Nghiên cứu sẽđược thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1 Nghiên cứu tài liệu
Bước 2 Xác định các biến độc lập và xây dựng phiếu khảo sát Bước 3 Gửi phiếu khảo sát kiểm định thử
Bước 4 Điều chỉnh phiếu khảo sát, tiến hành khảo sát chính thức
Bước 5 Làm sạch dữ liệu
Bước 6 Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 và SmartPLS 3
Hình 3.2. Các bước trong quá trình nghiên cứu
Bước 1. Nghiên cứu tài liệu
Mục đích của bước 1 là thông qua tài liệu để tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm có được kiến thức và sự hiểu biết về tình hình nghiên cứu thực trạng sử dụng các thước đo HQHĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ của các DN trong nước và thế giới. Kết quả đạt được của bước này là thiết kế được mô hình nghiên cứu, xây dựng giả thuyết và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để nghiên cứu đề tài.
Bước 2. Xác định các biến độc lập, thang đo các biến và xây dựng phiếu khảo sát
Trên cơ sở kiến thức và sự hiểu biết thu được ở bước 1, tác giả đề xuất các biến độc lập để xác định các ảnh hưởng của chúng đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu được xây dựng ở bước 1. Từ mô hình, giả thuyết được xây dựng ở bước 1, tác giả xây dựng phiếu khảo sát gồm các câu hỏi và thang đo để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, kiểm định giả thuyết.
Theo mô hình lý thuyết được trình bày trong chương 2, có hai câu hỏi chính cần được trả lời là: (1) tình trạng sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN và (2) ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN. Các nhân tốảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐđược lựa chọn trong mô hình gồm: (a) quy mô doanh nghiệp; (b) áp lực cạnh tranh; (c) mức độ phân quyền; (d) cấu trúc doanh nghiệp; (e) Sựủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ; (f) sự hiểu biết của NVKT vềđo lường HQHĐ. Mỗi nhân tố này được đo lường bằng các thang đo riêng biệt như sau:
(a) Thang đo quy mô doanh nghiệp (X1)
Quy mô của DN có thểđược đo bằng tổng doanh thu, tổng tài sản, số lượng nhân viên, cơ cấu tổ chức hoặc sựđổi mới công nghệ (Deros, 2006). Theo Chenhall (2003), có nhiều cách để ước lượng quy mô doanh nghiệp như lợi nhuận, doanh thu, tài sản, giá trị cổ phiếu và nhân viên. Tuy nhiên, việc sử dụng các thước đo tài chính có thể
khó khăn trong so sánh giữa các DN vì các DN có thể sử dụng các phương pháp kế
toán khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên đều đo lường quy mô doanh nghiệp bằng số lượng nhân viên (Chenhall, 2003, tr.149). Phù hợp với nghiên cứu của Chenhall (2003), các nghiên cứu của Wijewardena, H. và De Zoysa, A. (1999), Wu, Boateng và Drury (2007) và Doan (2012) đã sử dụng số lượng nhân viên để nghiên cứu về quy mô DN. Tuy nhiên, một số tác giả khác như Ahmad (2012), ngoài sử dụng số lượng nhân viên còn sử dụng
thêm chỉ tiêu doanh thu hàng năm để đánh giá quy mô của DN. Theo Doan Ngoc Phi
Anh (2012) do các công ty áp dụng các phương pháp kế toán khác nhau nên sử dụng
thước đo tài chính như doanh thu, giá trị tài sản đểđo lường quy mô sẽ không tin cậy. Do vậy, sử dụng số lượng lao động trong doanh nghiệp làm thước đo quy mô là phù hợp. Đồng ý với nhận định trên, để phản ánh quy mô của DN, luận án sử dụng số lượng lao động đểđo lường quy mô của doanh nghiệp (Doan, 2012).
Thang đo áp lực cạnh tranh (gọi tắt là cạnh tranh) được đo lường theo cảm nhận của người trả lời về mức độ cạnh tranh mà DN phải đối mặt. Các khía cạnh được sử dụng để đo lường áp lực cạnh tranh gồm: Cạnh tranh bán sản phẩm, dịch vụ trên thị trường; cạnh tranh mua vật liệu; cạnh tranh trong tuyển dụng lao động có tay nghề cao. Thang đo áp lực cạnh tranh được điều chỉnh từ Lee & Yang, (2011), Ahmad (2012), Doan (2012). Tên biến/Mã biến Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo Áp lực cạnh tranh (X2) COM1
Công ty phải cạnh tranh cao khi bán sản phẩm, dịch vụ ra thị trường
Điều chỉnh từ Lee & Yang, (2011), Ahmad (2012), Doan (2012)
COM2 Công ty phải cạnh tranh cao khi
mua vật liệu
COM3
Công ty phải cạnh tranh cao trong tuyển dụng lao động có tay nghề cao
(c) Thang đo sự phân quyền (X3)
Sự phân quyền trong DN thể hiện ở việc các NQT cấp cao trao quyền cho các NQT cấp thấp hơn được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của họ. Theo Garrison (2008), trong một tổ chức phân quyền, thẩm quyền ra quyết định được phân chia cho các cấp quản lý khác nhau thay vì chỉ tập trung cho cấp quản lý cao nhất. Dựa trên nghiên cứu của Gordon và Narayanan (1984), Doan (2012), cho rằng thang đo sự phân quyền bao gồm thẩm quyền quyết định trong phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; tuyển dụng và sa thải nhân viên; mua sắm tài sản cốđịnh; định giá và phân phối các sản phẩm/dịch vụ. Lee & Yang (2011) đo lường sự phân quyền thể hiện bằng việc công ty được chia thành nhiều cấp quản lý, mỗi cấp quản lý đều được trao quyền kiểm soát, được ủy quyền ra quyết định và toàn quyền giải quyết các sự cố phát sinh tại bộ phận của mình. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Lee & Yang (2011) và các tác giả trước đó, luận án sử dụng có điều chỉnh các thang đo đã được các tác giả trước đây sử dụng cho phù hợp với các DNSXVN. Thang đo sự phân quyền trong các DN được đo lường bằng sự trao quyền kiểm soát, quyền ra quyết định, giải quyết sự cố của NQT cấp dưới và quyền kiểm soát công việc của cấp dưới.
Tên biến/Mã biến Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo Phân quyền (X3)
DEC1 Công ty chúng tôi chia thành nhiều
cấp quản lý ĐLee & Yang iều chỉnh từ
(2011) DEC2 Mỗi cấp đều có quyền ra quyết định
ở cấp mình
DEC3 Nhân viên của công ty tôi có quyền
khắc phục sự cố khi chúng xảy ra
DEC4 Các nhóm làm việc trong công ty
được trao quyền kiểm soát công việc của họ
(d) Thang đo cấu trúc doanh nghiệp (X4, X5)
Luận án sử dụng 2 loại cấu trúc doanh nghiệp: cấu trúc chặt chẽ và cấu trúc linh hoạt. Thang đo cấu trúc doanh nghiệp được Grover (1993) phát triển từ thang đo của Hage (1978, 1980). Lee & Yang (2011) sử dụng thang đo của Grover (1993) xác định cấu trúc của các doanh nghiệp trong nghiên cứu.
Luận án kế thừa thang đo được Lee & Yang (2011) sử dụng để đo lường cấu trúc của các doanh nghiệp trong nghiên cứu. 8 biến quan sát đại diện cho 2 loại cấu trúc được sử dụng. Mỗi loại cấu trúc sử dụng 4 biến quan sát. Tên biến/Mã biến hóa Mã Biến quan sát Nguồn gốc thang đo Cấu trúc chặt chẽ (X4) ORG1
Không khuyến khích mọi người
đưa ra quyết định riêng. Điều chỉnh từ
Grover (1993), Lee & Yang (2011)
ORG2 Mọi người không được đưa ra các
quy tắc riêng trong công việc. ORG3 Các nhân viên liên tục bị kiểm tra
vi phạm quy tắc. ORG4
Công ty đề ra các quy tắc và được áp dụng thường xuyên trong tất cả các quy trình và hoạt động. Cấu trúc linh hoạt
(X5) ORG5
Các bộ phận trong công ty thường xuyên phối hợp để thực hiện chung của các dự án.
ORG6 Chúng tôi thường xuyên chia sẻ
Tên biến/Mã
biến hóa Mã Biến quan sát
Nguồn gốc thang đo
ORG7
Việc trao đổi, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong công ty được khuyến khích.
ORG8
Các dự án thường được bắt đầu thông qua sự tương tác chung giữa các bộ phận.
(e) Sự ủng hộ của nhà quản trị cao nhất đối với đo lường hiệu quả hoạt
động (X6)
Mục đích của sử dụng các thước đo HQHĐ là cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị DN. Do vậy, sử dụng các thước đo HQHĐ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhu cầu thông tin và sựủng hộ của NQT cao nhất. Sựủng hộ của NQT cao nhất thể hiện ở sự coi trọng sử dụng các thước đo HQHĐ và sự quan tâm đến việc triển khai sử dụng các thước đo HQHĐ cũng như sự hỗ trợ và tạo đầy đủđiều kiện để sử dụng các thước đo HQHĐ trong doanh nghiệp. Sựủng hộ của nhà quản trị cao nhất đối với hệ thống đo lường HQHĐ được đo lường bằng 3 biến dựa trên thang đo được Ismail and King (2007) sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Tên biến/Mã biến
Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc
thang đo
Sựủng hộ (X6)
SUP1
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá được nhà quản trị cao nhất coi là quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều chỉnh từ Grover (1993), Krumwiede, 1998) và Baird (2011) SUP2
Nhà quản trị cao nhất quan tâm đến việc áp dụng các chỉ tiêu đánh giá của doanh nghiệp. SUP3 Nhà quản trị cao nhất hỗ trợđầy đủ các điều kiện để áp dụng các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động
(f) Thang đo sự hiểu biết của nhân viên kế toán vềđo lường hiệu quả hoạt động (X7)
Sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ thể hiện bằng sự hiểu biết về vai trò, tầm quan trọng và ảnh hưởng của mỗi thước đo đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngắn hạn, dài hạn và tác động đến hành vi của người đượcđánh giá và sự
thành công của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ còn bao gồm khả năng thiết kế hệ thống thông tin để có thể thu thập, cung cấp các thước đo cho người sử dụng. Luận án sử dụng thang đo trong nghiên cứu của Lee & Yang (2011) sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án.
Tên biến/Mã biến Mã hóa Biến quan sát Nguồn gốc thang đo Sự hiểu biết (X7) KNO1
Nhân viên kế toán hiểu được vai trò của hệ thống đo lường HQHĐđối với hoạt động của doanh nghiệp.
Điều chỉnh từ Ismail and King (2007) và Baird (2007, 2011) KNO2
Nhân viên kế toán hiểu được ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đánh giá đến hành vi của người được đánh giá
KNO3
Nhân viên kế toán biết thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ cho đánh giá kết quả hoạt động.
Tổng hợp thang đo các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 3.2. Định nghĩa và cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Tên biến Định nghĩa Nguồn gốc
X1 Quy mô Quy mô doanh nghiệp Wijewardena, H. và De Zoysa,
A. (1999), Wu, Boateng và Drury (2007) và Doan (2012) X2 Cạnh tranh Áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt
Điều chỉnh từ Lee & Yang, (2011), Ahmad (2012), Doan (2012)
X3 Phân
quyền
Sự phân quyền trong doanh nghiệp
Điều chỉnh từ Lee & Yang (2011), Doan (2012) X4 Cấu trúc chặt chẽ DN được tổ chức chặt chẽ, quy định rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận Điều chỉnh từ Grover (1993), Lee & Yang (2011)
Biến Tên biến Định nghĩa Nguồn gốc X5 Cấu trúc linh hoạt DN không quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận mà thay đổi theo từng dự án Điều chỉnh từ Grover (1993), Lee & Yang (2011)
X6 Sựủng
hộ
Sựủng hộ của nhà quản trị cao nhất đối với đo
lường HQHĐ
Điều chỉnh từ Ismail and King (2007)
X7 Sự hiểu
biết
Sự hiểu biết của nhân viên kế toán vềđo lường
HQHĐ
Điều chỉnh từ Ismail and King (2007) F Thước đo HQHĐ Các thước đo hiệu quả hoạt động Kết hợp và điều chỉnh từ Chenhall và Langfield-Smith (1998); Gosselin (2005); Abdel- Kader và Luther (2006); Abdel Maksoud et al. (2008); Ahmad (2012) và Baird (2011)
Nguồn: Tác giả tổng hợp