Kinh nghiệm công tác thi đua, khen thưởng ở một số địa phương và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 34)

và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho tỉnh Quảng Ninh

1.3.1. Kinh nghiêṃ công tác thi đua, khen thưởng ởmôṭ sốđiạ phương

Trong những năm gần đây, Quảng Nam và Quảng Ngãi là một trong số những địa phương đạt được kết quả tốt trong công cuộc cải cách hành chính và thu hút đầu tư. Mặt khác, từ đánh giá kết quả về “Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh” (PCI) của cả nước, hai địa phương Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng ở nhóm các tỉnh có chỉ số cao. Từ những nguyên do này, học viên chọn tìm hiểu kinh nghiệm công tác TĐKT của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi làm cơ sở vận dụng cho tỉnh Quảng Ninh.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Văn kiện Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VII, năm 2015 đưa ra một số kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT, như sau:

- Về mặt hạn chế

+ Việc chỉ đạo, tổ chức PTTĐ yêu nước ở một số đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chưa đi vào thực chất, chưa thường xuyên, chưa toàn diện, chưa đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, còn nặng về khen thưởng. Hình thức thi đua chưa thật sự phong phú và đa dạng, xây dựng nội dung, chỉ tiêu thi đua chưa sát với thực tiễn, chưa thiết thực hiệu quả.

+ Công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến, tuyên truyền nêu gương các điển hình chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch thường xuyên, chưa phát hiện kịp thời, còn lúng túng trong quá trình thực hiện, chưa

có nhiều giải pháp trong bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, hiệu quả chưa cao.

+ Khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở một số nơi vẫn còn nhiều, cho công chức, viên chức, người lao động trực tiếp còn ít, chưa tương

xứng, nhất là khen thưởng cấp Nhà nước; nhiều đơn vị, địa phương chưa xây dựng kế hoạch, lộ trình khen thưởng. Việc bình xét khen thưởng có lúc có nơi còn bị động, chưa kịp thời, chất lượng chưa cao.

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong việc phát động, tổ chức PTTĐ, công tác khen thưởng chưa đáp ứng yêu cầu, có lúc, có việc chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Sáng kiến các cấp đã được kiện toàn, củng cố nhưng ở nhiều nơi chất lượng hoạt động chưa cao.

- Kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới: Từ thực tế lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐKT, tỉnh Quảng Nam rút ra một

số kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT thời gian tới:

+ Làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chỉ thị của Đảng, Nhà nước về đổi mới công tác TĐKT đến toàn thể đảng viên, cán bộ công nhân viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

+ Sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng; chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp; phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể có ý

nghĩa quyết định sự thành công của các PTTĐ, công tác khen thưởng.

+ Coi trọng xây dựng kế hoạch tổ chức PTTĐ với mục tiêu, nội dung, tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực, gắn yêu cầu nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, trọng điểm, với lợi ích thiết thực của cơ quan, đơn vị; phương pháp, hình thức thi đua phải phù hợp, gắn liền với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị, địa phương vững mạnh; Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương là mục tiêu, động lực quan trọng để tổ chức thực hiện PTTĐ

yêu nước thì PTTĐ mới duy trì được thường xuyên và thu hút nhiều người tham gia.

+ Tôn vinh khen thưởng phải minh bạch, công khai, dân chủ, đúng người, đúng thành tích, đúng luật, kịp thời và phải được bình chọn từ cơ sở; làm tốt cả 3 khâu phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến thì mới có tác dụng, động viên khích lệ và phát huy hiệu quả của phong trào.

+ Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức làm công tác TĐKT, nâng cao chất ượng

tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các PTTĐ, công tác khen thưởng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi

Văn kiện Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VIII, năm 2015 đưa ra một số kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT, như sau:

- Về mặt hạn chế:

+ Một số PTTĐ ở cơ sở chưa có nội dung tiêu chí cụ thể, chưa chú trọng đến sơ kết, tổng kết, đánh giá PTTĐ; công tác biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời.

+ Cơ quan làm công tác TĐKT ở một số ngành, địa phương chưa thực sự chủ động trong việc tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác TĐKT; chưa tích cực nghiên cứu cơ chế, chính

sách TĐKT để tham mưu cho lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc về công tác TĐKT thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết. + Công tác khen thưởng, bình xét và công nhận danh hiệu thi đua ở một số đơn vị, địa phương chưa chặt chẽ, thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng chưa đảm bảo với quy định. Việc biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho PTTĐ chưa kịp thời, có nơi chưa thật sát,

đúng nên chưa có tác dụng khuyến khích, động viên, thúc đẩy các điển hình tiên tiến vươn lên và chưa tạo động lực để PTTĐ phát triển mạnh và vững.

+ Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến có nơi còn mang tính hình thức, thiếu tính thuyết phục, không có sức thu hút đối tượng học tập làm theo, công tác tuyên truyền, nêu gương điển hình tiên tiến chưa được chú trọng, nên tác dụng và sự lan tỏa của điển hình trong thực tế vẫn còn hạn chế.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về TĐKT ở cơ sở tuy có chuyển biến, song chưa đáp được yêu cầu.

+ Tổ chức bộ máy và công chức làm công tác TĐKT ở các ngành, các cấp chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong công tác tham mưu chỉ đạo, tổ chức các PTTĐ. Đội ngũ công chức làm công tác TĐKT còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn PTTĐ.

- Kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới:

+ Phải tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về TĐKT nhằm nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao

động hiểu được vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác TĐKT trong tình hình mới. + Gắn PTTĐ yêu nước với thực hiện nhiệm vụ chính trị; với thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Trung ương để động viên từng người, từng đơn vị, từng ngành, từng địa phương để hoàn thành nhiệm vụ được giao. PTTĐ muốn mang lại hiệu quả thiết thực phải đi vào giải quyết các vấn đề bức thiết, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của địa phương, đơn vị một cách thiết thực. Càng khó khăn, càng phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén vận dụng đưa Nghị quyết vào cuộc sống, cụ thể bằng những giải pháp và phương thức phù hợp, hiệu quả, gắn với lợi ích cơ bản, chính đáng của nhân dân và người lao động. Càng phải thấm nhuần quan điểm tin dân, trọng dân, học dân, dựa vào dân, “phát huy sức dân, chăm lo cho dân”, thực hiện tốt an

sinh xã hội, chăm lo cho cơ sở, không ngừng nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

+ Phải hướng dẫn, đôn đốc và có sự kiểm tra, giám sát các PTTĐ khi tổ chức phát động, không tổ chức mang tính hình thức mà phải có mục đích, nội dung, tiêu chí rõ ràng, có sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả và phải được quần chúng đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia một cách tự giác sáng tạo.

+ Thường xuyên theo dõi, kịp thời đánh giá việc triển khai, thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị.

+ Tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền sớm kiện toàn bộ máy làm công tác TĐKT, nhất là cấp huyện, thành phố phải có bộ phận chuyên trách, các cơ quan cấp tỉnh; phải bố trí cán bộ kiêm nhiệm, các xã, phường, thị trấn và giao nhiệm vụ rõ ràng cho Văn phòng HĐND - UBND, thì công tác TĐKT sẽ thực hiện tốt hơn.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các tỉnh để vận dụng tại địa phương

1.3.2.1. Một số nguyên nhân chưa thành công

Một số nguyên nhân chưa thành công đó là:

Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của cấp ủy, chính quyền, Mặt và các đoàn thể ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa đúng mức; nhận thức của người đứng đầu còn chưa đầy đủ, toàn diện, vì vậy chưa chú trọng chỉ đạo PTTĐ mà chủ yếu là xét khen thưởng; chưa đầu tư cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các PTTĐ.

Hai là, tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác TĐKT chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, một số yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các PTTĐ còn hạn chế, chủ yếu là tham mưu xét khen thưởng. Các quy định của pháp luật về tổ chức, cán bộ làm công tác

TĐKT chưa tạo sự thống nhất, ổn định để cán bộ yên tâm công tác, vì vậy việc tham mưu tổ chức PTTĐ và thực hiện công tác khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ba là, một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chấp hành nghiêm Luật TĐKT và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Còn có trường hợp đề nghị khen thưởng chưa bám sát tiêu chuẩn quy định; trong bình xét danh hiệu thi đua và khen thưởng còn hiện tượng nể nang, cào bằng. Chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về TĐKT còn chậm, có nơi triển khai còn hình thức, chất lượng chưa cao.

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về TĐKT còn chưa thường xuyên, liên tục; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chưa cao.

1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm để vận dụng đổi mới công tác thi đua khen thưởng tại địa phương

Một là, công tác TĐKTphải được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và sát sao của cấp ủy, tổ chức Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp, đặc biệt là người đứng đầu; phát huy đầy đủ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức, vận động và phát huy tính tự giác của nhân dân trong các PTTĐ yêu nước, tạo được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động được đông đảo quần chúng tham gia các PTTĐ, làm cho thi đua có động lực mạnh mẽ từ cơ sở, từ QCND.

Hai là, tổ chức các PTTĐ phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thi đua phải có nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể thiết thực, không dàn trải; nội dung các tiêu chí thi đua càng cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi cơ quan, đơn vị thì hiệu quả PTTĐ càng cao; chú trọng tổ chức thi đua theo chuyên đề, thi đua theo đợt, thi đua ngắn ngày để bắt kịp nhanh chóng với tình hình thực tiễn cuộc sống.

PTTĐ muốn mang lại hiệu quả thiết thực phải đi vào giải quyết vấn đề bức thiết, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của địa phương, đơn vị một cách thiết thực, cụ thể bằng những giải pháp và phương thức phù hợp, hiệu quả, gắn với lợi ích cơ bản, chính đáng của nhân dân và người lao động.

Ba là, công tác khen thưởng phải gắn liền với PTTĐ, và thi đua là cơ sở của việc khen thưởng, dựa trên nền tảng của PTTĐ yêu nước sôi nổi mới có thể lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất, đầy đủ và kịp thời nhất để khen thưởng; khen thưởng phải chính xác, công bằng, công khai và kịp thời mới có tác dụng động viên, nêu gương và thúc đẩy PTTĐ phát triển liên tục.

Bốn là, phải đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, mở rộng nhiều hình thức tuyên truyền với nội dung phong phú, thiết thực và thường xuyên cập nhật với tình hình thực tiễn, huy động được sức mạnh của cả hệ thống các cơ quan truyền thông ở trung ương và địa phương, thường xuyên tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các điển hình, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu học tập cách làm hay, mô hình mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Năm là, tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách về TĐKT có vị trí và tầm quan trọng đặc biết; thực tiễn cho thấy địa phương, đơn vị nào có tổ chức bộ máy ổn định, cán bộ TĐKT có trình độ, năng lực, tận tâm với phong trào, thông thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, nơi đó có công tác TĐKT được phát huy, tạo dựng được nhiều PTTĐ tốt, có nề nếp, công tác TĐKT đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Sáu là, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, chú trọng sơ kết, tổng kết PTTĐ, thông qua PTTĐ để lựa chọn được các điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc kịp thời khen thưởng; thực hiện công khai, so sánh trong bình xét các danh hiệu thi đua, tạo được mối quan hệ biện chứng giữa thi đua và khen thưởng, làm cho thi đua thực sự là động lực to lớn của cách mạng và là biện pháp quan trọng xây dựng con người mới, phát triển toàn diện.

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã nêu cơ sở lý luận về TĐKT bao gồm: các khái niệm thi đua, khen thưởng, mối quan hệ giữa thi đua – khen thưởng; quản lý nhà nước về TĐKT; bài học kinh nghiệm của một số địa phương về công tác TĐKT. Tác giả nhận thấy, công tác TĐKT phải dựa trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Các nội dung QLNN về TĐKT có quan hệ chặt chẽ với nhau và cần phải tiến hành đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT cần phải đồng bộ từ Trung ương tới địa phương để đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cho quản lý nước về TĐKT ngày càng đạt hiệu quả cao.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi đua, khen thưởng tỉnhQuảng Ninh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiêṇ tư ̣nhiên, kinh tế, xãhôị

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% diện tích đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng gồm có vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải đảo. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền Bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)