Phát triển hạ tầng thông tin ở qui mô quốc gia, tăng cường tiềm lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 81 - 85)

1 .Tính cấp thiết của đề tài luận văn

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển dịchvụ thông

3.2.1. Phát triển hạ tầng thông tin ở qui mô quốc gia, tăng cường tiềm lực

lực thông tin khoa học và công nghệ ở bộ/ngành, địa phương

3.2.1.1. Phát triển hạ tầng thông tin ở quy mô quốc gia

Các nước đều muốn tạo lập một hạ tầng kỹ thuật thông tin quốc gia giá rẻ và hiệu quả để mọi cá nhân và các tổ chức dễ dàng liên lạc với nhau. Nhờ hạ tầng thông tin này, người ta dễ dàng thiết lập và mở rộng phạm vi ứng dụng của các dịch vụ căn bản như: trao đổi thư điện tử, truyền tệp, tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin,… Hạ tầng thông tin quốc gia hiện tại bao gồm:

- Hạ tầng mạng thông tin KH&CN của trung ương, bộ ngành là phần xương sống cho mọi hoạt động thông tin KH&CN trong phạm vi toàn quốc;

- Đảm bảo kiến trúc hạ tầng: tuân thủ tiêu chuẩn chung về tổ chức tài nguyên thông tin; có những phần mềm tích hợp các tiêu chuẩn chung, và có phần nguồn tài nguyên thông tin chung, chia sẻ được;

- Đảm bảo các chuẩn liên kết, trao đổi thông tin tiên tiến: từ các chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động thông tin-thư viện như các chuẩn mô tả, trình bày, trao đổi dữ liệu;

- Sự hỗ trợ và chế độ ưu đãi của Nhà nước, của các mạng viễn thông quốc gia đối với hoạt động thông tin KH&CN (chế độ thuê bao, hỗ trợ kỹ thuật,…).

Tóm lại, Nhà nước đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển mạng thông tin KH&CN ở phạm vi bộ/ngành, địa phương với mức độ đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

Việc xây dựng chương trình đầu tư được thể hiện cụ thể ở phạm vi quốc gia, bộ ngành (trong đó có các dự toán chi tiết các hạng mục, lộ trình đối với từng phạm vi, từng cấp, từng nhóm tổ chức thông tin). Ở mỗi phạm vi đó giao cho một cơ quan chủ trì xây dựng trình duyệt. Cụ thể là: ở phạm vi quốc gia là Cục Thông tin KH&CN quốc gia; ở phạm vi Bộ, ngành là các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN; ở địa phương là các Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN.

3.2.1.2. Tạo lập tiềm lực thông tin khoa học và công nghệ ở bộ/ngành, địa phương

Do hạn chế về nguồn lực, để thoả mãn nhu cầu thông tin của xã hội, các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển, đều phải giải quyết cùng một số vấn đề, như: phần tự làm (đối với nguồn tin trong nước) và phần nhập mua (nguồn tin, CSDL nước ngoài). Đặc biệt là phải xác lập được những lĩnh vực,

những nguồn tin ưu tiên (nhất thiết phải có) cũng như cơ chế hỗ trợ tài chính cho các tổ chức để tạo ra các dịch vụ thông tin một cách phù hợp, hiệu quả.

Đối với nhiều nước trong khu vực, phát triển thông tin trong những năm đầu của giai đoạn chuyển sang xã hội thông tin đều dựa vào việc nhập khẩu có chọn lọc các sản phẩm thông tin mà đầu tiên là các CSDL từ các cường quốc thông tin như Hoa kỳ, Anh, Pháp, Nga,… để phổ biến và khai thác trong các cơ quan. Ví dụ như khai thác Mạng STN (Liên kết giữa Hoa Kỳ, CHLB Đức và Nhật Bản), mua các CSDL toàn văn online: EBSCO, Host, Blackwell, và gần đây là Science@Direct, Proquest Central, Ebrary, Springer Online, Asme,….

Tuy nhiên, vế thứ hai, quan trọng hơn, và là chủ đạo trong việc phát triển tiềm lực thông tin cũng như hệ thống dịch vụ thông tin, hình thành thị trường thông tin KH&CN, đó là tạo lập và phát triển các dịch vụ, các CSDL nội sinh về các nguồn tin KH&CN trong nước. Ở đây, xây dựng tiềm lực thông tin quốc gia, bao gồm việc đảm bảo đầy đủ những nguồn tin có giá trị (tạp chí, sách báo, ấn phẩm thông tin, CSDL,....) và phù hợp ở phạm vi quốc

gia, ngành nhất là nguồn tin số hóa. Có cơ chế trao đổi, liên kết trong khai thác, sử dụng, đặc biệt là đối với các tài nguyên thông tin được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.

Ở mỗi phạm vi quốc gia, bộ/ngành, địa phương, Nhà nước cần:

- Đảm bảo những nguồn tin hạt nhân (đối với cả nguồn tin trong nước và nước ngoài), cụ thể là cấp kinh phí để mua hoặc thuê bao online đối với các tạp chí, tài liệu chuyên dạng, CSDL có giá trị, phù hợp nhất. Các tổ chức thông tin KH&CN ở mỗi cấp cần xây dựng và thuyết minh cụ thể các Danh mục và các Danh mục đó phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau đó triển khai;

- Tạo lập và phát triển những CSDL nòng cốt, đặc thù. Các tổ chức thông tin KH&CN xây dựng Danh mục cụ thể các CSDL. Danh mục đó phải được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt sau đó triển khai.

Danh mục nguồn tin hạt nhân cũng như Danh mục CSDL cần được bổ sung, hiệu chỉnh định kỳ, tùy theo yêu cầu của thực tế và sự chỉ đạo của cơ quan quản lý.

- Quy định cơ chế chia sẻ, khai thác, sử dụng các nguồn tin được tạo lập, phát triển bằng kinh phí Nhà nước một cách cụ thể, đảm bảo cho người dùng tin tiếp cận, khai thác, sử dụng các nguồn tin đó dễ dàng.

Trên quy mô quốc gia, việc thiết lập hệ thống các sản phẩm thông tin là việc làm cần thiết song cũng tốn kém. Để tránh sự lãng phí do trùng lặp, tổ chức thiếu khoa học cần xây dựng dự án hình thành các tổ hợp chia sẻ và trao đổi các sản phẩm thông tin. Để đảm bảo chia sẻ thành công, phải chuẩn bị các điều kiện và các yếu tố cần thiết. Nhà nước cần có sự quản lý, điều phối và có thể xây dựng Chương trình hợp tác, tổ chức các Liên hiệp với sự thống nhất về những nguyên tắc cơ bản như: mục tiêu, quyền lợi, nghĩa vụ, phương thức hợp tác; phạm vi và khả năng mở rộng hợp tác, có Ban/Hội đồng điều hành am hiểu về tổ chức hoạt động thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, đủ năng lực điều chỉnh kịp thời trước những biến động,….

Việc tổ chức triển khai ở phạm vi Bộ, ngành, địa phương là do tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện.

3.2.1.3. Đảm bảo ngưỡng thông tin

Nhà nước đảm bảo cho việc tạo lập, phát triển tiềm lực thông tin đạt "ngưỡng" tương ứng với mức độ, phạm vi của mỗi tổ chức. Cụ thể là:

- Những nội dung cần được Nhà nước đảm bảo:

+ Đảm bảo cho việc mua các nguồn tin cơ bản, ổn định (nguồn tin hạt nhân) như các tạp chí, tài liệu chuyên dạng, ấn phẩm thông tin, sách chuyên

ngành,…. trong nước và nước ngoài (nhằm thực hiện nhiệm vụ duy trì, phát triển thư viện); Xây dựng các CSDL phản ánh đầy đủ các nguồn tin của thư viện; Tạo lập Thư viện điện tử;

+ Đảm bảo các điều kiện cho việc bảo quản, lưu giữ các nguồn tin được đưa về bằng kinh phí Nhà nước, nhất là nguồn tin quí hiếm;

+ Đảm bảo cho việc xây dựng và cập nhật những CSDL chủ chốt, đặc thù của tổ chức đó. Đây cũng chính là các CSDL nội sinh của tổ chức thông tin KH&CN. + Đảm bảo hỗ trợ mua hoặc truy cập (thuê bao online) một số CSDL thiết thực nhất của nước ngoài cũng như trong nước phục vụ trực tiếp cho các bộ/ngành.

- Chia sẻ nguồn tin: Tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương phải có trách nhiệm tham gia, chia sẻ những nguồn tin được tạo ra bằng ngân sách Nhà nước theo những quy định thống nhất đối với từng phạm vi, đối tượng cụ thể (thông qua các quy chế khai thác, sử dụng,...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)