Nội dung chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ từ thực tiễn tp HCM (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Chính sách phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ

1.2.3. Nội dung chính sách

Từ những cơ sở pháp lý nêu trên, căn cứ vào định hướng chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 với quan điểm phát triển như sau:

Một là, khẳng định thị trường KH&CN là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, có vai trò thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực KH&CN Quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Hai là, Thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường KH&CN; tập trung phát triểnđồng bộ hệ thống hạ tầng, nguồn lực và các thiết chế trung gian của thị trường KH&CN nhằm nâng cao hiệu

quả ứng dụng, chuyển giao công nghệ; thúc đẩy quan hệ cung cầu đối với sản phẩm và dịch vụ KH&CN.

Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò chủ thể trung tâm của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp KH&CN.

Chính vì những mục tiêu nêu trên, về chính sách phát triển thị trường KH&CN có thể được khái quát thành các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí

tuệ.

Tài sản trí tuệ được hiểu là tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ: các ý tưởng, các tác phẩm sáng tạo, các công trình khoa học, các sáng chế,… phần mềm máy tính… Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản vô hình. Như vậy, để chuyển hóa những tài sản vô hình này thanh hữu hình việc định giá những tài sản này là hết sức cần thiết. Mặt khác, việc xây dựng cơ chế chuyển nhượng, góp vốn bằng tài sản trí tuệ chính là làm tăng nguồn cung cho thị trường khoa học và công nghệ.

Thứ hai, đầu tư xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, TP. HCM

và Đà Nẵng với mạng lưới tổ chức dịch vị KH&CN đi kèm.

Nhiệm vụ chính của Sàn giao dịch công nghệ là tổ chức, môi giới chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ; đề xuất, xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ; hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về chuyển giao công nghệ.

Đối tác của Sàn giao dịch công nghệ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, trường đại học, viện nghiên cứu, vườn ươm công nghệ, các tổ chức dịch vụ tài chính… quỹ phát triển KH&CN trong và ngoài nước.

Đây cũng là nơi mà các tổ chức, cá nhân có công nghệ, thiêt bị ký gửi, chào bán. Bên bán công nghệ, thông qua Sàn sẽ được hỗ trợ để hoàn thiện cho cả gia đoạn trước và sau khi chuyển giao; Bên mua công nghệ thông qua Sàn, sẽ tìm kiếm được công nghệ phù hợp, có chất lượng tốt và sẽ được các chuyên gia tư vấn để được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước về đầu tư đổi mới công nghệ.

Đây là một trong những chính sách cự kỳ quan trong trong chuỗi phát triển của thị trường Khoa học và công nghệ.

Thứ ba, hỗ trợ thành lập các tổ chức định giá công nghệ, xuất nhập khẩu công nghệ,

tổ chức chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu; khuyến khích, hỗ trợ phát triển tổ chức thuộc khu vực tư nhân thực hiện dịch vụ kỹ thuật, môi giới, tư vấn, đánh giá, định giá, giám định công nghệ.

Việc định giá công nghệ được xem là yếu tố quan trọng để khai thác, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ. Việc xác định và định giá được công nghệ là căn cứ quan trọng cho cả bên giao công nghệ (Bên giao: có thể là cơ quan quản lý nhà nước sở hữu công nghệ; các viện nghiên cứu, trường đại học; doanh nghiệp hay cá nhân) lẫn bên nhận công nghệ. Tuy nhiên, cho đến nay thực hiện các quy định hiện hành cho việc định giá công nghệ còn nhiều khó khăn trong thực tế như sau:

Một là, hoạt động định giá nói chung, trong đó có định giá công nghệ phải tuân thủ các quy định của Luật giá, tại điều 21 khoản 2 quy định: a) Bộ Tài chính quy đinh phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ; b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa dịch vụ thuộc thẩm quyền của mình. Như vậy, đối với hàng hóa KH&CN thuộc thẩm quyền của Bộ KH&CN hướng dẫn và quy định. Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC đã tạo hành lang pháp lý cho việc đánh giá công nghệ, định giá công nghệ và môi giới chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay chuyên gia đánh giá công nghệ định giá công nghệ còn rất hạn chế.

Hai là, hiện tại các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ định giá theo Luật giá đều đăng ký định giá công nghệ, tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các tổ chức này đều chưa thực hiện các dịch vụ định giá công nghệ.

Ba là, về phía Bộ Khoa học có một số đơn vị như Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ và Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã đưa định giá công nghệ vào điều lệ hoạt động, nhưng dịch vụ này hiện vẫn chưa được triển khai mà mới dừng lại ở nghiên cứu và định giá thí điểm.

Vì vậy, cần có những chính sách để phát triển các tổ chức định giá công nghệ là hếst sức cần thiết.

Thứ tư, xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; Khuyến

khích hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và hoạt động tại các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp CNC.

Ươm tạo doanh nghiệp, công nghệ là nơi giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên các kết quả nghiên cứu công nghệ. Tại Việt Nam, hoạt động này đang hình thành và có những kết quả bước đầu. Hệ thống các chính sách cũng đang dần được hoàn thiện. Hiện đã có khoảng 50 cơ sở ươm tạo tập trung tại một số trường Đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hầu hết các vườn ươm đang trong giai đọan đầu phát triển với thời gian hoạt động từ 1 -5 năm, hiện còn khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ phía cơ chế chính sách của nhà nước cũng như cách thức hoạt động của các vườn ươm để tạo thu hút thực sự đối với các doanh nghiệp KH&CN.

Thứ năm, hình thành một số tổ chức công ích cung cấp tư vấn miễn phí cho các doanh

nghiệp nhỏ và vừa; cho người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đầu tư thành lập các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam.

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 về điểu kiện thành lập các tổ chức trung gian. Như vậy có thể nói hoạt động dịch vụ công đã được nhà nước quan tâm, hành lang pháp lý và quản lý đã có, nhưng cho đến nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa có tổ chức nào được thành lập. Rõ ràng là chính sách để phát triển các tổ chức này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.

Thứ sáu, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức KH&CN đăng ký bảo hộ tài

sản trí tuệ; tăng nhanh số lượng tài sản trí tuệ được đăng ký bảo hộ; khai thác có hiệu quả nguồn tài sản trí tuệ.

Ngày 14 tháng 06 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1062/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020.

Tuy nhiên, hiện nay cả nước có nhiều sản phẩm là đặc sản của các vùng miền được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng không phải nơi nào cũng biết khai thác hết các giá trị từ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều địa phương chưa xây dựng được tổ chức tập thể mạnh, chưa phát triển được các kênh thương mại ổn định và có biện pháp bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ của mình. Công tác tuyên truyền, quảng bá,…còn chưa được triển khai rộng rãi. Do đó chưa thực sự khai thác hết các giá trị từ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại.

Để tài sản trí tuệ địa phương được phát triển theo hướng bền vững, các địa phương cần có chính sách, kế hoạch rõ ràng về vấn đề này. Chính quyền các cấp cần quan tâm, tạo

điều kiện giúp cho các nhà sản xuất và tổ chức tập thể của họ hoạt động tốt, hiệu quả, để họ chủ động cùng nhau tổ chức mọi khâu từ sản xuất, kiểm tra chất lượng, đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tài sản trí tuệ địa phương. Các địa phương không chỉ phát triển tài sản trí tuệ địa phương bằng những cái vốn có mà còn phải khơi dậy tiềm năng, khai thác tối đa những lợi thế mà tải sản trí tuệ địa phương mang lại.

Những nội dung nêu trên cũng là những định hướng nhiệm vụ phát triển thị trường KH&CN (theo Quyết định số 2075/QĐ-CP ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ) sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể trong Chương 2 của luận văn khi phân tích thực trạng chính sách phát triển thị trường KH&CN tại TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ từ thực tiễn tp HCM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)