Vai trò của dịchvụ thông tin khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 26 - 29)

1 .Tính cấp thiết của đề tài luận văn

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Lý luận về dịchvụ thông tin khoa học và công nghệ

1.1.5. Vai trò của dịchvụ thông tin khoa học và công nghệ

- Vị trí, vai trò của dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ

Trong ngành khoa học và công nghệ, bên cạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có vị trí và vai trò như sau:

- Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ đóng vai trò hỗ trợ trực tiếp hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, góp phần đưa các sản phẩm thông tin đến người dùng tin.

- Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

+ Giúp loại bỏ hiện tượng trùng lặp đề tài: Hoạt đông nghiên cứu và phát triển ở nước ta hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng nhuồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và được phân bổ theo kế hoạch hoạt động KH&CN hàng

năm của các Bộ, ngành, địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Căn cứ vào nhu cầu thực tế và nguồn kinh phí được phân bổ theo kế hoạch cho việc thực hiện các đề tài, các bộ ngành và địa phương tự xác định các đề tài và tổ chức thực hiện. Với cơ chế thực hiện đề tài như vậy, nếu không có được hệ thống thông tin thông suốt gữa các Bộ, ngành và địa phương với nhau thì rất dễ xảy ra hiện tượng trùng lặp đề tài. Như vậy, sẽ gây lãng phí ngân sách nhà nước và công sức của các nhà nghiên cứu. Tránh được việc trùng lặp đề tài, không chỉ giúp tiết kiệm được tiền của, mà còn phát huy hiệu quả đầu tư của nhà nước cho KH&CN, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.

+ Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài: Một trong những sản phẩm tư liệu quan trọng của quá trình thực hiện đề tài là Bản thuyết minh. Đây là tài liệu cung cấp thông tin khá đầy đủ về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài( tên, địa chỉ, học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo, thông tin về lĩnh vực nghiên cứu, công trình nghiên cứu đã thực hiện…), phản ánh được năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài. Những thông tin này không chỉ giúp các nhà quản lý trong việc đánh giá, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN, mà còn giúp tạo lập liên kết giữa các tổ chức, cá nhân nghiên cứu với nhau cũng như giữa người dùng tin với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu.

+ Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện các đề tài: Đây là một trong các nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển KH&CN đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Biện pháp hiệu quả nhất phục vụ cho việc thực hiện chủ trương này là tăng cường thông tin về các đề tài sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Việc công khai thông tin về các đề tài đang được thực hiện không chỉ giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển mà còn tạo nên sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

+ Cung cấp thông tin về các phát hiện mới, sáng tạo mới – cơ sở để tạo ra các sản phẩm mới cho xã hội.

Quá trình thực hiện đề tài là quá trình hướng tới những phát hiện hoặc sáng tạo mới. Vì vậy, tính mới là một đặc trưng quan trọng của KQNC. Tính mới KQNC có đặc điểm liên hoàn thể hiện ở chỗ một phát hiện/sáng tạo mới của một KQNC có thể là tiền đề cho những phát hiện/sáng tạo của một KQNC khác. Một phát hiện/ sáng tạo mới của một đề tài có thể là cơ sở hình thành một công nghệ mới dẫn đến sự xuất hiện của một sản phẩm mới

+ Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN: Một trong các đương lối chiến lược phát triển KH&N phục vụ CNH-HĐH đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra là tăng cường tính công khai, minh bạch trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và tăng cường phát triển thị trường công nghệ. Thông tin về báo cáo KQNC là một trong các biện pháp hiện thực hoá chủ trương này, thể hiện ở các mặt sau: Công khai các thông tin về báo cáo KQNC của các đề tài sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Qua đó củng cố niềm tin của cộng đồng nói chung và các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ KH&CN nói riêng đối với hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN. Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng áp dụng KQNC vào thực tiễn

- Đối với các doanh nghiệp KH&CN: Dịch vụ thông tin KH&CN cung cấp thông tin về công nghệ, các ngành sản xuất, đặc biệt là các thông tin về chợ công nghệ, thiết bị (techmart). Hiện nay tại Việt Nam, nhà nước đang có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, việc cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN còn nhằm mục đích thiết lập cổng thông tin KH&CN phục vụ đổi mới sáng tạo, trong đó cung cấp những công nghệ mới, đảm bảo nhu cầu thông tin về công nghệ, một thành phần cốt lõi của khởi nghiệp.

- Đối với các nhà quản lý, lãnh đạo: Dịch vụ thông tin KH&CN được cung cấp miễn phí với mục đích cung cấp những thông tin, số liệu về KH&CN trong các lĩnh vực để làm căn cứ hoạch định chủ trương, chính sách trong lĩnh vực KH&CN

- Đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên học sinh, sinh viên: Dịch vụ thông tin KH&CN (trực tiếp là các dịch vụ thông tin – thư viện) cung cấp số liệu, dữ liệu cho việc khai thác để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phục vụ mục đích tham khảo, giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)