Thẩm quyền, quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 27 - 35)

hành chính nhà nước vừa đảm bảo quyền công dân, vừa đảm bảo tính đúng đắn của một quyết định hành chính, hành vi hành chính. Ngoài việc đảm bảo quyền công dân, việc giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng còn có tác

động trở lại với các cơ quan hành chính nhà nước và tác động đến chính cá

nhân người giải quyết khiếu nại. Sự tác động trở lại này có tính tích cực, những nội dung khiếu nại đúng của người đi khiếu nại sẽ tạo cho người ra quyết hành chính, hành vi hành chính ý thức hơn, cẩn thận hơn khi ban hành

một quyết định hành chính, hành vi hành chính. Xa hơn nữa giúp cho những nhà làm luật nhìn ra những điểm bất cập, chưa phù hợp của pháp luật đểđiều chỉnh, bổ sung những quy định mới tạo nên nền tảng vững chắc hành lang pháp lý về bồi thường giải phóng mặt bằng.

1.2. Thẩm quyền, quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng phóng mặt bằng

1.2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng

Giải quyết khiếu nại trong công tác giải phóng mặt bằng là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại theo trình tự thủ tục luật

định của người có thẩm quyền đối với việc khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc thực hiện liên quan đến lĩnh vực giải phóng mặt bằng.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng là một bộ

phận trong giải quyết khiếu nại nói chung. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng được thực hiện khi cơ quan, tổ chức, công dân sử

dụng đất hoặc tài sản trên đất bị thu hồi thấy quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính và được

giải quyết khiếu nại lần đầu tại chính cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật bị khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết sẽ tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên cấp trên trực tiếp của cấp đã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện tại Toà án hành chính.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng được xác định theo từng cấp bậc hành chính: cao nhất thuộc về Chính phủ; thẩm quyền trung tâm của ngành, lĩnh vực là của các bộ, cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm quyền của các địa phương thuộc về cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm Uỷ ban nhân tỉnh, huyện, thị trấn, xã.

Trên cơ sở đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng lần đầu được xác định như sau:

- Bộ trưởng và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần

đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

- Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của mình;

- Giám đốc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

- Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng do mình quản lý;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng trên địa bàn, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có quyền thành lập tổ xác minh với nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, tham mưu cho mình ra Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Đối với các khiếu nại lần hai, thẩm quyền giải quyết khiếu nại được xác định như sau:

- Bộ trưởng có thẩm quyền:

+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của Thủ tưởng cơ quan thuộc Bộ đã giải quyết lần dầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn.

+ Giải quyết khiếu nại hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải

phóng mặt bằng của Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện, Giám đốc Sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần

đầu đã hết thời hạn nhưngchưađược giải quyết.

- Giám đốc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở đã giải quyết lần đầu nhưng

còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưngchưađược giải quyết. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưađược giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Quận:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ

tịch Uỷ ban nhân dân quận giải quyết các khiếu nại liên quan đến quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất và thông báo thu hồi giải phóng mặt bằng, việc xác định nguồn gốc đất.

- Phòng Quản lý Đô thị có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận giải quyết các khiếu nại liên quan đến nguồn gốc hình thành tài sản trên đất, đền bù tài sản trên đất, phá dỡ công trình.

- Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (Ban Quản lý dự án) có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận giải quyết các khiếu nại

liên quan đến quyết định giải phóng mặt bằng, quyết định phê duyệt phương

án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Thanh tra có nhiệm vụtham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận giải quyết các vụ việc khiếu nại về giải phóng mặt bằng phức tạp, liên quan

đến nhiều người, nhiều phòng ban, nhiều lĩnh vực như: đất đai, tài sản, chếđộ

chính sách... Thanh tra có nhiệm vụ xem xét, thành lập tổ xác minh, xác minh và báo cáo kết quả xác minh với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận để ra quyết

định giải quyết khiếu nại.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng của các cơ quan hành chính nhà nước là nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước nhân danh Nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính về giải phóng mặt bằng theo một trình tự, thủ tục luật định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất hoặc tài sản trên đất.

1.2.2. Quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng

* Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại.

Người khiếu nại phải gửi đơn thư và các tài liệu liên quan (nếu có)

đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại, có chữ ký của người khiếu nại. Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện (giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật).

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tham mưu ra quyết định thụ lý để giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì có

Bước 2: Xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.

Khi chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và

nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại. Khi gặp gỡ, đối thoại có đại diện cơ quan giải quyết nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình. Việc gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của người tham gia; tóm tắt kết quả về những nội dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do.

Bước 3: Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Người giải quyết khiếu nại về công tác giải phóng mặt bằng ra quyết

định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên, công khai Quyết

định giải quyết khiếu nại theo quy định. Quyết định giải quyết khiếu nại phải chứa đựng các nội dung theo yêu cầu của Khoản 2 Điều 31 Luật Khiếu nại năm 2011, trong đó phải kết luận nội dung khiếu nại, quyết định giữ nguyên,

sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại.

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng

không quá 45 ngày. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải huỷ bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.

* Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì có

văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 2: Xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.

Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại. Quy trình xác minh, làm rõ các nội dung khiếu nại giống như giải quyết khiếu nại lần đầu. Tuy nhiên, để làm rõ các vấn đề trong đơn khiếu nại,

Luật Khiếu nại năm 2011 quy định việc đối thoại giữa các bên liên quan là yêu cầu bắt buộc trong quy trình giải quyết khiếu nại lần hai. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại.

Bước 3: Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

Kết quả của quá trình xác minh, lãm rõ nội dung khiếu nại, trong thời hạn không quá 45 ngày (trừ trường hợp đặc biệt), người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết

định giải quyết khiếu nại lần hai phải bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 40 Luật Khiếu nại năm 2011, trong đó phải kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là

đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ

liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể

từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

1.3. Những yếu tốảnh hưởng tới giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)