Lý thuyết ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam (Trang 42 - 43)

Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng về môi trường hoạt động, mục tiêu kinh doanh, văn hóa tổ chức và chiến lược hoạt động, v.v…. Do vậy, để phù hợp với mục tiêu, văn hóa và các nhân tố thành công, mỗi doanh nghiệp cần có hệ thốngKTQT riêng cũng như hệ thống đo lường HQHĐ riêng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.

Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên (contingency theory)để giải thích sự khác nhau của hệ thống KTQT (Chenhall, 2003). Lý thuyết ngẫu nhiên được coi là cơ sởđể đưa ra giả thiết là không có hệ thống kế toán nào có thể áp dụng được cho tất cả các DN trong mọi tình huống (Sulaiman, 2003). Lý thuyết ngẫu nhiên đã được phát triển và xuất hiện trong các tài liệu lý thuyết tổ chức vào đầu thập niên 1960. Các mô hình cốt lõi của lý thuyết ngẫu nhiên là các tổ chức đạt được hiệu quả từ sự phù hợp giữa các đặc điểm tổ chức và các nhân tố phản ánh đặc thù của tổ chức (như môi trường, quy mô tổ chức và chiến lược). Nói cách khác, các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của một tổ chức. Do đó, các tổ chức cố gắng để đạt được sự phù hợp giữa các đặc điểm của mình với các nhân tốđểđạt được HQHĐ tốt nhất.

Lý thuyết ngẫu nhiên được áp dụng vào KTQT được Otley đề xuất là "Không có một hệ thống kế toán chung có thể áp dụng phù hợp cho tất cả các tổ chức trong mọi hoàn cảnh. Thay vào đó, hệ thống kế toán cụ thể sẽ phù hợp với các đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của mỗi tổ chức" (Otley, 1980, p.413). Lý thuyết ngẫu nhiên trong kế toán xuất hiện vào khoảng giữa những năm 1970. Từđó đến nay đã có nhiều nghiên cứu về KTQT dựa trên lý thuyết này. Các nghiên cứu tiêu biểu dựa trên nền tảng lý thuyết ngẫu nhiên như nghiên cứu của Langfield-Smith và các cộng sự (1995) vềảnh hưởng của các nhân tố đến hệ thống thông tin KTQT (Langfield-Smith và cộng sự (1995). Fisher (1995) đề cập rằng một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng các hệ thống kế toán quản trị và kiểm soát hoặc kỹ thuật kế toán quản trị là môi trường bên ngoài (đơn giản hoặc phức tạp, tĩnh hoặc động), công nghệ (cửa hàng công việc hoặc sản xuất hàng loạt, phụ thuộc sản xuất, tự động), chiến lược và nhiệm vụ cạnh tranh (chi phí thấp hoặc đổi mới), đơn vị kinh doanh và đặc điểm ngành (quy mô công ty, đa dạng hóa, cơ cấu doanh nghiệp, quy định) và kiến thức (kiến thức về quá trình chuyển đổi). Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến thiết kế hệ thống thông tin

KTQT còn bao gồm các công trình nghiên cứu của các tác giả Gordon và Narayanan,

(1984); Subramaniam (1993), Gul và Chia (1994), Chapman (1997) và Gordon và Miller (1976). Các nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc thiết kế hệ thống thông tin KTQT gồm các nhân tố về môi trường, đặc điểm tổ chức và

phong cách ra quyết định. Gordon và Narayanan (1984) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc DN và hệ thống thông tin. Nghiên cứu này cho thấy các đặc tính của thông tin được coi là những nhân tố quan trọng đối với người ra quyết định khi các nhân tố về môi trường KD không chắc chắn. Ngoài các nghiên cứu trên, còn một loạt các nghiên cứu của các tác giả như Chenhall và Morris (1986) về nhu cầu của DN đối với hệ thống thông tin KTQT. Nghiên cứu vềảnh hưởng của thông tin KTQT với HQHĐ của các DN nhỏ của Gul (1991). Gul và Chia (1994) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng giữa mức độ không chắc chắn của môi trường KD với phân quyền và hiệu quả quản lý. Chong và Chong (1997) đã nghiên cứu về vai trò của thông tin KTQT với chiến lược và đơn vị KD chiến lược. Cadez và Guilding (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô công ty, chiến lược KD và định hướng thị trường đến KTQT chiến lược. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiến lược và quy mô của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ áp dụng KTQT chiến lược. Ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và môi trường KD.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)