Tình hình quản lý và sửdụngvốn của côngty

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTY TNHH DONGNAM PETROVINA (Trang 37 - 41)

TSCĐ là hình thái biểu hiện vật chất của VCĐ.Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VCĐ phải thông qua phân tích cơ cấu TSCĐ.

Cơ cấu TSCĐ cho biết công tác đầu tư dài hạn của DN, việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc, thiết bị của côngty.

Từ bảng 2.4 cho thấy:

+Các khoản phải thu dài hạn từ năm 2017 đến năm 2021 không thay đổi (617 triệu đồng). Đó là khoản đặt cọc sử dụng hệ thống cầu cảng, đường ống dẫn dầu từ cảng dầu vào kho công ty. Tuy nhiên, từ trước đến nay công ty chưa sử dụng hệ thống này. Do đó, khoản này nên được thu hồi về.

+ TSCĐ của công ty bao gồm: hệ thống nhà xưởng; nhà kho; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; nhà văn phòng.

TSCĐ năm 2017 là 72.332 triệu đồng, chiếm 76,5% tổng tài sản dài hạn của DN. Năm 2018, TSCĐ là 68.204 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75,8%. Năm 2019, TSCĐ là 64.077 triệu đồng, chiếm 75,4% tổng tài sản dài hạn. Năm 2020, TSCĐ là 60.029 triệu đồng, chiếm 74,1% tổng tài sản dài hạn của DN. Năm 2021, TSCĐ là 56.807 triệu đồng, chiếm 73,3% tổng tài sản dài hạn của DN

TSCĐ gần như không tăng thêm, mà chỉ giảm đi do khấu hao dần qua các năm. Chứng tỏ, công ty không đầu từ thêm về TSCĐ.

Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng đáng kể cho thấy công ty đầu tư tương đối vốn vào các loại tài sảnnày.

+ Tài sản dài hạn khác: bao gồm tiền thuê đất đã thanh toán cho 50 năm (21.153 triệu đồng) và một số trang thiết bị văn phòng khác.

Từ phân tích trên ta thấy, TSCĐ chiếm tỷ trọng cao (từ 74% đến 76%), sau đó đến tài sản dài hạn khác (22,9% đến 25,1%). Các khoản phải thu dài hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đồng thời tỷ trọng các loại tài sản dài hạn này gần như không thay đổi qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty sau khi

xây dựng và đi vào hoạt động, không đầu tư thêm vào tài sản dài hạn. Nguyên nhân là do công ty mới đi vào hoạt động được 5 năm, các loại tài sản còn mới, chưa cần sửa chữa hoặc thay thế.

TSCĐ của công ty đầu tư theo dự án sản xuất dầu cách điện. Với công suất 12.000 tấn/năm. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến hết tháng 10.2021, công ty mới sản xuất và tiêu thụ được khoảng 12.000 tấn dầu cách điện. Như vậy, công ty chưa khai thác và sử dụng hết hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà xưởng và máy móc.

Mặt khác, từ năm 2019, công ty mở thêm mảng kinh doanh dầu FO. Hệ thống bồn bể chứa dầu cách điện được chuyển một phần qua để chứa dầu FO. Tuy nhiên, do thiết kế ban đầu nên khi chuyển mục đích sử dụng, hệ thống bồn bể khai thác không đạt hiệu quả.

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%)

I. Các khoản phải thu dài hạn 617 0,7% 617 0,7% 617 0,7% 617 0,8% 617 0,8%

II. Tài sản cố định 72.332 76,5% 68.204 75,8% 64.077 75,4% 60.029 74,1% 56.807 73,3% III. Tài sản dài hạn khác 21.644 22,9% 21.099 23,5% 20.305 23,9% 20.369 25,1% 20.126 26,0%

Tổng tài sản dài hạn 94.593 100% 89.920 100% 84.999 100% 81.015 100% 77.550 100,0%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Dongnam Petrovina)

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 749 4,6% 825 4,0% 1.910 5,9% 8.545 17,8% 2.749 8,1%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 800 1,7% -

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 6.540 39,9% 14.625 71,3% 24.325 74,8% 21.337 44,4% 23.460 69,3%

IV. HTK 7.643 46,6% 3.808 18,6% 5.200 16,0% 15.623 32,5% 7.016 20,7%

V. Tài sản ngắn hạn khác 1.452 8,9% 1.250 6,1% 1.068 3,3% 1.721 3,6% 625 1,8%

Tổng tài sản ngắn hạn 16.384 100% 20.508 100% 32.503 100% 48.026 100% 33.850 100%

2.2.2.2. Quản lý và sử dụng VLĐ

Vốn lưu động (Working capital) là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp. VLĐ - Working capital của company là số tiền ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động. TSLĐ là những tsnh và những ts thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh tế.TSLĐ được thể hiện ở các bộ phận bao gồm có: tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, hiện vật (vật tư, hàng hóa), các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Từ bảng2.5 phân tích số liệu TSLĐ của công ty TNHH Dongnam Petrovina, ta thấy:

+Vốn bằng tiền năm 2017 của công ty là 749 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,6% tổng tổng tài sản ngắn hạn (TSNH).Năm 2018 là 825 triệu đồng, chiếm 4% tổng tổng TSNH.Năm 2019 là 1.910 triệu đồng, chiếm 5,9% tổng tổng TSNH.Năm 2020 là8.545 triệu đồng, chiếm 17,8% tổng tổng TSNH. Năm 2021 là 2.749 triệu đồng, chiếm 8,1% tổng TSNH.Qua số liệu trên, phản ánh công ty sử dụng vốn bằng tiền trong các năm 2017, 2018, 2019 và 2021ở mức dưới 10% để duy trì hoạt động chi thường xuyên, đây là mức hợp lý với loại hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, sang năm 2020, mức sử dụng vốn bằng tiền tăng lên 17,8%, nguyên nhân do công ty đã ra mức chi hoa hồng bán hàng cho các trung gian. Năm 2020, do đại dịch Covid nên lượng hàng bán ra đã chậm lại, do đó công ty đã đề ra chính sách hoa hồng thương mại.

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ năm 2017 đến năm 2019 và năm 2021 là bằng 0. Năm 2020, công ty có mở sổ tiết kiệm để giành tiền thanh toán cho một số khoản nợ ngân hàng. Mục đích chính là đảm bảo thanh toán nợ, không nhằm mục đích đầu tư tài chính.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn. Tại công ty TNHH Dongnam Petrovina, từ năm 2017 đến nay, tồn tại khoản trả trước cho nhà thầu xây dựng (khoảng 5,5 tỷ đồng), nhưng chưa quyết toán được.

Các khoản phải thu ngắn hạn thể hiện xu hướng tăng từ năm 2017 đến năm 2019.Năm 2017 là 6.540 triệu đồng, đến năm 2019, số liệu đã tăng lên24.325 triệu đồng. Đồng thời, tỷ trọng lại cũngtăng dần qua các năm.Năm 2017 là 39,9%, năm 2018 là 71,3%, năm 2019 là 74,8%.Đến năm 2020,tỷ lệ này giảm xuống còn 44,4%. Sang năm 2021, tỷ lệ này tăng lên 69,3%. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong tài sản ngắn hạn là tương đối lớn, đặc biệt là các năm 2018, 2019 và 2021. Điều này chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn, thể hiện việc quản lý vốn của công ty là chưa tốt. Công ty cần chú ý quản lý chặt chẽ với các khoản phải thu.

+ HTK của công ty năm 2017 chiếm tỷ trọng 46,6%, tương đối lớn. Nguyên nhân là do công ty mới đi vào hoạt động, do đó việc tiêu thụ sản phẩm còn chậm, công ty còn đang tìm kiếm và phát triển thị trường. Năm 2018 và 2019, tỷ trọng HTK dao động từ 16% - 18%, tỷ lệ tương đối hợp lý, chứng tỏ việc quản lý HTK tốt,hàng nhập về tiêu thụ tốt. Tuy nhiên sang năm 2020, tỷ lệ HTK lại nhảy vọt, chiếm 32,5%. Nguyên nhân là do công ty nhập ồ ạt mặt hàng dầu FO, thị trường trong nước khó tiêu thụ do ảnh hưởng của Covid. Do đó, HTK nhiều.Hệ thống kho hàng của công ty không đủ chứa, phải đi thuê kho bãi, rất tốn kém về kinh tế. Năm 2021, tỷ trọng HTK là 20,7%, tỷ lệ tương đối hợp lý.

Các tài sản ngắn hạn khác của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và ngày càng giảm dần trong giai đoạn 2017-2020.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTY TNHH DONGNAM PETROVINA (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)