1 .Tính cấp thiết của đề tài luận văn
7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển dịchvụ thông
3.2.4. Kiện toàn bộ máy tổ chức và thống nhất mô hình hoạt động
Hiện tại, trong mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương có nhiều mô hình tổ chức, kết hợp các mảng công việc liên quan chức năng, nhiệm vụ tương ứng được giao. Tên gọi các Trung tâm cũng có những khác nhau nhau (chẳng hạn như: Trung tâm Thông tin tư liệu, Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN, Trung tâm Thông tin và ứng dụng KH&CN,….).
Số ít (chủ yếu là những tổ chức thông tin KH&CN chưa mạnh, tiềm lực nhỏ và có xu hướng tổ chức gọn nhẹ) lựa chọn mô hình đơn giản: Thông tin + Thư viện là mô hình truyền thống .
Ngoài ra, còn có vài mô hình do các tổ chức thông tin KH&CN đề xuất, đó là:
- Thông tin + Thư viện + Thống kê KH&CN + Sở hữu trí tuệ; - Thông tin + Thư viện + Thống kê KH&CN + Dịch vụ KH&CN; - Thông tin + Thư viện + Sở hữu trí tuệ + Công nghệ thông tin.
Tiếp cận đề xuất này cũng liên quan tới bản thân đơn vị đó đang có mảng hoạt động này tương đối tốt, ví dụ như đơn vị đó hiện đang có mảng Sở hữu trí tuệ hay mảng tin học là mặt mạnh của đơn vị.
Trong số này, mô hình Thông tin + Thư viện + Dịch vụ KH&CN cũng là mô hình đáng lưu ý. Theo mô hình này, tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương có định hướng tập trung triển khai mạnh các dịch vụ KH&CN khác (không phải là thông tin).
Cũng phải lưu ý một vấn đề cốt lõi, làm thế nào để tổ chức thông tin KH&CN, ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao bằng kinh phí của Nhà nước còn có điều kiện đưa dịch vụ của mình ra thị trường thông tin một tốt hơn. Trên cơ sở phân tích thực tế, có thể đưa ra nguyên tắc để lựa chọn mô hình tổ chức tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN bộ/ngành, địa
- Không trùng lắp chức năng, nhiệm vụ với đơn vị khác (trong phạm vi một cơ quan chủ quản Bộ, ngành, địa phương) vì nếu không tổ chức công việc sẽ bị chồng chéo và đương nhiên không hiệu quả;
- Phối hợp và phát huy được những tiềm lực đã và sẽ có của các mảng hoạt động (cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ, tư liệu, sản phẩm tiềm năng,….).
Tóm lại, việc lựa chọn mô hình tổ chức tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương phải có cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả. Hiện nay, sau khi Thông tư 29/2015/TT- BKHCN ngày 15/10/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện ra đời, các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN ở bộ/ngành, địa phương đã và đang thay đổi mô hình tổ chức, đảm bảo sự thống nhất từ trung ương đến địa phương.