1.2.1. Khái niêṃ quản lýnhànước vềcông tác thi đua, khen thưởng
Quản lýnhànước, hiểu theo nghĩa rộng là một hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, chính sách, kế hoạch nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị. Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động chấp hành - điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số cá nhân và tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ QLNN). Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” [27]. Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Như vậy, có thể hiểu QLNN về thi đua và khen thưởng là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động TĐKT, để các hoạt động đó diễn ra theo quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung QLNN về công tác TĐKT được quy định tại Điều 90, Chương VI, Luật TĐKT năm 2013, bao gồm:
1.2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng
Văn bản pháp luật là công cụ quan trọng nhất để Nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý công tác TĐKT nói riêng. Nhà nước quản lý TĐKT bằng pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước là sự thể hiện, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác TĐKT, đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của QCND trong lao động, sản xuất, công tác, học tập đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Văn bản pháp luật tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức, các tầng lớp nhân dân và các cá nhân phát huy lòng nhiệt tình hăng hái tham gia thi đua và đón nhận những kết quả, phần thưởng xứng đáng; hành lang đó tạo ra sự thống nhất công tác TĐKT ở các ngành, các cấp trong cả nước.
Thực tế đã chứng minh ngay từ khi Nhà nước ta mới ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, để huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý về TĐKT như: ngày 26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Quốc lệnh ban hành 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt với lời mở đầu: “Trong một nước, thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công” [13;163]. Quốc lệnh là văn bản pháp lý đầu tiên về điều kiện khen thưởng, đặt nền móng hình thành chính sách khen thưởng; văn bản này đã góp phần quan trọng trong PTTĐ yêu nước phát triển, làm nên chiến thắng thần thánh Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên CNXH.
Suốt chiều dài hơn 60 năm xây dựng đất nước, công tác TĐKT đã bám sát được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời đề ra những phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cách
mạng; đã khơi dậy và phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần hy sinh cao cả, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, góp phần bảo vệ XHCN ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH.
Sau một thời gian dài công tác TĐKT bị buông lỏng, Luật TĐKT ra đời cùng các văn bản pháp quy của Nhà nước như Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật TĐKT, Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác TĐKT đã từng bước thực hiện đổi mới công tác TĐKT, đưa công tác này đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở quy định của Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các địa phương, đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể về công tác TĐKT của địa phương, đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ và điều kiện thực tế cho phép để từng bước đưa Luật TĐKT vào cuộc sống, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc mà ở đó TĐKT là biện pháp đòn bẩy được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
1.2.2.2. Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng
Việc xây dựng chính sách đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quốc lệnh ban hành 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt. Điều này chứng minh rằng chính sách trong công tác TĐKT được xác định rất quan trọng để động viên, khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội thi đua lao động, sản xuất và sáng tạo để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân.
Luật TĐKT, các văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đề cập một cách toàn diện các mặt của công tác TĐKT, đây là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Cuộc sống phát triển rất sinh động phong phú, phong trào TĐKT cũng không ngừng phát triển phong phú và đa dạng nhất là ở các ngành, các địa phương cho đến cơ sở. Do vậy, vấn đề đặt ra trong QLNN về công tác TĐKT là xây dựng chính sách về TĐKT, chính sách này phải đáp ứng kịp thời sự phát triển cuộc sống của xã hội thậm chí của mỗi ngành, mỗi cấp, đặc biệt của địa phương và cơ sở.
Trong thời kỳ kháng chiến, đất nước còn nghèo và còn nhiều khó khăn, các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ nhằm động viên tinh thần là chủ yếu; đến nay, nền kinh tế đang phát triển, nhất là với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi và chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cống hiến được khen thưởng nói riêng. Do vậy, khi xây dựng chính sách về TĐKT phải chú trọng đến chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thể hăng hái trong PTTĐ yêu nước.
Thực tiễn cho ta thấy rõ tác dụng to lớn của chính sách trong công tác TĐKT khi kết hợp giữa động viên tinh thần gắn với quyền lợi vật chất, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng trong khen thưởng sẽ là động lực cho thi đua, động lực phát triển kinh tế - xã hội, là động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Những vấn đề trên là cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động giúp chúng ta có cách nhìn mới về công tác TĐKT và cũng chính là cơ sở để đổi mới công tác TĐKT trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.
1.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị nêu “Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về
TĐKT, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật TĐKT. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác TĐKT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế” [2;4]. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị khi tiến hành công tác TĐKT phải thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ này có những yêu cầu, đối tượng, nội dung cụ thể khác nhau.
Trong công tác TĐKT thì tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện TĐKT là một khâu rất quan trọng. Vì thế, Luật TĐKT cũng quy định rõ đây là một vấn đề mà Nhà nước cần phải quản lý.
Đối với cấp Trung ương, Nhà nước có kế hoạch tuyên tryền, phổ biến, hướng dẫn để các ngành, các địa phương quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật, đồng thời có sự hướng dẫn các ngành các cấp, các địa phương tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật ấy. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp trong cả nước thống nhất nhận thức và hành động.
Nội dung này, vấn đề hướng dẫn và tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất đặc biệt, vì có tổ chức thực hiện thì Luật, các văn bản quy định của pháp luật mới trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhà nước mới thực sự quản lý được công tác TĐKT. Từ đó, công tác TĐKT tạo sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, mới trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng
Nhà nước, các cấp chính quyền ở địa phương muốn quản lý tốt công tác
TĐKT, trước hết phải có bộ máy thống nhất, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác TĐKT.
Muốn có đội ngũ cán bộ tốt thì phải đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ cả về phẩm chất lẫn chuyên môn nghiệp vụ.
Bồi dưỡng về chính trị nhằm nâng cao sự hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quan điểm chỉ đạo PTTĐ, tư tưởng Hồ Chí Minh về TĐKT. Trên cơ sở đó nâng cao về năng lực tổ chức PTTĐ yêu nước và phẩm chất đạo đức trung thực, khách quan của cán bộ làm công tác TĐKT. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đối với cán bộ làm công tác TĐKT ở cơ sở là rất cần thiết. Nếu cán bộ ở cơ sở không thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể tham mưu đề xuất với cấp ủy chính quyền về tổ chức PTTĐ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương và đề xuất xét duyệt những hình thức khen thưởng được chính xác, kịp thời...
Đối với cán bộ làm công tác TĐKT cũng phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, phải có kiến thức xã hội, am hiểu lịch sử và có nhận thức tốt, tiếp cận thông tin mới, nhanh nhạy nắm bắt chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước thì mới đáp ứng được yêu cầu về tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về các chủ trưởng giải quyết trong chỉ đạo và tổ chức PTTĐ.
Nhà nước muốn quản lý tốt công tác TĐKT trước hết phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác này. Do vậy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là cấp thiết, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi mà Luật mới ra đời mà mặt bằng cán bộ còn yếu và thiếu.
1.2.2.5. Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng, đánh giá hiệu quả công tác thi đua
Mục đích yêu cầu của sơ kết, tổng kết là nhằm đánh giá được kết quả của công tác TĐKT, những mặt làm được và những mặt chưa làm được. Ghi rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền, đoàn thể, đơn vị đối với công tác TĐKT.
Từ thực tế tổ chức PTTĐ và công tác khen thưởng trong từng đợt thi đua hay hàng năm hoặc từng giai đoạn, qua sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác TĐKT trong giai đoạn tiếp theo; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương, của đất nước.
Nội dung tổng kết phải đánh giá được công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tổ chức các PTTĐ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Đánh giá về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của TĐKT trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Tổng kết rút ra được những bài học kinh nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức PTTĐ có hiệu quả; về kinh nghiệm xây dựng điển hình tiên tiến, rà soát các hình thức, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, vận dụng vào đặc điểm của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề xuất công tác chỉ đạo, quản lý và các quy trình, thủ tục xét duyệt khen thưởng, tổng kết theo dõi và chấm điểm thi đua để có các hình thức tặng thưởng xứng đáng, chính xác, kịp thời.
Trong tình hình thực tế bệnh quan liêu, hình thức còn đang nặng nề trong các địa phương, đơn vị thì việc tổng kết, sơ kết càng phải đặt ra với chất lượng cao hơn để tránh hình thức, phô trương, tốn kém mà không hiệu quả.
1.2.2.6. Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng
Đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập tạo điều kiện cho các bộ phận, lĩnh vực công tác được giao lưu, học hỏi, tiếp nhập sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Do vậy đây là nội dung nhà nước cần quản lý đối với công tác TĐKT gồm:
Trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý của các nước bạn về khen thưởng và về các chính sách khuyến khích người tham gia vào công việc của xã hội.
Giới thiệu hình thức TĐKT của Việt Nam với nước bạn.
Theo dõi phát hiện những cá nhân, tổ chức nước ngoài có đóng góp đối với Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực và các địa phương.
Đề xuất những hình thức khen thưởng đối với những cá nhân tổ chức nước ngoài đã có những đóng góp hiệu quả trong việc giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế hoặc giúp các ngành, các địa phương giải quyết được những vấn đề cần ghi công và khen thưởng.
Với điều kiện nước ta hiện nay, nội dung này càng cần được quan tâm hơn với sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, kêu gọi sự hợp tác đầu tư của các cá nhân, tổ chức nước ngoài.
1.2.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng
Nội dung thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật về TĐKT được quy định tại Điều 96 Luật TĐKT. Có nội dung này vì QLNN ở bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nào cũng đều phải có thanh tra, kiểm tra, nếu không thanh tra, kiểm tra thì công tác quản lý sẽ bị buông lỏng. Trong thực tế, không phải đơn vị, địa phương, cá nhân nào cũng thực hiện tốt, đầy đủ những quy định của Luật TĐKT và các