TÌNH HÌNH GIẢIQUYẾT KHIẾUNẠI HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị từ thực tiễn quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 66)

2.3.1. Công tác tiếp công dân

Xác định hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong Luật khiếu nại, Luật tố cáo và Luật tiếp côngdân là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành. Vì vậy, trong những năm qua, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại về đất đai ở đô thị của công dân trên địa bàn quận đã được cấp ủy Đảng, chính quyền quận quan tâm, chỉ đạo, xem xét xử lý kịp thời, đảm bảo ổn định tình hình, giảm khiếu nại, tố cáo.

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 8/3/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố “về tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”, UBND quận đã ban hành Kế hoạch số 367/KH-UBND ngày 27/4/2012; Kế hoạch số 949/KH-UBND ngày 4/9/2012 thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 1/8/2012 của UBND thành phố Hà Nội về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

UBND về nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, chỉ đạo thủ trưởng các phòng ban ngành, Chủ tịch UBND các phường thuộc quận thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể để nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn toàn quận, phục vụ tốt cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020.

UBND Quận Hai Bà Trưng đã ban hành Quy chế hoạt động của Tổ tiếp công dân Quận Hai Bà Trưng, đồng thời sắp xếp, bố trí nơi tiếp công dân; đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của địa điểm tiếp công dân được quan tâm đầu tư. Trụ sở tiếp công dân của quận đã được đầu tư xây dựng mới với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác. Nơi tiếp công dân của quận có nội quy, lịch tiếp công dân định kỳ, mở sổ sách theo dõi. Qua công tác tiếp công dân, nhiều vấn đề người dân thắc mắc, phản ánh, kiến nghị đã được lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận xem xét, giải quyết kịp thời, giúp cho người dân hiểu đúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với các vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị đông người, phức tạp, lãnh đạo UBND quận đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, kịp thời chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật, thấu tình đạt lý, tránh phát sinh phức tạp mới.

2.3.2. Kết quả giải quyết khiếu nại

Tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị ở Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2012-2016 được thống kê qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả giải quyết đơn thư khiếu nạivề đất đai ở đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng(Giai đoạn 2012 - 2016)

Số đơn khiếu nại

Số đơn Năm về đất đai Đạt tỷ lệ (%) đã giải quyết ở đô thị 2012 05 05 100 2013 10 10 100 2014 14 14 100 2015 27 27 100 2016 28 28 100 Tổng: 84 84 100

(Nguồn: Thanh tra Quận Hai Bà Trưng)

Số liệu thống kê (Bảng 2.3) cho thấy, 100% các vụ khiếu nại hành chính về đất đai ở quận Hai Bà Trưng đã được giải quyết đảm bảo thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại. UBND quận trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị đã xây dựng chi tiết kế hoạch giải quyết cụ thể từng vụ việc một, chỉ đạo các cấp trong quận tiếp công dân phải gắn với giải quyết khiếu nại; đối với các vụ việc phức tạp có liên quan đến dự án giao, cho thuê đất, UBND quận đã tổ chức các cuộc họp tư vấn, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của UBND thành phố Hà Nội.

Thanh tra, kiểm tra là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó tăng cường trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đối với thủ trưởng các cấp, các ngành. Từ năm 2012- 2016, UBND quận Hai Bà Trưng đã tiến hành 20 cuộc thanh các cơ quan, đơn vị về công tác tiếp dân,

đã được các cấp trên địa bàn quận thực hiện đúng quy định của pháp luật. Qua đó, đã kịp thời phát hiện và uốn nắn những thiếu sót, hướng dẫn về nghiệp vụ, tăng cường trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị; kịp thời rút kinh nghiệm, có những biện pháp tích cực đưa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận ngày càng tốt hơn.

2.3.3. Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị ở quận Hai Bà Trưng

Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị nói riêng trên địa bàn Quận thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo tích cực của cấp uỷ các cấp, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, tạo được sự thống nhất của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác này được nâng lên rõ rệt.

Lãnh đạo các cấp đã chỉ đạo giải quyết kịp thời đối với các vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị có tính chất phức tạp, đông người; thực hiện tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Trong quá trình giải quyết khiếu nại đã chú trọng công tác đối thoại với người khiếu nại, đã kết hợp giữa vận động, thuyết phục với phân tích thấu tình, đạt lý để công dân hiểu và tự giác chấp hành. Đối với những vụ việc phức tạp, những vụ việc đã có quyết định giải quyết lần hai nhưng công dân vẫn còn tiếp khiếu, lãnh đạo các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo rà soát, tiến hành đối thoại công khai, dân chủ, từ đó đã có những biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm.

Xác định được mục đích và ý nghĩa của công tác tiếp công dân là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của quận ủy, sự

chỉ đạo sát sao của ủy ban nhân dân quận, Thủ trưởng các cấp, các ngành trong quận đã chú trọng quan tâm tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo đúng quy định. Hầu hết các đơn vị hành chính trên địa bàn quận đã bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận lợi, niêm yết công khai lịch, nội quy tiếp công dân, kiện toàn bộ máy giúp việc và bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực công tác, am hiểu chính sách pháp luật làm công tác tiếp công dân.

Thực hiện chế độ tiếp công dân thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định. Ban Tiếp công dân quận được đảm bảo các điều kiện vật chất và các phương tiện cần thiết khác theo qui định, sau mỗi kỳ tiếp công dân của lãnh đạo quận, Văn phòng HĐND&UBND quận kịp thời ban hành thông báo kết luận của lãnh đạo quận với các nội dung đã tiếp công dân; có kế hoạch theo dõi, đôn đốc địa phương thực hiện nghiêm túc những nội dung đã kết luận để thông tin cho công dân biết.

Ủy ban nhân dân Quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường và Thủ trưởng các đơn vị bố trí tiếp công dân trong tháng theo quy định. Công dân đến Trụ sở tiếp công dân đều được đón tiếp chu đáo, được trình bày tâm tư nguyện vọng và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Do đó, công tác tiếp công dân trên địa bàn quận đã ổn định, nề nếp, chất lượng công tác tiếp dân đã được nâng cao.

Thủ trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra quận đã có nhiều biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai ở đô thị. Hầu hết các đơn thư khiếu nại về đất đai ở đô thị mới phát sinh đều được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Việc giải quyết về cơ bản đã đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai. Đặc biệt, đã chủ động rà soát các vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị kéo dài, phức tạp, tổ chức đối thoại trực tiếp với những người khiếu nại và có

biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, không để đơn thư tồn đọng, góp phần giữ vững sự ổn định về an ninh trật tự.

2.4. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG

2.4.1. Những hạn chế

- Một số UBND phường còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị của công dân, do vậy việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại thiếu thống nhất, tập trung, chưa huy động được vai trò của các tổ chức quần chúng trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị, chưa gắn việc giải quyết vớiyêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, do vậy nhiều vụ việc mới phát sinh nhung không được giải quyết kịp thời, gây bức xúc cho nhân dân.

- Một số Ủy ban nhân dân phường chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu nại đi hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu nại, đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm.

- Đất đai đặc biệt là đất đai đô thị là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu nại, nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu nại thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đất đai đô thị đòi hỏi phải có các bước thẩm tra, xác minh, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách, nhưng đội ngũ cán bộ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

đai đô thị của công dân còn hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn. Đồng thời, cách giải quyết khiếu nại còn quá cứng nhắc, rập khuôn theo quy định; chưa chú ý xem xét đến tính lịch sử của các vấn đề gây khiếu nại. Quá trình thẩm tra, xác minh để giải quyết của các cấp, các ngành nhiều trường hợp còn đơn giản, chưa đi sâu, tìm hiểu kỹ các tài liệu trong hồ sơ, chưa phân tích kỹ để xác định đúng chứng cứ nên việc phân tích đôi khi thiếu khách quan, một chiều (có vụ việc xảy ra không phức tạp, nhưng cách giải quyết ban đầu của chính quyền cơ sở chưa chính xác hoặc né tránh, đùn đẩy, làm phức tạp, dẫn đến kéo dài). Một số công chức thực thi nhiệm vụ chưa tốt, xử lý công việc chưa minh bạch, rõ ràng gây khó khăn trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị.

- Việc phối hợp giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân khiếu nại dai dẳng.

- Việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại đất đai đô thị nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cộng đồng dân cư chưa thường xuyên nên nhận thức của một bộ phận nhân dân về pháp luật còn mơ hồ.

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Sự chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và đất đai đô thị nói riêng. Như quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai cũng có nhiều điểm chưa đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Về việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng có sự khác nhau giữa Luật Xây dựng và Luật Đất đai. Ví dụ: Theo qui định về quản lý xây dựng thì những trường hợp nhà “siêu mỏng”, “siêu nhỏ” phải tiến hành

cưỡng chế, tháo dỡ. Tuy nhiên, đất để xây dựng những ngôi nhà đó lại là một phần còn lại từ khu đất mà phần lớn đã bị nhà nước thu hồi. Như vậy, đối tượng vẫn còn quyền sử dụng đất hợp pháp và lại không có nơi ở, không được bố trí tái định cư. Việc các cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ công trình, lập lại trật tự, mỹ quan đô thị là điều cần thiết. Đây chính là sự không đồng bộ giữa Luật Đất đai và Luật Xây dựng. Luật Đất đai quy định Nhà nước cho phép giữ lại để sử dụng đất thì không thể xem là đất bất họp pháp. Tuy nhiên, sử dụng vào mục đích gì cho hợp pháp thì không có văn bản hướng dẫn. Khi đó, người dân tìm cách xây nhà dưới diện tích tối thiểu được phép xây dựng thì lại rơi vào trường hợp vi phạm pháp luật theo Luật Xây dựng và các quy chuẩn xây dựng hiện hành. Vềtính thống nhất của các quy định pháp luật về các loại hợp đồng, giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành có sự khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự. Tình trạng pháp luật như vậy đã dẫn đến cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Cơ chế, chính sách hiện nay chưa chú ý đúng mức đến quyền lợi người dân, chưa đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân có đất đô thị được chuyển đổi mục đích sử dụng; chưa có tiêu chí rõ ràng để xác định đất đô thị đã sử dụng ổn định; chưa phân biệt được giữa việc lấn, chiếm đất với việc khai thác đất, khai hoang, phục hóa; chưa phân biệt rõ chính sách thu hồi đất đô thị giao cho doanh nghiệp làm khu công nghiệp, trụ sở, khu du lịch, xây dựng nhà ở để kinh doanh... Giá đất đô thị trong bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng một dự án nhưng bồi thường giai đoạn trước giá thấp, giai đoạn sau giá cao hơn; cùng một khu đất đô thị nhưng các công trình của nhà nước thì đền bù giá; thấp hơn so với các dựán của nhà đầu tư; cùng một vị trí đất nhưng có nhiều cách xác định khác nhau. Các quy định về giá bồi

thường thay đổi thường xuyên dẫn đến tình trạng không công bằng như: những người dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách thì được nhận tiền bồi thường thấp trong khi những người cố tình không chấp hành, chây ỳ thì được giải quyết giá bồi thường cao hơn. Nhiều trường hợp các hộ dân bị thu hồi đất những năm trước đây do giá bồi thường thấp, không được quan tâm giải quyết việc làm, tái định cư hoặc sử dụng tiền đền bù không có hiệu quả nay rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bần cùng cũng là nguyên nhân bức xúc dẫn đến khiếu nại, tố cáo.

Cơ sở pháp lý thực hiện giải quyết khiếu nại đất đai đô thị hiện nay chưa được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại, cũng như được quy định trong Luật Đất đai. Mà khiếu nại về đất đai đô thị chỉ được bao hàm chung trong giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung. Như vậy, người thực thi pháp luật cũng như người dân khiếu kiện cũng sẽ gặp khó khăn trong việc phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị từ thực tiễn quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)