Giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 81 - 109)

3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng

Pháp luật về giải quyết khiếu nại cần quán triệt và cụ thể hoá đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác này, đảm bảo phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước và cải cách công tác tư pháp

hiện nay. Các quy định cần tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ

chức thực hiện quyền khiếu nại, tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước. Việc giải quyết khiếu nại về giải phóng

mặt bằng của cơ quan hành chính nhà nước cần tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân Quận và người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; tăng thẩm quyền giải quyết khiếu nại; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại theo hướng công khai, minh bạch, tăng cường đối thoại; đơn

giản thủ tục khiếu nại, có cơ chế để người khiếu nại tiếp cận thông tin, thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để thực hiện những yêu cầu này, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại đảm bảo tính hệ thống,

đồng bộ, xác định vai trò chủđạo của Luật Khiếu nại trong hệ thống đó. Luật

này quy định, điều chỉnh những vấn đề có tính nguyên tắc về quyền và nghĩa

vụ trong khiếu nại; thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại; cơ chế kiểm tra, giám sát...; trên cơ sở đó quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong các văn bản dưới luật phải đảm bảo thống nhất với các

quy định trong luật...

- Sửa đổi, bổ sung một sốquy định không còn phù hợp của Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản có liên quan, đảm bảo thống nhất về trình tự, thủ

tục giải quyết khiếu nại, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại; đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong việc giải quyết khiếu nại; đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, xác định trách nhiệm của các đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức trong việc giải quyết khiếu nại, nâng cao trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận và người có quyết

định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Hoàn thiện các quy định về chế độ chính sách đối với người trực tiếp giải quyết khiếu nại và các quy định để tạo nguồn lực cho việc thực hiện giải quyết khiếu nại.

- Hoàn thiện quy định về tiếp nhận đơn thư khiếu nại về giải phóng mặt bằng của công dân.

Hiện nay, Luật Khiếu nại chưa quy định về việc tiếp nhận và xử lý nội dung đơn khiếu nại về giải phóng mặt bằng đông người. Vì vậy đề nghị phải

có quy định riêng về việc tiếp nhận đơn thư và giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng mà ở đây là khiếu nại đông người. Nên quy định “Trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn từng người viết đơn riêng để được giải quyết”. Khiếu nại đông người thực chất là nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung

(chẳng hạn như nhiều người cùng khiếu nại về một quyết định thu hồi đất). Thực tế tình trạng khiếu nại đông người vẫn diễn ra ở nhiều nơi với tính chất gay gắt, phức tạp và thường liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư... đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải xem xét. Đối với các vụ việc này, nhìn chung các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn phải giải quyết dưới các hình thức khác nhau, tiến hành thanh tra, xác minh,

sau đó ra văn bản trả lời... Tuy nhiên, do chưa có quy định của pháp luật về

xử lý khiếu nại đông người nên khi có vụ việc xảy ra đã gây không ít khó

khăn, lúng túng trong quá trình xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó cần nghiên cứu để quy định trong Luật việc giải quyết khiếu nại đông người, vì đây là

một thực tế không thể né tránh, khi vụ việc xảy ra các cơ quan nhà nước vẫn phải có trách nhiệm giải quyết. Theo đó, về nội dung cần xuất phát từ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, chẳng hạn do chính sách, chế độ liên quan đến giá cả bồi thường hoặc có vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách... để có những quy định phù hợp.

3.2.2. Tuyên truyền pháp luật đất đai, chính sách giải phóng mặt bằng và pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân trong công tác khiếu nại, giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng

Cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại

trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng cần nhận thức vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách pháp luật nói chung và chính sách pháp luật giải phóng mặt bằng nói riêng, việc giải quyết khiếu nại là hết sức quan trọng. Người cán bộ, công chức làm công tác quản lý giải phóng mặt bằng cần nhận thức đầy đủ về việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật đất đai,

giải phóng mặt bằng, nhất là các quy định về bồi thường, hỗ trợvà tái định cư.

Trên tinh thần không đểngười dân bịảnh hưởng đến quyền, lợi ích của mình.

Đối với người cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại thì không chỉ cần nhận thức đầy đủ việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật khiếu nại như thực hiện đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục và thời

gian quy định, mà người cán bộ, công chức còn cần hiểu rằng khiếu nại là quyền cơ bản của công dân; khiếu nại là việc người dân trực tiếp tham gia quản lý xã hội; người dân khiếu nại chủ yếu là do quyền và lợi ích của họ bị

xâm phạm, nhất là những người dân bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ khi người cán bộ, công chức có nhận thức hết lòng phục vụ nhân dân, vì nhân dân, thẳng thắn tiếp thu, nhìn nhận các vấn đề thiếu sót của mình trong công tác thì việc khiếu nại về

giải phóng mặt bằng mới giảm được phần nhiều.

Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách pháp luật đất

đai nói chung và giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng nói riêng. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục đã có những tích cực. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao, chưa góp phần làm giảm các vụ

Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến

lĩnh vực giải phóng mặt bằng và khiếu nại có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên cần áp dụng là hình thức tuyên truyền, vận động sao cho phù hợp, đúng với những

đối tượng đang cần tìm hiểu. Ví dụ như việc tổ chức vận động, tuyên truyền pháp luật đất đai và khiếu nại cho những người dân trong diện phải giải phóng mặt bằng, để họ hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất đai cũng như

thủ tục khiếu nại nếu quyền lợi của họ bị xâm phạm. Với những lợi ích thiết thực thì những người dân được tuyên truyền sẽ chịu khó lắng nghe, tìm hiểu

và như vậy kết quả tuyên truyền sẽđạt được rất cao.

Trước hết, phải thường xuyên chăm lo, giáo dục, tuyên truyền, phổ biện pháp luật về đất đai, khiếu nại và các chính sách của Nhà nước về giải phóng mặt bằng cho nhân dân. Chỉ khi người dân nắm bắt được các quy định của pháp luật thì họ mới hiểu rõ những việc làm đúng, làm chưa đúng trong công

tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực này của cơ quan nhà nước. Khi đó, công

dân sẽ nhận thức được việc có nên khiếu nại hay không và tự giác chấp hành các thủ tục, quy định trong giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước; thực hiện khiếu nại đúng cấp có thẩm quyền; chấp nhận hay không chấp nhận kết quả giải quyết của các cơ quan nhà nước; không bị lôi kéo, xúi giục khiếu kiện đông người, lợi dụng quyền khiếu nại gây rối trật tự công cộng làm ảnh

hưởng đến tình hình an ninh - chính trịđịa phương.

Kết quả của công tác giáo dục nâng cao trình độ nhận thức của công dân sẽ giúp tình hình khiếu nại của Quận đi vào nề nếp; các quyết định giải quyết khiếu nại phải được nghiêm túc thực hiện sẽ làm giảm đáng kể các vụ

việc khiếu nại tiếp theo, tạo lòng tin đối với nhân dân.

Ngoài việc tổ chức vận động, tuyên truyền theo hình thức trực tiếp nêu trên thì có thể thực hiện công tác vận động, tuyên truyền theo hình thức phổ thông như tổ chức các lớp tập huấn, toạ đàm trao đổi; làm tờ rơi, tờ gấp để ở

các nơi công cộng, sinh hoạt cộng đồng; in các cuốn sách tìm hiểu và hỏi đáp

pháp luật đất đai, khiếu nại.

Tiếp đến là tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng. Trong quá trình giải phóng mặt bằng trên địa bàn nên thành lập các tổ tuyên truyền vận động, thông tin hàng ngày trên hệ thống

loa phường về tiến độ nhận tiền bồi thường, thực hiện di chuyển; biểu dương

các hộ gương mẫu chấp hành; nhắc nhở các hộ chậm trễ, vi phạm, kể cả đối

tượng là cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu.

Thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá trong công tác giải phóng mặt bằng, công khai các dự án, niêm yết các bản vẽ thiết kế quy hoạch tại những khu vực công cộng để người dân dễ dàng tìm hiểu; đồng thời quán triệt mục

đích của việc quy hoạch Thành phố là để xây dựng một thành phố văn minh

hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống sinh hoạt và sở thích, nhu cầu của

người dân đô thị. Đưa nội dung tuyên truyền về các chính sách giải phóng mặt bằng, tái định cư vào các phong trào thi đua, các cuộc họp, hội nghị đoàn

thể ởđịa phương; có sơ kết, tổng kết các chỉ tiêu phấn đấu.

Phát huy vai trò của đoàn thể, tổ chức trong Quận. Ban quản lý dự án

(Hội đồng giải phóng mặt bằng) cần liên hệ với các tổ chức cơ quan, đơn vị

có cán bộđang cư trú tại khu vực giải phóng mặt bằng để phối hợp vận động, thuyết phục người dân nhanh chóng nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về giải phóng mặt bằng, tái định cư; tổ chức vận động, thuyết phục người dân thông qua: Tổ

chức xã hội; Tổ dân phố, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến

binh… trên địa bàn.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại cho cán bộ, công chức trong cơ quan giải quyết khiếu nại cũng

là một biện pháp rất quan trọng. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng các cán bộ, công chức là những người hiểu rõ tất cả những quy định của nhà nước. Song qua

điều tra thực tế cho thấy các cán bộ, công chức chỉ nắm được khoảng 50 - 60% những quy định pháp luật về lĩnh vực mình được giao thực hiện nhiệm vụ. Khi cần giải quyết một vụ việc không thường xuyên thì hầu như đều phải tựđi tìm kiếm văn bản quy định. Từ đó dẫn đến việc làm sai, làm không đúng quy định và đó chính là nguyên nhân phát sinh khiếu nại, chất lượng giải quyết khiếu nại còn nhiều hạn chế.

3.2.3. Tăng cường thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng

3.2.3.1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động giải phóng mặt bằng và giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật đất đai và khiếu nại; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý đất đai,

giải quyết khiếu nại. Đảng uỷ phải xác định công tác giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng nói riêng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Sự lãnh đạo của

Đảng uỷ một mặt phải bảo đảm đúng phương thức lãnh đạo của Đảng là không bao biện, làm thay Nhà nước, nhưng phải cụ thể, phù hợp với thực tế để đạt được kết quả đề ra. Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu nại phải được ghi vào nghị quyết của mỗi cấp uỷ Đảng (từ cấp quận đến cấp

phường). Cấp uỷĐảng nắm chắc tình hình khiếu nại về giải phóng mặt bằng xảy ra trên địa bàn. Lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại từ đó phát hiện những sơ hở, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời. Cần coi kết quả công tác giải quyết khiếu nại về giải phóng mặt bằng

thuộc thẩm quyền là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động của mỗi cấp uỷ, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên.

Hội đồng nhân dân - cơ quan đại biểu cho quyền lực của nhân dân địa

phương cần phải phát huy tốt chức năng giám sát, kiểm tra của mình đối với hoạt động của chính quyền địa phương, trong các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp dân

định kỳ hàng tuần, hàng tháng, các đại biểu Hội đồng nhân dân phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu ý kiến và có biện pháp thiết thực để làm rõ những phản ánh của nhân dân, từ đó kiến nghị hoặc có kết luận xử lý các việc làm sai của cán bộ, công chức nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của quận và các

phường cũng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa khiếu nại ở cơ sở

và nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại của chính quyền địa

phương mình thông qua công tác giám sát, tiếp nhận đơn thư.

3.2.3.2. Tăng cường công tác tiếp công dân

Khi phát sinh các đoàn đông người đến trụ sở tiếp dân, người tiếp công dân có trách nhiệm:

Hướng dẫn, yêu cầu người khiếu nại về giải phóng mặt bằng cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân.

Đối với đoàn khiếu nại về giải phóng mặt bằng có từ 05 đến 10 người thì cử tối đa 02 người đại diện.

Đối với đoàn khiếu nại về giải phóng mặt bằng có trên 10 người thì

được cử tối đa 05 người đại diện.

Trường hợp nhiều công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại đó thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình, thì người tiếp công dân

hướng dẫn họ viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại theo quy định.

Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, có đủ điều kiện để thụ

trường hợp đơn phô tô, có chữ ký của nhiều người thì người có trách nhiệm

hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng.

Đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể,

có cơ sở để giải quyết thì khi tiếp công dân, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải trả lời ngay cho công dân biết, nếu vụ việc phức tạp, cần phải nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ để biết kết quả

giải quyết.

Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện để thụ lý theo quy định thì trả lời ngay cho công dân biết rõ lý do không thụ lý.

Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá

thời hạn mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có quyền yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 81 - 109)