Xây dựng đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 92 - 93)

1 .Tính cấp thiết của đề tài luận văn

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển dịchvụ thông

3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp

Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ việc đào tạo cán bộ thông tin cho toàn mạng lưới các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN bộ/ngành và địa phương thông qua hình thức hỗ trợ đầy đủ hoặc một phần, trực tiếp hoặc gián tiếp. Kinh nghiệm cho thấy, hình thức hỗ trợ trực tiếp có hiệu quả hơn. Nhà nước quy định thống nhất chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ thông tin, quy định về tiêu chuẩn lựa chọn và hỗ trợ các hình thức (cấp kinh phí, cung cấp tài liệu,….) cho một số tổ chức có năng lực để

tiến hành tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ thông tin trong phạm vi toàn mạng lưới bộ, ngành.

Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng này được phân cấp triển khai ở phạm vi quốc gia, bộ/ngành, địa phương thông qua hình thức giao nhiệm vụ bằng phương thức Nhà nước ký hợp đồng với các tổ chức đào tạo (đối với cả

nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất). Các tổ chức đào tạo chủ yếu được ưu tiên trước hết là tổ chức thông tin KH&CN.

Ngoài ra, mỗi tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương đều được Nhà nước đảm bảo một khoản kinh phí hàng năm (trong kinh phí hoạt động thường xuyên) cho công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, chẳng hạn như để cử cán bộ tham gia các khóa học, các lớp tập huấn, các hội thảo khoa học cần thiết.

Phương thức triển khai: Nhà nước phân cấp và giao khoán kinh phí đào tạo cùng các kế hoạch, nhiệm vụ tương ứng cho các tổ chức đào tạo hoặc tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành, địa phương được phân công chức năng. Kinh phí này nằm trong kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên. Ngoài ra, khi có những yêu cầu của thực tế thì Nhà nước giao kinh phí đào tạo theo nhiệm vụ đột xuất (trên cơ sở: từ phía Nhà nước thấy cần thực hiện hoặc từ những đề xuất ở dưới lên và được Nhà nước chấp thuận).

Nhà nước cấp kinh phí cho việc xây dựng, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy thông qua phương thức hợp đồng giao nhiệm vụ cụ thể (có thể là nhiệm vụ thường xuyên hay nhiệm vụ đột xuất).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 92 - 93)