Hành động khiến bạn “mất điểm” trước nhà tuyên dụng?

Một phần của tài liệu Bí quyết phỏng vấn xin việc pot (Trang 61 - 64)

Bạn có hồ sơ ấn tượng, có năng lực và trình độ chuyên môn cao, nhưng nếu tác phong và thái độ của bạn thiếu chuyên nghiệp thì chắc chắn bạn sẽ khó tạo được ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng. Để đạt được kết quả như ý trong buổi phỏng vấn, bạn cần phải tránh những sai lầm sau

1. Hủy cuộc hẹn phỏng vấn mà không thông báo trước là việc mà hầu hết nhà tuyển dụng đều cảm thấy không hài lòng bởi vì bạn chẳng những đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch làm việc của họ trong khoảng thời gian đó mà còn thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với nhà tuyển dụng. Nếu vì lý do bất khả kháng mà bạn không thể tham dự phỏng vấn như đã hẹn, bạn cần thông báo ngay với nhà tuyển dụng ít nhất là một ngày làm việc.

2. Đi muộn: Dù lý do có hợp lý như thế nào, thì việc bạn đến muộn mà không thông báo trước là một điều không thể chấp nhận được. Bạn nên đến trước buổi phỏng vấn ít nhất là 10 phút, để có thể chỉnh trang lại trang phục, cũng như có thời gian để tinh thần được thoải mái, bình tĩnh trước khi tham dự buổi phỏng vấn.

3. Không tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí tuyển dụng. Việc không chuẩn bị đầy đủ thông tin chứng tỏ bạn không dành nhiều sự quan tâm đến vị trí tuyển dụng này. Bạn chỉ có 30 phút cho đến hơn 1 giờ để thuyết phục nhà tuyển dụng, nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng thì bạn sẽ không có được kết quả như ý muốn. Nhà tuyển dụng cũng khó có thể lựa chọn những ứng viên không muốn cống hiến cho công ty.

4. Sử dụng điện thoại trong cuộc phỏng vấn. Dù bạn bận rộn như thế nào, cũng đừng nên sử dụng điện thoại trong cuộc phỏng vấn, điều này không thể hiện bạn là một người bận rộn, nó chỉ làm nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên thiếu chuyên nghiệp. Nếu bạn thực sự đang đợi một cuộc điện thoại rất quan trọng, hãy để chế độ rung và xin phép nhà tuyển dụng trước khi ra ngoài nghe điện thoại.

5. Trang phục không phù hợp. Không nên nhuộm tóc quá kiểu cách, đối với nữ không nên trang điểm quá đậm, đeo quá nhiều trang sức và sử dụng sơn móng tay quá lòe loẹt; đối với nam không nên sử dụng tất và giày không phù hợp. Những điểm này tuy nhỏ nhặt, nhưng nếu không chú ý, rất có thể sẽ gây cho bạn nhiều điểm trừ.

6. Không thành thật: Bạn nên biết cách gửi những thông điệp cần thiết đến nhà tuyển dụng, đừng nên nói quá nhiều mà phải biết lắng nghe. Bạn nên thành thật với nhà tuyển dụng trước những vấn đề dù đây là những điểm yếu có thể gây bất lợi với bạn. Ít ra bạn cũng đã thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên thành thật, chấp nhận đối mặt với những khuyết điểm để có thể khắc phục và hoàn thiện bản thân.

Ngày đầu đón nhân viên mới.

Trong quản trị nhân sự, việc đối xử với nhân viên là rất quan trọng. Một nhà quản lý giỏi là một nhà quản lý biết phát huy hết năng lực và sự nhiệt trình trong công việc của các nhân viên công ty. Để có được điều này, bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, các nhà tuyển dụng còn cần phải có sự đồng cảm với các nhân viên, nắm bắt tốt tâm lý của nhân viên. Nhiều người cho rằng, ngày đầu nhân viên đến làm việc, trưởng phòng chỉ cần dắt một vòng giới thiệu các phòng ban cho biết mặt đồng sự. Nhân viên mới còn lạ người, chưa quen việc nên kiếm bàn trống nào ngồi tạm, thư thả rồi phòng tổ chức sẽ bố trí chỗ ngồi cũng không sao. Đó là cách làm không chuyên nghiệp.

Theo Mary Spencer, cán bộ phụ trách nhân một công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia chuyên về dịch vụ tư vấn và phát triển nguồn nhân lực tại Anh, đón nhân viên mới vào công ty là một công việc quan trọng. "Tôi có nghiên cứu một số tài liệu, trong đó nói rằng, ấn tượng tốt đẹp trong ngày đầu tiên làm việc sẽ là một trong những yếu tố giữ chân nhân viên lại với công ty sau này. Và việc chuẩn bị đón nhân viên một cách chu đáo sẽ thôi thúc họ cố gắng hết mình để bắt kịp tính chuyên nghiệp của công ty", Mary cho biết.

Do nhu cầu công việc nên hằng năm công ty của Mary luôn nhận nhân viên mới. Ngay khi có lời xác nhận đến làm việc của người được mời, bộ phận nhân sự bắt tay vào chuẩn bị mọi thứ, từ việc sắp xếp chỗ ngồi, trang bị đủ các đồ dùng văn phòng cần thiết, in danh thiếp, mở sẵn địa chỉ hộp thư... Đối với người mới vào làm ở cấp phó phòng trở lên thì chuẩn bị thêm điện thoại di động, đặt sẵn điện thoại bàn.

Vào sáng đầu tiên nhân viên mới đến công ty, trên bàn làm việc của họ đã có một lá thư chào mừng của tổng giám đốc, trong đó có đề cập đến tôn chỉ mục đích của công ty, các quyền lợi cũng như những triển vọng mà nhân viên có được khi làm việc tại đây. Mỗi nhân viên cũng được một bảng kê chi tiết những quy tắc không được sai phạm và những quy định về kỷ luật của công ty. "Khi công ty đã thẳng thắn cho nhân viên biết điều gì nhân viên được khuyến khích làm, những điều gì không nên làm ngay từ đầu thì việc quản lý nhân sự sau này sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi", Mary phân tích.

Đối với một công ty chuyên về dịch vụ tư vấn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như công ty của Mary thì sự bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng. Để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, ngay ngày đầu tiên nhận nhiệm sở mỗi nhân viên phải làm giấy cam kết không tiết lộ thông tin của công ty ra bên ngoài. Tuy nhiên, việc làm bản cam kết này chỉ áp dụng cho những nhân viên thường. Đối với những người mới vào làm ở cương vị cấp phó phòng trở lên thì chính tổng giám đốc sẽ tiếp chuyện họ trong ngày làm việc đầu tiên và sẽ trao đổi trực tiếp một số quy tắc cần tuân thủ.

“Phục hồi” sau buổi phỏng vấn thất bại

Viết một bản đánh giá

Nếu bạn muốn đứng dậy sau buổi phỏng vấn thất bại, vậy thì đừng để sự buồn chán, tức giận làm “lu mờ” sự tỉnh táo của bạn. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là đánh giá tình huống một cách khách quan băng cách viết ra những nguyên nhân gây ra thất bại - bao gồm các câu hỏi gây hiểu làm, những thêm thắt không thuyểt phục hay những chi tiết quan trọng bạn quên không đề cập tới. Sau khi hoàn thành bản đánh giá, bạn nên tìm ra phương cách sửa sai những lỗi lầm ấy.

Phương pháp lập bảng này rất hữu ích để tìm ra liệu bạn có sẵn sàng “vạch tội” bản thân hay không. Nếu bạn có mối liên hệ với công ty, hãy hỏi người quen tìm hiểu thêm chi tiết vì sao mình thất bại. Những sai sót ban đầu đó giúp cho bạn rất nhiều trong việc tìm được công việc thích hợp sau này.

Tiếp cận nhà tuyển dụng

Phụ thuộc vào độ khẩn cấp của tình huống như thế nào, bạn có thể gọi điện cho nhà tuyển dụng để xác nhận những sai sót của mình. Tuy nhiên, bạn nên đợi ít nhất một ngày sau để tránh những tác động của cảm xúc. Khi bạn gọi, hãy cảm ơn nhà tuyển dụng đã nhận lời trò chuyện và đề cập ngay đến những chủ đề bạn đã liệt kê trong bản đánh giá.

Một cách thông thường khác để tiếp cận nhà tuyển dụng đó là gửi lời cảm ơn bằng thư tay hoặc thư điện tử. Động thái này sẽ giúp bạn tạo ra một cơ hội mới để quảng bá bản thân cũng như “đền bù” những sai lầm trước đó. Nếu cơ hội không nhiều, bạn vẫn có thể bộc lộ mong muốn được gặp mặt nhà tuyển dụng lần nữa, nhưng đừng nói rõ đó là buổi phỏng vấn thứ hai.

Yêu cầu một buổi phỏng vấn tiếp theo

Nếu hai bước trên chưa thành công hay bạn cảm thấy tình huống cần những phương pháp “mạnh mẽ” hơn, vậy thì đã đến lúc cần đến “sự cứu trợ” của buổi phỏng vấn thứ hai. Việc bạn nên làm đó là gọi điện cho nhà tuyển dụng và yêu cầu có cơ hội thứ hai để phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn nên tránh hỏi xin bằng thư điện tử vì nhà tuyển dụng sẽ khó từ chối bạn nếu

được trò chuyện trực tiếp.

Việc hỏi xin một cơ hội được phỏng vấn tiếp không khác gì đặt cượt một trò chơi mạo hiểm. Do vậy, bạn chỉ nên thực hiện bước này một khi bạn “không còn gì để mất” mà thôi. Tiếp tục tiến bước

Đôi khi sự thất bại vượt quá khả năng sửa sai. Nếu nhà tuyển dụng từ chối mọi nỗ lực “cứu vớt” thất bại của bạn, vậy thì bạn nên từ bỏ và tập trung cho những cơ hội việc làm tiếp theo. Đừng quá “đắm chìm” trong cơ hội “bỏ lỡ” ấy hay để nó lấy đi sự tự tin của bạn. Nhớ rằng bạn đã vượt qua rất nhiều thí sinh khác để có mặt trong phòng phỏng vấn ngày hôm đó cơ mà.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo buổi phỏng vấn tiếp theo ở công ty khác phải thành công hơn bằng cách học hỏi từ những sai lầm trước đó. Hãy xem lại bản đánh giá một lần nữa và cố gắng xác định đâu là vấn đề lớn nhất bạn cần giải quyết. Sau đó thiết lập những chiến lược nhằm bảo vệ việc xảy ra sai sót.

Làm gì khi “vượt tiêu chuẩn” của nhà tuyển dụng?

Hãy thực hiện một số lời khuyên sau:

Một phần của tài liệu Bí quyết phỏng vấn xin việc pot (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w