3.1. Định hướng phát triển của côngty TNHH Dongnam Petrovina
- Tổ chức huy động đảm bảo đầy đủ kịp thời VLĐ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Công ty cần xác định đúng đắn nhu cầu về vốn cần thiết cho từng thời kỳ.Lựa chọn phương pháp, hình thức huy động phù hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu VLĐ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Tổ chức sử dụng VLĐ hiệu quả kết hợp với quản lý chặt chẽ HTK, các khoản thu chi và khả năng thanhtoán.
- Mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo quá trình phát triển bền vững của côngty.
- Nâng cao đời sống cho nhân viên.
- Xây dựng văn hoá DN, tạo lập hình ảnh công ty là niềm tự hào của cán bộ công nhânviên.
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 12% trở lên.Phấn đấu đến năm 2025, doanh thu đạt500 tỷ đồng.
3.2. Biệnphápnângcaohiệuquảsửdụngvốntạicôngty TNHH Dongnam Petrovina Petrovina
3.2.1Hoàn thiện công tác lập kế hoạch VKD
Công tác lập kế hoạch về huy động và sử dụng vốn là một biện pháp tài chính hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty. Căn cứ vào tình hình thực tế về tình hình tài chính của công ty mà các nhà quản lý sẽ đưa ra các biện pháp thu hút và phân bổ nguồn tài chính vè doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, kế hoạch về sử dụng vốn và phương thức huy động vốn phải được xây dựng trên cở sở thực tế về kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm tiếp theo. Do đó, công việc này đòi hỏi phải đúng, toàn diện và đồng bộ để tạo cơ sở cho việc tổ chức công tác sử dụng VKD một cách
hiệu quả nhất. Để đảm bảo yêu cầu của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, khi tiến hành thực hiện, công ty cần phải chú trọng một số vấn đềsau:
Một là: Tính toán, phân tích nhu cầu về vấn đề vốn ở mức min cho việc
hoạt đông sản xuất – kinh doanh của tổ chức kinh tế với mục tiêu vận hành ổn định, không ngắt quãng mà phải vận hành liên tục, thường xuyên là hết sức kho khăn. Trong đó, phải xác định được nhu cầu tăng đột biến trong những thời điểm biến động thuận lợi của giá dầu trên thị trường quốc tế để tăng cường hiệu quả sử dụng VKD. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra các hình thức góp vỗn khoa học và hợp lý nhất, đúng thời thời gian, thời điểm không để tình trạng ứ đọng vốn dẫn tới tình hình mất cân đối, lững phí tiền vốn trong doanh nghiệp. Từ đó không đảm bảo haotj đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là: Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch
cụ thể về việc huy động vốn, bao gồm việc xác định khả năng vốn hiện có, số
vốn còn thiếu để lựa chọn nguồn tà i trợ thích hợp với chi phí về vốn là thấp
nhất giúp công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu. Để tăng nguồn tài
trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty có thể thực hiện
một số biện pháp sau:
+ Trước hết, trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn tài trợ, công ty cần khai thác triệt để mọi nguồn vốn sẵn có của công ty mình, từ đó phát huy tối đa nội lực vì các nguồn vốn từ bên trong DN luôn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Công ty cần tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu trước mắt về VKD.Tận dụng tối đa các khoản nợ ngắn hạn nhưng chưa đến thời hạn phải thanh toán như các khoản: phải trả công nhân viên, khoản thuế và các khoản phải nộp NSNN chưa đến hạn nộp.Đồng thời công ty phải áp dụng các hình thức tín dụng thương mại như mua chịu của nhà cung cấp, ... Việc sử dụng các nguồn vốn này sẽ làm giảm đáng kể chi phí huy động vốn. Từ đó, sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của công
tymình. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn này chỉ mang tính chất tạm thời.Đồng thời DN cần chú ý hài hoà giữa các nguồn vốn chiếm dụng được với các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng sao cho công ty không bị thua thiệt và luôn có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh củacông tymình.
+ Trong quá trình huy động vốn, để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì ngoài các nguồn vốn ngắn hạn đòi hòi công ty phải quan tâm đến việc tìm nguồn tài trợ vốn dài hạn.Đây là nguồn vốn tài trợ ổn định và lâu dài, nó đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của công ty.
Ba là: Sau khi lập kế hoạch huy động vốn, công ty cũng cần phải chủ
động trong việc phân bổ và sử dụng số vốn đã được huy động sao cho nó
mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty cần phải căn cứ trên kế hoạch sản xuất
kinh doanh và phải dự báo được những biến động của thị trường để đưa ra
quyết định phân bổ vốn cả về mặt số lượng và thời gian, cụ thể cần dự trữ
bao nhiêu HTK là hợp lý và hiệu quả... Đồng thời, công ty cũng cần phải có
sự phân bổ hợp lý nguồn vốn dựa trên chiến lược phát triển. Từ kế hoạch tổng
thể, công ty cần đưa ra các kế hoạch chi tiết. Để là m được điều nà y, đòi hỏi
công ty phải dựa vào hoạt động kinh doanh của những năm trước cũng như
khả năng và tiềm lực của công ty trong năm tiếp theo để có thể xây dựng một
kế hoạch chi tiết, cụ thể và sát thực tế nhất.
a)Lập kế hoạch cho nguồn vốn lưu động:
Từ tình hình thực tế của công ty có thể thấy rằng cơ cấu nguồn VLĐ phân bổ chưa hợp lý, VLĐ trong thanh toán là quá lớn, trong khi đó lượng vốn bằng tiền là quá ít, làm mất khả năng thanh toán. Hơn nữa, nguồn vốn sẵn có của công ty là rất hạn chế, năm 2017 chiếm 12,28% và đến năm 2020 thì chỉ còn chiếm có -25,52% trong tổng nguồn vốn. Chứng tỏ rằng toàn bộ sự tăng lên của vốn chủ yếu là đi vay. Một tỷ lệ quá nhỏ để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Hơn nữa DN lại có sự tăng trưởng, quy mô hoạt động mở rộng sẽ kéo theo nhu cầu tăng vốn, nên không thể ngừng vay. Do vậy cần
phải có chính sách huy động vốn sao cho hợp lý. Việc chủđộng xây dựng kế
hoạch huy động vốn và sử dụng vốn nói chung, VLĐ nói riêng là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, vốn vay
cũng như hiệu quả kinh doanh của DN.
Để đảm bảo việc xác định nhu cầu VLĐ một cách hợp lý hơn, công ty cần có những biện pháp cụ thể như sau:
- Tiến hành việc xác định nhu cầu VLĐ cho sản xuất của từng quý, năm gắn với phương hướng, mục tiêu hoạt động của kỳ đó. Vì nếu xác định thừa VLĐ sẽ không khuyến khích công ty khai thác những khả năng tiềm tàng, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, gây ra việc ứ đọng vật tư hàng hoá và phát sinh không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm. Còn nếu Công ty xác định lượng VLĐ quá thấp sẽ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu vốn không đảm bảo cho việc sản xuất được liên tục gây những thiệt hại do việc ngừng sản xuất.
- Vì vậy việc xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết để tiếp đó có biện pháp huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty. Có nhiều biện pháp để xác định nhu cầu VLĐ như: phương pháp hồi quy, phương pháp dựa vào các chỉ tiêu đặc trưng trong bảng cân đối kế toán, … nhưng sử dụng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được xem là khá đơn giản và phổ biến. Nội dung của phương pháp này dựa trên doanh thu dự kiến năm kế hoạch để đưa ra biện pháp xác định.
- Trên cơ sở những nhu cầu sản xuất kinh doanh cần thiết, công ty cần xác định được số vốn thực có của mình, số vốn còn thiếu hoặc thừa để từ đó có biện pháp tìm kiếm nguồn tài trợ có lợi, đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh với các chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Trên thực tế thì việc tính toán mức độ tỷ lệ VKĐ là rất phức tạp, nhà quản trị cần phải căn cứ vào tốc độ bán hàng - doanh thu tiêu thụ, về tỷ suất % lợi nhuận và sự cân bằng trong kết cấu nguồn vốn. Như vậy cần đòi hỏi phải
phân tích, nghiên cứu kỹ và cũng cần phải phân biệt rõ nhu cầu VLĐ và nhu cầu cần tài trợ.
- Phân tích chính xác các chỉ tiêu của tài chính của những kì trước, những biến động chủ yếu trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và kì thực hiện ở nhu cầu VLĐ các kỳ trước đó. Để làm được điều này, công ty cũng cần phải có một đội ngũ nhân viên tài chính có kinh nghiệm, và có năng lực trình độ chuyên môn.
- Căn cứ vào tình hình cần thiết của vốn lưu động, công tác lập kế hoạch huy động tài chính – vốn: Đánh giá năng lực thanh toán cũng như tình hình tài chính của tổ chức. Từ đó lãnh đạo công ty thấy được thiếu hụt vốn LĐ của doanh nghiệp đồng thời tìm kiếm các nguồn vay hiệu quả.
- Trong quá trình hoạch định VLĐ phải dựa vào tình hình thực tế VKD từ đó chia bổ hợp lý với tình hình thực tế thông qua tính toán, phân tích cả chỉ tiêu kinh tế.
- Cần phải xác định rõ định mức cho từng khâu dự trữ: Tiền mặt tồn quỹ là bao nhiêu, HTK phải tồn là bao nhiêu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là bao nhiêu nhằm đẩy nhanh số vòng quay, rút ngắn thời gian dự trữ, giảm mức tồn kho, mức luân chuyển.
- Một hướng mới cho biện pháp này là việc hình thành một bộ phận tài chính - dự báo tách biệt với bộ phận kế toán cùng với những nhân viên chuyên ngành để có thể xác định và quản lý VLĐ một cách hiệu quả.
b) Lập kế hoạch cho nguồn vốn cố định:
Hệ thôngs TSCĐ của công ty mới được đầu tư đồng bộ, thời gian đưa vào hoạt động được khoảng 5 năm. So với thời gian sử dụng của các TSCĐ thì có thể coi các TSCĐ này gần như mới. Tuy nhiên, do đặc thù về địa lý, môi trường xung quang, tính chất công việc, đến nay một số TSCĐ đã hỏng, xuống cấp và cần được sửa chữa, thay thế hoặc nâng cấp.
Trong điều kiện nguồn VKD của công ty đang rất hạn hẹp thì việc sửa chữa, thay thế hoặc nâng cấp TSCĐ cần được xem xét cẩn thận. Công ty cần phải
có kế hoạch về việc sử dụng vốn cố định, kế hoạch này cần phải lập cho cả năm tài chính căn cứ theo sự phân bổ từ nguồn VKD của công ty đã được lập. Vốn lưu động là khái niệm thiên về kế toán và quản trị doanh nghiệp, là khoản tiền dự tính làm vốn luân chuyển, mua sắm tài sản lưu động, hàng hóa dịch vụ trong 1 kỳ kinh doanh. Phần dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị có thể xem là vốn cố định.
Khi mới thành lập thì toàn bộ vốn kinh doanh được hình thành tự vốn tự có (hay vốn ghi trên điều lệ ban đầu) nhưng sau này vốn kinh doanh sẽ được hình thành từ nhiều nguồn, vốn ban đầu, nợ và lợi nhuận để lại, trong khi vốn điều lệ vẫn không đổi trừ khi có quyết định thay đổi điều lệ.
3.2.2.Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng VCĐ ở TNHH Dongnam Petrovina
Công ty phải tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng TSCĐ cho doanh nghiệp sao cho với số vốn hiện có, công ty vẫn có thể tăng được khối lượng sản xuất, tiết kiệm được chi phí và hạđược giá thành sản phẩm.Từ đó góp phần quan trọng vào tăng lợi nhuận choDN. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, công ty cần chú ý một số biện pháp chủ yếu sau:
- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh, hạn chế thời gian ngừng nghỉ của máy móc: Luôn luôn kiểm soát được tình hình sử dụng TSCĐ, huy động đầy đủ nhất TSCĐ hiện có vào hoạt động.
Hiện tại, công ty chưa khai thác hêt công suất hoạt động của hệ thống máy móc thiêt bị. Hệ thống nhà máy được thiết kế với công suât 12.000 tấn/ năm, nhưng sản lượng khai thác trong vòng 5 năm (từ 2017 đến 2021) mới chỉ đạt khoảng 12.000 tấn dầu.
- Tổ chức phân loại, đánh giá định kỳ TSCĐ nhằm xác định những TSCĐ cũ, hoạt động kém hiệu quả để có kế hoạch thanh lý để thu hồi vốn, kịp thời đổi mới các TSCĐ khác. Quản lý và thực hiện tốt công tác này sẽ giúp DN luôn
luôn năm được tình hình biến động của TSCĐ, kịp thời điều chỉnh mức chi phí trích khấu hao vào giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn VCĐ của DN.
- Thực hiện tốt việc bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ bị
hư hỏng trước thời hạn sử dụng. Áp dụng nghiêm minh biện pháp thưởng,
phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Trong trường hợp
TSCĐ cần phải sửa chữa lớn ở giai đoạn cuối của thời hạn sử dụng TSCĐ,
công ty phải cân nhắc hiệu quả của việc sửachữa TSCĐ với việc thanh lý
TSCĐ mua sắm TSCĐ mới.
- Cần có chế độ khuyến khích về tài chính đối với các nghiên cứu, sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị của nhân viên trong công ty. Hiện tại công ty chưa làm được việc này. Nhiều công nhân có trình độ, kinh nghiệm nhiều năm, nhưng do không có chế độ khuyến khích nên họ rất thụ động trong việc vận hành và sử dụng máy móc.
- Công ty cần quản lý và sử dụng có hiệu quả các công cụ dụng cụ không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ, hiện đang được theo dõi trên chi phí trả trước của công ty. Số công cụ dụng cụ này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tài sản dài hạn cần theo dõi.
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động huy động vốn
- Việc khai thác, tạo lập nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Công ty TNHH Dongnam Petrovina chủ yếu sử dụng vốn vay.
- Công ty cần chuyển tất cả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn từ công ty mẹ thành vốn góp. Từ đó giảm chi phí phí lãi vay, tăng vốn chủ sở hữu và lợi nhận. Làm cơ sở để vay vốn các ngân hàng. Do tình hình hoạt động yếu kém nên hiện tại các ngân hàng Việt Nam không đồng ý cho công ty vay vốn. Công ty chỉ vay vốn được thông qua ngân hàng IBK và Shinhan do công ty mẹ đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, lượng vốn vay được rất hạn chế.
- Có rất nhiều nguồn vốn để huy động, công ty nên đa dạng hoá nguồn huy
vốn bên trong DN. Đối với nguồn vốn bên trong DN có thể huy động như:
quỹ khấu hao TSCĐ, phần lợi nhuận để lại hàng năm để bổ sung và o VCĐ.
Việc huy động vốn nà y sẽ tránh cho DN không phải chi trả cho việc sử
dụng vốn và DN có thể chủ động hơn trong việc sử dụng VKD. Ngoài ra,
công ty còn huy động vốn được từ nhiều kênh khác:
- Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết: đây là xu hướng tích cực, thông qua quá trình liên doanh, một mặt tạo thêm được kênh cung cấp VKD, mặt khác tạo thêm được các mối liên kết ngang, liên kết dọc trên thị trường, từ đó DN có thể khai thác thêm nhiều lợi thế từ đối tác.
- Huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng: DN cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn hình thức huy động này vì việc vay nợ sẽ tăng thêm rủi ro về tài chính.
3.2.4. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý khoản phải thu
Nhìn chung tình hình quản lý các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng là chưa thực sự tốt. Vì vây, công ty có thể áp dụng một trong những biện pháp sau, nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý các khoản phải thu.
+ Tiến hành lập bảng theo dõi tiến độ các khoản phải thu để nắm rõ tất cả về quy mô các khoản phải thu, thời hạn và có biện pháp thu hồi các khoản nợ đến hạn.
+ Khi các khoản nợ gần đến hạn thanh toán, công ty tiến hành gửi giấy thoog báo cho khách hàng biết về khoản nợ gần đến ngày thanh toán.
+ Trong công tác thu hồi nợ, công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn như sử dụng hình thức chiết khấu thanh toán cho những khách hàng trả tiền trước thời hạn.