằm trong vùng quy hoạch dự án đã có quyết định thu hồi đất...

- 3.162 hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp do thiếu thủ tục là các trường hợp thửa đất theo quy định được cấp GCN nhưng các hộ gia đình, cá nhân chưa kê khai, nộp đủ hồ sơ và thực hiện đủ các thủ tục theo quy định, cần tiếp tục thông báo yêu cầu bổ sung.

- 683 hồ sơ đã kê khai đủ điều kiện cấp, đang thực hiện theo trình tự quy định hoặc có vướng mắc phải xin ý kiến cấp trên xử lý.

Các bước xử lý, giải quyết tiếp theo của chính quyền cấp quận và phường để xử lý các nhóm hồ sơ này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng đất nên dễ phát sinh khiếu nại hành chính. Thực tế, do không đồng thuận, thống nhất với nội dung trả lời hồ sơ không đủ điều kiện cấp, chưa đủ điều kiện cấp GCN mà:

phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã có đơn khiếu nại lần đầu đối với công văn số 1353/UBND-TNMT ngày 8/11/2002 và công văn số 36/UBND-TNMT ngày 9/1/2013 của UBND quận có nội dung trả lời phần diện tích 53,2m2 đất lưu không hộ gia đình ông sử dụng từ năm 1992 đã đăng ký kê khai đề nghị cấp GCN tại địa chỉ số 1 ngõ E7 phường Quỳnh Mai không đủ điều kiện cấp GCN do nằm trong khu vực đã có quy hoạch từ những năm 1960, không phù hợp là đất ở.

- Thời điểm năm 2013, ông Nguyễn Tiến Lợi -địa chỉ số 2 (số 1 cũ) ngõ 18 Minh Khai, phường Trương Định đã có đơn khiếu nại lần đầu tới UBND phường Trương Định và lần 2 tới UBND quận Hai Bà Trưng đối với điểm 2 công văn số 68/UBND ngày 21/5/2013 của UBND phường Trương Định đề nghị gia đình bổ sung biên bản họp gia đình hoặc thoả thuận của các đồng thừa kế của ông Nguyễn Tiến Thuận và vợ là bà Nguyễn Thị Sửu đồng ý cho ông Lợi toàn quyền sử dụng và đứng tên cấp GCN nhà đất tại 2 (số 1 cũ) ngõ 18 Minh Khai có chữ ký của các đồng thừa kế, có xác nhận của cơ quan thẩm quyền để được xét trình cấp GCN.

Ba là, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

Là đất do các tổ chức kinh tế sử dụng làm cơ sở sản xuất kinh doanh được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có diện tích 130.55ha. Bên cạnh những tổ chức sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận, còn có một số tổ chức sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, gây lãng phí cho Nhà nước và xã hội, tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp nhà nước trước đây được giao các diện tích đất lớn để sản xuất kinh doanh nhưng sử dụng kém hiệu quả, cho thuê lại, chuyển nhượng trái pháp luật hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng đất bị lấn, bị chiếm. Theo hồ sơ kê khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, có 46/382 tổ chức sử

dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai phải xử lý nghiêm theo quy định. Việc xử lý những vi phạm này cũng tiềm ẩn nguy cơ cao phát sinh khiếu nại hành chính về đất đai.

Điển hình là vụ việc buông lỏng quản lý tại điểm đất 12 phố 8/3, phường Quỳnh Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội của Công ty TNHH một thành viên Dệt 8/3 (tên gọi khác qua từng thời kì hoạt động là Công ty Dệt 8/3, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 8/3, Công ty TNHH một thành viên Dệt 8/3) sau thời điểm tiếp nhận mặt bằng do Công ty May Lê Phước bàn giao trở lại do chấm dứt hợp đồng thuê, Công ty đã không bố trí người quản lý, sử dụng nên điểm đất đã trở thành địa điểm vứt rác thải, phóng uế gây ô nhiễm môi trường và tiêm chích ma tuý làm phát sinh tệ nạn xã hội gây bức xúc trong nhân dân sống xung quan. Do đó, Ban thường vụ đảng uỷ phường Quỳnh Mai khóa X đã họp có ý kiến chỉ đạo xoá điểm chân rác, tệ nạn xã hội này trên địa bàn phường. Sau đó, Công đoàn phường Quỳnh Mai có đứng ra kí kết hợp đồng kinh tế cho Công ty TNHH Liên Hoa - Phương Thảo tạm thuê làm địa điểm kinh doanh dịch vụ thương mại và trông giữ ô tô, xe máy ngày và đêm với diện tích 120m2 trong thời điểm chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất để triển khai thực hiện dự án xây dựng trạm y tế Quỳnh Mai. Do đó, khi UBND Quận Hai Bà Trưng thực hiện việc thu hồi đất để phục vụ thực hiện dự án nêu trên, bà Quách Phương Thảo -Giám đốc Công ty TNHH Liên Hoa - Phương Thảo đã kiên quyết không hợp tác bàn giao và có đơn đề nghị UBND quận phải xem xét xử lý với lý do bà vào sử dụng đất là theo hợp đồng kinh tế ký kết được UBND phường Quỳnh Mai biết và công nhận, đã phải đầu tư nhiều kinh phí để cải tạo, sửa chữa lại khu đất phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh chưa thu hồi được. Không đồng thuận với công văn trả lời số 1341/UBND-TTr ngày 6/11/2012 của UBND quận đã xác định Công ty TNHH Liên Hoa - Phương Thảo có

hành vi chiếm đất và phải di chuyển trả lại mặt bằng điểm đất cho cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án, bà Thảo đã có đơn khiếu nại văn bản này của UBND quận.

Thứ hai, do sự bất cập trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị từ thực tiễn quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)