Một số lời khuyên để bạn có được công việc tốt

Một phần của tài liệu Bí quyết phỏng vấn xin việc pot (Trang 38 - 47)

Các công ty ngày nay luôn muốn các nhân viên của mình có năng lực hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất. Làm việc tại đó, bạn sẽ được trả lương xứng đáng theo năng lực. Nhà tuyển dụng không hề tiếc tiền để giữ chân một nhân viên giỏi. “Bạn hẳn chưa thể có ngay những kỹ năng cần thiết nhưng nhà tuyển dụng sẵn sàng cho bạn tham gia các khóa đào tạo phù hợp với trình độ bạn. Phần lớn các nhân viên đều đánh giá tốt những cơ hội đ- ược học hỏi thêm như vậy và chính là động cơ để họ có thể làm việc có hiệu suất cao hơn. Điều quan trọng là bạn cho nhà tuyển dụng thấy một năng lực làm việc tốt”, David

Thompson nói.

*) Bạn đừng làm việc với tâm trạng có thể chấp bất cứ công việc gì: Không ai tin một người nói vu vơ, không rành một thứ nào hết. Tốt nhất là bạn phải nói bạn chắc chắn làm một công việc nào đấy và đã có kinh nghiệm một vài năm với công việc đó. Nói chung là bạn đừng ứng tuyển vào những công việc có tính chất chung chung sẽ có đông người cùng xin việc với bạn. Bạn cũng đừng bày tỏ năng lực chung chung của mình, vì bạn sẽ chìm trong số đông người các ứng viên khác.

*) Thường xuyên trau dồi kiến thức văn chương, lịch sử, địa lý: Những kiến thức văn chương, lịch sử, địa lý sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp tại công sở. Cuộc sống trong công ty có đủ các mối quan hệ khác nhau. Làm sao để mình làm việc chung được với các đồng nghiệp đạt hiệu quả là bạn đã thành công lớn trong công việc.

*) Đừng xem thường việc cần biết đọc, biết nghe và biết phát biểu: Xem qua thì tưởng như ba việc trên là rất bình thường nhưng không phải mọi ứng viên mà David đã phỏng vấn qua đều là những con người thực sự biết làm những điều đó. Các công việc này là tối cần thiết để bạn có thể hiểu được những việc gì đang và sẽ diễn xung quanh bạn.

*) Hãy chứng tỏ rằng bạn là người dễ hoà nhập: Đừng từ chối một sự thuyên chuyển, một sự đề bạt. Khi “sếp” tìm đến bạn tức là “sếp” đã vấp phải chuyện khó khăn và “sếp” tin vào bạn.

*) Hãy lập cho bạn một mạng lưới thông tin việc làm: David kể lại có những ứng viên mà ông được biết luôn có sẵn bên mình một danh sách gồm hàng trăm các nguồn thông tin việc làm khác nhau. Đó có thể là từ những bạn vè, người thân, báo chí, Internet hay những mối quen biết xã giao. Hãy nhớ đến các mối quan hệ của bạn, đôi khi bạn sẽ có được thông tin công việc thích hợp.

*) Biết cách nghĩ ngợi tìm cho ra một công việc mà mình có thể làm tốt trong khi nhiều người khác không thể làm được: Nên nhớ là một công việc bị nhiều người chê không chịu làm, đó là công việc hái ra tiền và khởi điểm của nhiều thành công lớn.

*) Đáp ứng đúng lúc những yêu cầu cấp bách của nhà tuyển dụng Bạn cần biết gợi ý cho nhà tuyển dụng biết rõ những việc cần làm mà họ chưa kịp nghĩ ra. Điều này thường đem lại những thành công bất ngờ, đồng thời giúp bạn có được sự tin tưởng của nhà tuyển

dụng .

*) Phối hợp tốt với đồng nghiệp: Đây là yếu tố thể hiện sự thành công của một nhân viên chuyên nghiệp. Được đồng nghiệp ủng hộ và cộng tác, bạn như được chắp thêm đôi cánh. Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm,… vẫn chưa đủ tạo nên một tác phong chuyên nghiệp. Bạn cần biết cách phối hợp cùng với các đồng nghiệp. Tựa như những viên gạch, sự phối hợp ăn ý giữa các đồng nghiệp sẽ tạo nên một ngôi nhà vừa đẹp vừa bền.

Ngoài gia đình và bạn bè, các đồng nghiệp chính là lực lượng quan trọng có thể giúp bạn giải tỏa stress, chống lại bệnh tim và huyết áp. Căng thẳng do áp lực của công việc là điều bạn không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tận hưởng “liều thuốc đồng nghiệp” một cách triệt để. Được đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác cũng có nghĩa là bạn được chắp thêm đôi cánh.

Sau cùng, “người Nhật từng có cách ví von rất hay về các nhân viên trong công ty. Họ cho rằng, mỗi nhân viên là một viên ngọc. Thế nhưng, những viên ngọc ấy chưa thực sự toả sáng cũng như chẳng chịu tìm cách kết dính vào nhau. Kết quả là “chúng” không tạo nên một kết quả nổi bật nào cả. Họ cũng lấy làm tự hào khi nhìn nhận mỗi người Nhật chỉ là một hạt cát rất nhỏ. Điểm đặc biệt là nhiều hạt cát biết làm nên vương miện đính ngọc trai. Bạn hãy là một hạt ngọc trai như vậy”, David Thompson nhận định.

Những lời khuyên để có một công việc tốt

Những cuộc phỏng vấn như thế này dường như luôn là một thử thách thần kinh với John cũng như nhiều bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học. Biểu hiện bên ngoài của họ thường là rất hồi hộp, đôi khi bối rối. Nhưng sự thật không cần như vậy. Điều quan trọng đối với các ứng viên là hãy nắm bắt tâm lý của nhà tuyển dụng để có được cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả tốt nhất.

Với John Maker, với một số kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng, anh hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt đối với John là anh đã tự đặt ra cho mình

câu hỏi: Lúc này ông giám đốc nhân sự nghĩ gì? Ông đặt những câu hỏi gì cho mình với mục đích gì? Câu trả lời nào làm cho ông quyết định tốt cho mình? Ở đây, John đã cố

gắng đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để hướng đến một cuộc phỏng vấn xin việc thành công. Và John đã làm đúng. Anh đã được tuyển chọn trong số rất nhiều người. Giờ đây, John là một trong những nhân viên chủ chốt của Mahhatan Chase Bank.

Kinh nghiệm của John sẽ rất hữu ích trong quá trình xin việc làm. Trước hết, bạn nên nhớ rằng ông chủ mà bạn đang đối mặt trong đợt tuyển dụng cũng là một người dưới quyền một số người khác và những ông chủ lớn này lựa chọn họ để giao phó cho một trách nhiệm nào đó. Hành động, thái độ của họ bị trách nhiệm chi phối. Và họ nghĩ tới trách nhiệm đó

trước hết khi họ tuyển một nhân viên mới. Cho nên, họ bận tâm nhất đến các vấn đề như

bạn có thể giúp họ được tới mức nào? Bạn có thể trút một phần trọng trách của họ cho bạn không?

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn đã có những kinh nghiệm gì tức là họ muốn biết có thể giao phó cho bạn công việc gì, phải chỉ bảo thêm cho bạn những gì? Bạn học nghề có mau không? Tự thích nghi có nhanh không? Có sẵn sàng nghe lời chỉ bảo để cải thiện không?

Còn khi nhà tuyển dụng hỏi bạn từ trước đến nay đã làm những công việc gì, trong bao lâu, tức là họ muốn biết bạn có thoả hiệp dễ dàng với người khác không, hay là luôn luôn bất mãn, gây sự với mọi người. Nhà tuyển dụngdò xét xem có dấu hiệu gì tỏ ra rằng bạn sẽ giúp việc được cho họ không, bạn có tinh thần hợp tác, tinh thần đồng đội không, bạn có lịch sự với khách hàng không? Nắm bắt được tâm lý này của nhà tuyển dụng bạn sẽ có những câu trả lời phù hợp với mong muốn của họ. Và do vậy, bạn sẽ điểm cao đấy!

Thường thường, các nhà tuyển dụng sẽ muốn dò xét ở bạn ba điểm chính yếu đó là bạn có lành nghề không?; Có thiện chí không?; Có biết thoả hiệp không? Bạn nên cho nhà tuyển dụngthấy bạn có thể đáp ứng đủ ba yếu tố trên. Có như thế, trong con mắt các nhà tuyển dụng, bạn sẽ có “trọng lượng” hơn rất nhiều.

Ngoài ra, một vấn đề quan trong đặt ra đối với bạn mà các nhà tuyển dụngcũng rất muốn biết đó là nếu được làm việc thì thái độ của bạn sẽ như thế nào? Bạn có thực sự tâm huyết với công việc không? Những lúc này, bạn nên tự hỏi: Khi một bạn đồng sự giúp ta trong một việc khó khăn thì ta nên đối xử với họ ra sao? Tất nhiên là ta phải biết ơn người đó và nghĩ cách giúp lại, có vậy mới là người biết phải trái.

Các giám đốc công ty hay trưởng phòng nhân sự có quyền tuyền tuyển dụngbạn cũng chỉ là người thường như bạn mà thôi. Họ cũng muốn làm việc với ai nghĩ đến quyền lợi của họ. Điều này khá quan trọng đấy. Bạn cần nắm bắt được tâm lý này để biểu thị cho họ thấy bạn sẵn sàng bằng mọi cách giúp đỡ họ làm được cái phần khó khăn đó trong công việc của họ.

Tóm lại, nếu bạn muốn có một việc làm như ý muốn thì ngoài trau dồi kiến thức chuyên

môn, bạn cần chú ý đến một số vấn đề tâm lý nhà tuyển dụng. Bạn đừng quên một số lời khuyên sau đây:

Thứ nhất, người chủ sử dụng lao động nào cũng muốn bạn giúp đỡ họ một cách đắc lực

trong nhiệm vụ của mình. Bạn hãy thể hiện cho họ biết bạn sẵn sàng làm điều này.

Thứ hai, khi tuyển một nhân viên mới, nhà tuyển dụng muốn biết liệu người xin việc có

đủ khả năng không, có thiện chí làm việc không, có giao tiếp với bạn đồng sự và biết chiều chuộng tốt khách hàng không? Nếu họ thấy ở bạn những điểm này thì họ sẽ chấm bạn điểm cao hơn.

Thứ ba, các nhà tuyển dụngthích những nhân viên có sáng kiến và làm việc mà không cần

mỗi phút, mỗi ngày cứ phải kiểm soát.

Thứ tư, các nhà tuyển dụng cũng có tính tự ái của riêng mình. Do vậy, trong một cuộc

phỏng vấn, sẽ tốt hơn cả nếu bạn không phàn nàn về bất cứ vấn đề gì cả.

Thứ năm, các nhà tuyển dụng thường muốn hiểu nhanh và quyết định nhanh về năng lực

nào phải suy nghĩ kỹ để tìm một giải pháp đã.

Thứ sáu, các ông chủ chỉ muốn ta làm việc có kết quả, chứ không muốn ta làm việc dở mà

viện cớ thì giỏi. Bạn hãy cho họ thấy bạn là một người quan niệm rằng: Chỉ có kết quả

mới là đáng nể.

Những lời khuyên này được đúc rút từ người đã từng ở vị trí nhà tuyển dụng Do vậy, bạn hãy tin tưởng chúng! Vì chính công việc trong tương lai, bạn hãy hiểu tâm lý của các nhà tuyển dụng để có những ứng xử cho phù hợp!

Những lời khuyên giúp bạn tìm việc

Sau một vài giờ, Joe làm xong CV và cho từng cái vào phong bì. Để tiết kiệm thời gian, anh photo những lá đơn xin việc viết tay và gửi đến những nơi mà anh tìm được trên báo vào buổi sáng.

Nhiều tuần trôi qua mà vẫn không có cuộc điện thoại nào từ phía nhà tuyển dụng . Joe quyết định phải chờ thêm và đồng thời gửi CV đến nhà tuyển dụng khác. Anh lại tiếp tục vòng quay đi tìm việc.

Điều gì khiến anh phải chờ đợi lâu như vậy mà không có kết quả? Và phải làm gì để có được sự phản hồi?

Cho dù muốn hay không đi nữa thì chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề mà nhiều người quan tâm: đó là việc làm. Có thể bạn sẽ không đảm nhận công việc ở vị trí mà bạn đang làm mãi mãi, đặc biệt là trong thời đại ngày nay và nhiều năm sau. Ở vào một thời điểm nào đó, bạn có thể bị sa thải, mất việc hay vì một lý do đơn giản hơn là thay đổi công việc. Bạn sẽ làm gì để tìm một công việc tốt và ưng ý?

Bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để xem các chương trình quảng cáo và gửi các CV (hồ sơ xin việc), và phải có những kế hoạch để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Những việc cần làm khi đi xin việc

Bạn cũng biết rằng, cái giá để có được một công việc khác là phải mất nhiều thời gian. Tìm được một việc không phải là khó nhưng để tìm một môi trường có điều kiện làm việc tốt mới là vấn đề chính. Điều mà bạn muốn ở công ty sau là mức lương được trả phải cao hơn công ty trước, có môi trường làm việc tốt hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Đầu tiên, bạn cần phải cập nhật CV của bạn và không nên dài hơn hai trang.Và luôn phải tìm hiểu trước cho mình những vấn đề sau:

- Bạn sẽ nói chuyện với ai?

- Bạn sẽ nói chuyện với nhà tuyển dụng khi nào? - Bạn sẽ nói chuyện gì với họ?

...

Tiếp đó, những nguồn thông tin sau sẽ giúp cho bạn kiếm việc một cách dễ dàng hơn:

- Một danh sách bạn bè hay doanh nghiệp để liên lạc có thể sẽ giúp bạn có được một vị trí làm việc mà không đăng thông báo tuyển dụng ;

- Thư viện công cộng (một nguồn lớn với những tờ báo từ khắp cả nước, tờ báo có danh tiếng, và các tạp chí xuất bản định kỳ có chứa đựng những thông tin tuyển dụng ;

- Các đài truyền hình trong khu vực (nơi cũng cung cấp các thông tin tuyển dụng cho các nhà tuyển dụng trong khu vực);

- Đài phát thanh trong khu vực cũng là một cơ hội tìm việc tốt cho bạn; - Mạng Internet cũng là nơi mà hàng ngày có hàng trăm việc làm cho bạn.

Sau đó, Bạn hãy gọi đến các công ty mà bạn cảm thấy phù hợp với khả năng của mình, đồng thời cũng hỏi tên những người mà bạn định gửi CV cho họ.

Kinh nghiệm: khi bạn viết một lá đơn xin việc, hãy viết đơn đến người trực tiếp tuyển

bạn. Mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn có được thành công lớn ngay từ khi bắt đầu xin việc.

Những điều cần lưu ý để có được thành công khi xin việc

Một trong những nhân tố quan trọng tạo sự khác biệt khi đi tìm việc là phải làm CV của mình một cách chi tiết. Hãy sử dụng những lời khuyên này để làm tăng cơ hội thành công khi đi xin việc:

- Phải chắc chắn rằng CV và đơn xin việc không có những lỗi đánh máy hay viết tay (bạn phải kiểm tra kỹ đồng thời cũng nên nhờ người khác đọc và sửa những lỗi đó).

- Sử dụng tên người bạn sẽ gửi CV đến.

- Gọi điện và nói chuyện với người với người mà bạn đã gửi CV và hãy trực tiếp liên hệ với họ nếu bạn thực sự quan tâm đến vị trí đó.

- Hãy nhớ là chỉ gửi thư viết tay có kèm lời cảm ơn đến người nhận lá đơn này.

- Nếu vì một lý do nào đó bạn vẫn chưa được trúng tuyển vào vị trí đó thì hãy gọi đến cho người quản lý và hỏi họ điều mà bạn thiếu sót là gì. Cách này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn trong lần sau.

Nói chung, cũng giống như mọi công việc khác, tìm được một công việc tốt là một việc khó và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bạn đừng nên thất vọng nếu thất bại trong lần đi xin việc đầu tiên. Phải biết rút ra bài học từ những thất bại của mình.

Những thủ thuật tìm việc làm

Từ lâu nay chúng ta vẫn luôn thấy tồn tại một nghịch lý, các nhà tuyển dụng thì luôn kêu than thiếu nhân lực trong khi tỷ lệ người thất nghiệp lại không ngừng gia tăng, số người làm trái ngành nghề cũng không phải là hiếm. Như tại ngày hội “Thanh niên với việc

làm” tổ chức tại TP.HCM trong tháng 3/2004, dù có đến 13.000 chỉ tiêu tuyển dụng được

đưa ra nhưng chỉ 3.200 người tìm được việc.

tận dụng được cơ hội tìm hiểu, chọn lựa việc làm cho mình. Với tâm lý “thấy đông là vào”,

Một phần của tài liệu Bí quyết phỏng vấn xin việc pot (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w