Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 70 - 81)

2.3.1. Những mặt được

Công tác tiếp công dân, xửlý đơn thư và giải quyết khiếu nại về đất đai

nói chung và giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng nói riêng trên địa bàn Quận Đống Đa thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực; đặt biệt là sự quan tâm chỉ đạo tích cực của cấp uỷ các cấp, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, tạo được sự thống nhất của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại; nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công

UBND quận đã chỉ đạo Thanh tra Quận, các phòng ban và UBND

phường giải quyết kịp thời đối với các vụ việc khiếu nại về giải phóng mặt bằng có tích chất phức tạp, đông người. Nhiều vụ việc đã được giải quyết

theo đúng quy trình, đúng thời hạn luật định. UBND các phường và các phòng ban chuyên môn của Quận có nhiệm vụ giải quyết đơn thư thường

xuyên như phòng Tài nguyên và Môi trường, ban Quản lý dự án Đầu tư xây

dựng có sự phối hợp chặt chẽ, thực hiện tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Trong quá trình giải quyết khiếu nại đã chú trọng

công tác đối thoại với người khiếu nại, đã kết hợp giữa vận động, thuyết phục với phân tích thấu tình, đạt lý để công dân tự hiểu và tự giác chấp hành. Công khai, minh bạch các chế độ chính sách cũng như tuyên truyền phổ biến pháp luật. Đối với những vụ việc phức tạp, những vụ việc đã có quyết định giải quyết lần hai nhưng công dân vẫn còn khiếu nại thì Lãnh đạo các cấp, các

ngành đã tập trung chỉ đạo rà soát, tiến hành đối thoại công khai, dân chủ, từ đó đã có những biện pháp chỉđạo giải quyết dứt điểm.

Dưới sự lãnh đạo của Quận uỷ, sự chỉ đạo sát sao của UBND, Thủ trưởng các cấp, các ngành trong Quận đã chú trọng quan tâm tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo đúng quy định. Hầu hết các đơn vị hành

chính trên địa bàn quận đã bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận lợi, niêm yết công khai lịch, nội quy tiếp công dân, kiện toàn bộ máy giúp việc và bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực công tác, am hiểu chính sách pháp luật làm công tác tiếp công dân.

Thủ trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra quận đã có

nhiều biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại về

giải phóng mặt bằng. Hầu hết các đơn thư khiếu nại về giải phóng mặt bằng

bản đã đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai. Đặc biệt, đã chủ động rà soát các vụ việc khiếu nại về giải phóng mặt bằng kéo dài, phức tạp, tổ chức đối thoại trực tiếp với những người khiếu nại và có biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, hạn chế đơn thư khiếu nại

vượt cấp, không để đơn thư tồn đọng, góp phần giữ vững sự ổn định về an ninh trật tự.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Công tác giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận

Đống Đa vềcơ bản đã đạt và đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Một là, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại

trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập dẫn đến việc lúng túng,

khó khăn, thiếu kịp thời trong quá trình ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết khiếu nại và ra quyết đinh giải quyết khiếu nại.

Hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung thay thế nhưng lại chưa đồng bộ, vẫn còn những mâu thuẫn, chồng chéo. Chính sách pháp luật về đất đai của nước ta còn thiếu đồng bộ và tính ổn định. Luật Đất đai được Nhà nước ta ban hành qua các thời kỳ: năm

1953 với tên gọi là Luật Cải cách ruộng đất 1953; đến năm 1987 tên gọi Luật

Đất đai chính thức được sử dụng từ đó đến nay; Luật Đất đai năm 1993; Luật

Đất đai sửa đổi năm 1998; Luật Đất đai sửa đổi năm 2001; Luật Đất đai năm 2003 và 10 năm sau Nhà nước ta lại ban hành Luật đất đai năm 2013. Tuy nhiên một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự chồng chéo mâu thuẫn, nên khi giải quyết khiếu nại Quận không có đủcơ sở

pháp lý hoặc lúng túng trong việc tổ chức thực hiện pháp luật.

Trong lĩnh vực quản lý đất đai, nhất là việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ

của Nhà nước về lĩnh vực này luôn thay đổi, thiếu tính ổn định dẫn đến người

dân có đất bị thu hồi có sự so bì, tìm cách khiếu kiện đông người để tạo áp lực, trông chờ vào sự giải quyết có lợi hơn; cơ chế giải quyết hỗ trợ hiện nay còn cứng nhắc và chưa phù hợp với thực tế, Quận luôn quan điểm giải quyết theo

hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân theo chủ trương của Đảng, Nhà

nước (tăng mức hỗ trợ) nhưng sợ phản ứng dây chuyền hoặc không có ngân sách nên không dám giải quyết.

Trong lĩnh vực khiếu nại, mặc dù số vụ khiếu nại đông người trong những năm gần đây phát sinh nhiều nhưng do pháp luật chưa có quy định cụ

thể xử lý vẫn đề này. Thực tếtrong 05 năm gần đây, UBND quận đã phải xem xét, giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, nhưng do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên nhiều khi còn lúng túng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc giải quyết khiếu nại kéo dài, chậm dứt điểm.

Hai là, việc tổ chức thực hiện giải quyết khiếu nại đôi khi chưa hiệu quả, thiếu sự phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại giữa các phòng ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Quận.

Việc phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại nhiều khi không chính xác,

không đúng thẩm quyền dẫn đến việc công dân gửi nhiều đơn nhiều nơi,

nhiều cấp, thậm chí còn đến nhà các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phốđể gửi đơn; việc tổ chức các cuộc đối thoại, hoà giải để giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện phức tạp chưa được tiến hành thường xuyên; công tác kiểm tra xác minh, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền đối với một số vụ

việc còn kéo dài, chưa đảm bảo thời gian theo quy định; một số đơn vị chỉ

chú trọng giải quyết hết thẩm quyền, trách nhiệm mà chưa quan tâm để có biện pháp giải quyết dứt điểm các vụ việc; công tác tham mưu, quản lý nhà

nước về các lĩnh vực đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện chế độ chính sách còn một số hạn chế; chất lượng giải quyết vụ việc của một số

đơn vị chưa cao, còn mang tính hình thức dẫn đến việc người dân tiếp tục khiếu nại lên cấp trên, hơn nữa chính quyền cấp phường cũng gặp khó khăn

trong quá trình giải quyết do mối quan hệ gia đình, hàng xóm do đó khi quyết

định hoặc kết luận tính đúng sai của vụ việc là rất khó khăn; việc theo dõi,

đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại chưa sát

sao, nhiều quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng các cơ

quan có liên quan thực hiện chậm, thực hiện chưa nghiêm túc, dẫn tới việc

người khiếu nại bức xúc lại có đơn khiếu nại. Do đó, hiệu quả giải quyết còn hạn chế, số vụ việc khiếu kiện đông người chưa được giải quyết dứt điểm vẫn còn nhiều.

Thực tiễn qua công tác giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng trên

địa bàn Quận cho thấy, công tác phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn liên quan, giữa cấp trên với cấp dưới hoặc giữa cấp uỷ, chính quyền với đoàn

thể, các tổ chức chính trị - xã hội còn chưa thực sự chặt chẽ, thiếu đồng bộ, có vụ việc quan điểm, ý kiến khác nhau hoặc khi thanh tra, kiểm tra để xem xét, giải quyết lại thiếu sự phối hợp, trao đổi để thống nhất, kết luận còn chung chung, dẫn đến việc tổ chức thực hiện rất khó.

Ba là, năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác giải quyết khiếu nại về

giải phóng mặt bằng vẫn còn thiếu tính chủđộng trong thực thi công vụ. Nhất

là đội ngũ cán bộ ở cơ sở (phường) vẫn còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật chuyên ngành, còn hạn chế trong ứng xử

theo pháp luật, lại không thường xuyên cập nhật các văn bản mới ban hành, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm việc nên nhiều khi giải quyết công việc của dân còn vi phạm pháp luật. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn gây khó khăn, sách nhiễu cho dân, tình trạng chậm trễ hoặc

giải quyết không thoả đáng các khiếu nại từ phía cơ quan nhà nước đã làm

giảm lòng tin của dân vào pháp luật, khiến vụ việc khiếu nại kéo dài, vượt cấp.

Đội ngũ cán bộ địa chính ở cấp phường còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu về số lượng cũng là nguyên nhân không nhỏ gây khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, còn có tình trạng quan liêu, tham nhũng trong

quá trình thực thi công vụ.

Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu, giải quyết khiếu nại thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích

chính đáng của người khiếu nại, có động cơ không trong sáng nên giải quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa bảo đảm vụ việc được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân không đồng ý, tiếp tục khiếu nại. Có một số cán bộ thái độ tiếp xúc với dân không đúng, tạo nên sự phản cảm, khoảng cách, mất lòng tin của nhân dân mặc dù kết quả giải quyết khiếu nại

đúng pháp luật.

Bốn là, nhận thức, ý thức pháp luật của người khiếu nại nhìn chung còn hạn chế; việc xử lý các trường hợp người khiếu nại về giải phóng mặt bằng có hành vi gây rối, quá khích, làm mất trật tự nơi công sở, chủ mưu, xúi giục,

kích động đi khiếu kiện đông người chưa được thực thi có hiệu quả.

Trong thực tế, nhiều vụ việc đã được xem xét giải quyết đúng quy định pháp luật, được hướng dẫn, giải thích cụ thể nhưng người khiếu nại vẫn không chấp hành và tiếp tục khiếu kiện kéo dài, gây phiền hà cho cơ quan nhà nước và các cấp chính quyền. Có nhiều trường hợp người khiếu kiện có hành

vi lăng mạ, xúc phạm chính quyền, cán bộ tiếp dân, giải quyết khiếu nại (viết khẩu hiệu, băng rôn nói xấu, chửi bới, lăng mạ, gọi điện thoại, nhắn tin khủng bố...) hoặc gây rối trật tự công cộng (kéo vào trụ sở cơ quan Nhà nước, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo, cản trở giao thông, có những hành vi thiếu văn hoá, phản cảm nơi công cộng...). Tuy nhiên, việc xử lý đối với các

hành vi này nhìn chung còn chưa kiên quyết, các cơ quan chức năng thường chỉ áp dụng biện pháp giải thích, thuyết phục để đưa dân trở về địa phương

(xử lý tình huống), do đó chưa thể hiện được tính kỷcương, nghiêm minh của pháp luật, chưa tạo được sựrăn đe đối với các đối tượng vi phạm.

Năm là, nguồn lực, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng vẫn chưa được quan tâm,

đầu tư đúng mức.

Công tác giải quyết khiếu nại là một trong những công việc khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kinh nghiệm. Mặc khác, một số vụ việc có sự can thiệp của cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền làm cho việc giải quyết thêm phức tạp. Hồ sơ quản lý của các cơ quan chức năng (sổ địa chính, bản đồ địa chính...) lưu trữ không đầy đủ hoặc còn thiếu nên khi phát sinh khiếu nại không đủ tài liệu để xem xét, kết luận giải quyết. Chưa có cơ

chế khen thưởng, xử phạt rõ ràng đối với cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm và không thành nhiệm vụ trong quá trình giải quyết khiếu nại.

2.3.3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

Quy định pháp luật trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng tuy đã được sửa

đổi, bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn còn bất cập, thay đổi thường xuyên; công tác quản lý kinh tế, xã hội vẫn còn sơ hở làm phát sinh khiếu nại của công dân.

Một sốcơ chế, chính sách pháp luật về đất đai chưa phù hợp với thực tế, do lịch sử để lại khó giải quyết, nhất là nguồn gốc đất đai, quá trình sử dụng

đất; công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ còn lỏng lẻo, nhất là về quản lý đất đai,

chế độ chính sách; chính sách, pháp luật vềđất đai, nhất là trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng chưa theo kịp cơ chế thị trường, chưa hợp lý phần giá trị

thêm mang lại từ đất cho các dự án đầu tư như trong việc thu hồi đất, bồi

Trình độ dân trí ngày càng cao, có sự can thiệp của các văn phòng luật

sư, trung tâm tư vấn pháp luật, hoạt động tư vấn và trợgiúp pháp lý… cũng là

một trong sốnguyên nhân khách quan làm gia tăng số vụ khiếu nại. Bên cạnh

đó cũng còn một bộ phận nhỏngười dân chưa hiểu đúng, hoặc không tuân thủ

pháp luật, không chấp hành các quyết định giải quyết dẫn đến nhiều vụ việc dai dẳng kéo dài, vượt cấp.

Đối với các vụ việc khiếu nại về giải phóng mặt bằng, tâm lý của người khiếu nại không muốn gửi đơn đến cơ quan Toà án nhưng lại thiếu tôn trọng quyết định giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước, dẫn đến khiếu nại

kéo dài, khó có điểm kết thúc. Mục đích cuối cùng của mà người khiếu nại muốn là được hưởng chế độ, chính sách đền bù theo yêu cầu. Mặt khác một sốcông dân đối với nhiều sự kiện xảy ra thường cho rằng đi khiếu nại sẽđược các cấp chính quyền quan tâm và xem xét giải quyết. Do đó không ít những vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại nhưng công dân vẫn tiếp tục đề

nghị xem xét giải quyết lại.

- Nguyên nhân chủ quan

Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, người đứng đầu ở cấp cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết khiếu nại; chưa thấy hết được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc giải quyết khiếu nại; chưa coi đây là

công việc trọng tâm, thường xuyên, nên chưa tập trung chỉ đạo giải quyết dứt

điểm các vụ việc phức tạp; chưa coi trọng công tác hoà giải, đối thoại và giải quyết khiếu nại từ cơ sở. Nhiều Lãnh đạo còn coi việc khiếu nại của dân là

đương nhiên phải có, không thấy được trách nhiệm của mình trong việc để

xảy ra tình trạng khiếu nại, chưa trực tiếp tiếp dân hoặc tiếp thu ý kiến nhưng

không kịp thời chỉđạo giải quyết.

Khi thực hiện một số dự án giải phóng mặt bằng thu hồi đất của dân còn nhiều thiếu sót trong thực hiện quy trình, chưa công khai minh bạch trong

nhân dân về chính sách bồi thường, nhất là các số liệu kiểm kê, áp giá đền bù

để nhân dân có thể giám sát. Khi ra các quyết định phê duyệt phương án BT, HT&TĐC cư cho người dân, cơ quan nhà nước chỉ biết thực hiện theo ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 70 - 81)