Đảm bảo tài chính cho dịchvụ thông tin khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 85 - 90)

1 .Tính cấp thiết của đề tài luận văn

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển dịchvụ thông

3.2.2. Đảm bảo tài chính cho dịchvụ thông tin khoa học và công nghệ

Đảm bảo môi trường pháp lý cho phát triển, tiếp cận, sử dụng các dịch vụ thông tin KH&CN được tạo ra bằng cả 2 nguồn: ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước đều cần được xem xét.

3.2.2.1. Nguyên tắc điều chỉnh tổng thể

Hiện trạng các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương cho thấy, để tiếp tục phát triển dịch vụ thông tin cần có những điều chỉnh về mặt chính sách. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần đổi mới cơ chế và hoạt động thông tin KH&CN trong Luật KH&CN, trong Nghị định 11. Những nguyên tắc cần điều chỉnh ở phạm vi tổng thể đó là:

Thứ nhất, cần có định hướng ưu tiên cụ thể và có cơ chế hỗ trợ phù hợp, kịp thời đối với từng nhóm tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa

phương (về hình thức, lộ trình và mức độ đầu tư từ phía Nhà nước). Tức là chính sách đầu tư, hỗ trợ để nâng cao năng lực của các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương một cách đồng bộ xét từ khía cạnh toàn hệ thống/mạng lưới.

Thứ hai, việc phát triển các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương phải gắn kết hữu cơ với chính sách KH&CN của quốc gia nói chung và chính sách thông tin KH&CN nói riêng. Tinh thần chung là: các dịch vụ thông tin phải định hướng vào góp phần làm tăng "năng suất, chất lượng, hiệu quả" của công việc của các bộ/ngành, địa phương và phải dần đưa chúng thành hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu của xã hội nói chung, của phát triển KH&CN nói riêng.

Thứ ba, chính sách và nguồn lực tài chính phải được sử dụng thật sự hiệu quả để tạo ra tính đa dạng, chất lượng và có sự cạnh tranh trong các dịch vụ thông tin KH&CN.

Do vậy, phải xác định rõ cơ chế hỗ trợ phù hợp với mục tiêu, tính chất của các dịch vụ thông tin, của từng loại tổ chức thông tin bộ/ngành. Trên bình diện toàn mạng lưới các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN quốc gia, cần phải nhìn nhận theo 3 mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ toàn phần; - Hỗ trợ một phần ; - Tự trang trải.

3.2.2.2. Nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước

Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, tuỳ theo lĩnh vực và trường hợp cụ thể, Nhà nước áp dụng cơ chế hỗ trợ cho phù hợp. Nguyên tắc chung của việc đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cho thông tin là:

- Thứ nhất: Nhà nước có trách nhiệm đầu tư tạo lập và phát triển hạ tầng thông tin cũng như tài nguyên thông tin quốc gia; Đảm bảo cơ chế chia

sẻ, tiếp cận, khai thác sử dụng tài nguyên thông tin (ở phạm vi quốc gia, ngành, địa phương), nhất là đối với những phần thông tin được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.

- Thứ hai: Nhà nước chỉ hỗ trợ cho dịch vụ thông tin phục vụ cho những lĩnh vực về chính trị, chiến lược, chính sách, quản lý nhà nước, nghiên cứu cơ bản và số ít các ngành công nghệ mũi nhọn, mang tính đột phá.

- Thứ ba: Dịch vụ thông tin phục vụ nhu cầu trực tiếp cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu tin cá nhân,…. đều phải chuyển sang cơ chế tự trang trải theo cơ chế thị trường với đúng nghĩa thông tin là một loại sản phẩm hàng hóa.

3.2.2.3. Đảm bảo kinh phí hoạt động

+) Nguyên tắc chung:

- Cấp và sử dụng đúng nguồn kinh phí. Cũng như các tổ chức KH&CN, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương được Nhà nước cấp qua hai nguồn:

+ Nguồn kinh phí đầu tư cơ bản;

+ Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp.

Việc đảm bảo cấp và sử dụng kinh phí từ trước đến nay (kể cả theo cơ chế mới) luôn phải đúng nguồn. Các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đều phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng đúng nguồn, đúng mục đích.

- Phương thức: Nhà nước giao khoán nhiệm vụ, sản phẩm, dịch vụ cụ thể với kinh phí tương ứng thông qua hình thức ký hợp đồng hàng năm (đối với nhiệm vụ thường xuyên) hoặc đặt hàng đột xuất (đối với nhiệm vụ đột xuất).

+) Đảm bảo kinh phí đầu tư cơ bản (nguồn 1)

Nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo những đề án đầu tư cơ bản đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo

đúng quy định. Vấn đề là, để được đầu tư, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương phải biết tiếp cận và xây dựng đề án đúng mục đích, đúng mẫu và lộ trình. Trong những năm qua, nhìn chung, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương ít được đầu tư từ nguồn này, một phần cũng do các tổ chức thông tin ít xây dựng đề án. Ngoài ra, tình trạng sử dụng kinh phí không đúng mục địch cũng vẫn thường xảy ra.

+) Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (Nguồn 2)

Những nội dung hoạt động được đảm bảo kinh phí thường xuyên phải bao gồm:

- Đảm bảo nguồn tư liệu (ở ngưỡng quốc gia, ngành), tức là kinh phí để mua những tài liệu hạt nhân/tài liệu cơ bản của một tổ chức thông tin bộ/ngành. Ở đây, ta tạm coi khái niệm "Ngưỡng tài liệu" là những nguồn tài liệu cần thiết nhất, cần được mua một cách ổn định. Nhờ vào "ngưỡng" đó, tổ chức thông tin có khả năng đáp ứng nhu cầu tin (ít nhất ở mức độ trung bình) trong phạm vi, lĩnh vực được giao. Các nguồn đó được thể hiện bằng các danh mục và dự trù kinh phí tương ứng, được Nhà nước (Bộ, ngành, địa phương) phê duyệt. Trong đó gồm: tài liệu nội sinh và tài liệu nước ngoài.

Phương thức mua và tổ chức khai thác: có sự liên kết, chia sẻ ở phạm vi quốc gia, ngành và theo lĩnh vực dưới sự điều phối của cơ quan quản lý nhà nước.

- Duy trì và phát triển kho thư viện cũng như các CSDL về tư liệu của thư viện để làm công cụ tra tìm, khai thác. Những nội dung chủ yếu là:

+ Xử lý biên mục, xây dựng và duy trì, cập nhật các CSDL về tư liệu của thư viện, tạo lập các danh mục, công cụ tra cứu;

+ Tổ chức các kho tài liệu (tạo lập, duy trì, phát triển, kể cả kho mở hiện đại).

- Đảm bảo điều kiện cho thư viện hoạt động tốt, thường xuyên (các phòng đọc, kể cả phòng đa phương tiện), trong đó có:

+ Phục vụ thư viện tại chỗ, trong đó có sự ưu tiên phục vụ cho những độc giả đặc biệt - cán bộ lãnh đạo (Trung ương, Bộ, ngành, địa phương), các nhà khoa học, cán bộ quản lý chủ chốt,….

+ Phục vụ từ xa và liên thư viện (hỗ trợ kinh phí truy cập mạng, ưu tiên sử dụng các mạng dùng chung, các mạng được tạo lập bằng kinh phí Nhà nước,….).

- Phục vụ thông tin cho lãnh đạo, quản lý bằng các hình thức khác nhau như ấn phẩm định kỳ (tổng quan, bản tin chọn lọc, bản tin điện tử, cập nhật báo cáo số liệu) hoặc theo chế độ phân phối tin chọn lọc.

- Hỗ trợ cập nhật, nâng cấp các CSDL nòng cốt (các CSDL đã có, được xây dựng theo các đề án từ trước, hoặc xây dựng theo nhiệm vụ đột xuất-không thuộc kinh phí hoạt động thường xuyên). Đó là các CSDL tầm quốc gia hay đặc thù của bộ,ngành, nhưng giao cho tổ chức thông tin cụ thể. Danh mục các CSDL này phải được Nhà nước phê duyệt, trên cơ sở đó đầu tư, phát triển.

- Đảm bảo hỗ trợ cập nhật thông tin, nâng cấp Trang chủ/Website/Cổng thông tin của tổ chức thông tin. Đảm bảo kinh phí hỗ trợ thuê bao đường truyền. Việc xây dựng, tạo lập ban đầu theo đề án đầu tư hoặc nhiệm vụ đột xuất.

- Nhà nước đảm bảo hỗ trợ chủ yếu trong việc đào tạo cán bộ và hợp tác quốc tế. Kinh phí hợp tác quốc tế với những đối tác truyền thống được cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm như trước (đoàn ra, đoàn vào, niên liễm, đối ứng). Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ (cử cán bộ đi học chuyên môn, nghiệp vụ) cũng được đưa vào kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm.

- Đảm bảo cấp kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất (Nguồn 2). Nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất cần

thiết (theo phương thức đặt hàng giao nhiệm vụ của Nhà nước, bộ, ngành) theo hai hình thức là giao từ trên xuống (đặt hàng) hoặc đề xuất từ dưới lên.

- Thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo cơ chế hợp đồng giao nhiệm vụ, sản phẩm, có kiểm tra định kỳ, đột xuất, có nghiệm thu, thanh lý đúng theo quy định.

- Điều kiện: Nhà nước phải có những định mức, định giá hoặc quy chiếu tương xứng cho mỗi nhiệm vụ, sản phẩm, dịch vụ để có cơ sở xây dựng hợp đồng.

Việc thực hiện những nhiệm vụ đột xuất là cơ hội cho tổ chức thông tin KH&CN có thêm việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ. Tổ chức nào có tiềm lực, được tổ chức tốt, có uy tín sẽ có nhiều cơ hội nhận những nhiệm vụ đột xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)