ĐỐITƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016 (Trang 34)

Người bệnh được chẩn đoán là hiếm muộn đang được điều trị tại TTHTSSQG – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Có khả năng đọc, hiểu, viết, đủ năng lực nhận biết để trả lời các câu hỏi tự điền. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

+ Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Người bệnh không biết viết, đọc và không có đủ năng lực nhận biết để trả lời các câu hỏi tự điền.

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc Gia - Bệnh viện Phụ sản Trung ương. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016. 2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

-Đối tượng nghiên cứu là những người bệnh được chẩn đoán là hiếm muộn. Nếu một cặp vợ chồng đến điều trị hiếm muộn được chẩn đoán nguyên nhân là vợ (hoặc chồng) thì chỉ phỏng vấn vợ (hoặc chồng), nếu nguyên nhân phối hợp do cả hai vợ chồng thì sẽ phỏng vấn cả hai vợ chồng.

23

2.5. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU

Mẫu nghiên cứu được chọn theo công thức

2 2 α/2 1 d pq Z n   Trong đó:

+ n: là cỡ mẫu nghiên cứu

+ Z1-α/2 = 1,96 với độ tin cậy khi là 95%

+ p: tỷ lệ người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt

+ p = 0,5 (do đây là nghiên cứu mớichưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam) + q = 1- p = 0,5

+ d: sai số cho phép = 0,05

Theo công thức trên trong nghiên cứu này chúng tôi có mẫu nghiên cứu là 384 Với ước tính tỉ lệ từ chối là 10%. Vì vậy cỡ mẫu phải chọn là 423.

Trong quá trình thu thập số liệu từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2016 có 553 đối tượng đến điều trị đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Chính vì vậy chúng tôi thu thập được 553 mẫu nghiên cứu.

2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu Bước 2: Đánh giá thử bảng câu hỏi

+ Hoàn thiện bộ công cụ

Tiến hành hỏi thử30 bệnh nhân nhằm mục đích xem họ có hiểu các câu hỏi tôi sử dụng (FertiQoL) của tổ chức y tế thế giới (bảng câu hỏi về CLCS của những người bệnh hiếm muộn được quốc tế công nhận và được dịch sang 10 ngôn ngữ (http://www.fertiqol.org/.), câu nào khó hiểu, câu nào hiểu chưa chính xác, sẽ hoàn

24

chỉnh để bộ câu hỏi phù hợp với con người Việt Nam, để tiến hành nghiên cứu, (gồm 34 câu).

Bước 3: Tiến hành nghiên cứu

- Phương pháp điều tra cắt ngang được sử dụng trong nghiên cứu này.

- Các người bệnh hiếm muộn đang được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản TƯ sẽ được tư vấn và giải thích, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi tự điền.

+NB tự điền theo phụ lục 1 (nhân khẩu học: tuổi, giới, thu nhập, trình độ, tình trạng kinh tế, nguyên nhân, thời gian và phương pháp điều trị).

+ NB tự điền theo phụ lục 2 (cảm xúc, thể chất - tinh thần, quan hệ, xã hội, môi trường và dung nạp điều trị).

- Tính thang điểm CLCS. - Đánh giá CLCS.

+30-40 ngày sau khi tiến hành tham gia nghiên cứu viên sẽ gọi điện hỏi kết quả điều trị (có thai hay chưa).

2.7. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

Nhân khẩu học(Tuổi, Giới, Thu nhập, Trình độ học vấn, Tình trạng kinh tế)

Nguyên nhân và Phân loại hiếm muộn

Thời gian và Phương pháp điều trị

Điều trị (Môi trường, Phương pháp điều trị, Khả năng) Cảm xúc, Thể chất - tinh thần,Quan hệ, Xã hội Chất lượng cuộc sống

25

Định nghĩa các biến

Nguồn: Boivin, J, Takefman, J, Braverman, A. (2011). Development and preliminary validation of the fertility quality of life tool. Human Reproduction 26 (8), 2084 – 2091.

-Nhân khẩu học đó là những thông tin cơ bản của người bệnh nhằm xác định tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế riêng của từng cá thể.

-Thời gian hiếm muộnlà khoảng thời gian chung sống của hai vợ chồng, có quan hệ tình dục và mong muốn có con.

-Nguyên nhân và phân loại hiếm muộn là chẩn đoán sau khi khám và làm các xét nghiệm thăm dò tìm được nguyên nhân gây hiếm muộn.

-Phương pháp điều trị là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà người bệnh được bác sỹ chỉ định để điều trị hiếm muộn.

-Cảm xúc là những thể hiện tình cảm như ghen tuông, buồn bực và phiền muộn của người bệnh.

-Thể chất – tinh thần là những mệt mỏi, đau đớn hay nhận liên quan đến sự tập trung và thói quen hàng ngày bị đảo lộn bởi vấn đề hiếm muộn.

- Quan hệ: quan hệ tình dục, vợ chồng, sự chia sẻ, yêu thương lẫn nhau.

- Xã hội: sự tham gia hoạt động xã hội, sự mong muốn haysự hổ thẹn, và sự hỗ trợ của xã hội.

-Điều trị: bao gồm môi trường điều trị và khả năng dung nạp của người bệnh đối với phương pháp điều trị.

+ Môi trường điều trị thể hiện mức độ ảnh hưởng của sự tiếp cận và chất lượng điều trị lên CLCS của bạn.

+ Phương pháp điều trị là phương pháp bác sỹ chỉ định điều trị cho người bệnh. + Dung nạp điều trị thể hiện mức độ bạn trải nghiệm các triệu chứng thể chất và tâm thần do quá trình điều trịhiếm muộn gây ra và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hàng ngày.

26

2.8. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CLCS

2.8.1. Xây dựng bộ công cụ đánh giá Chất lượng cuộc sống

Để tìm hiểu thực trạng CLCS, các yếu tố liên quan và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này lên CLCS người bệnh hiếm muộn, đề tài đã tham khảo bộ công cụ đánh giá CLCS liên quan đến khả năng sinh sản (FertiQoL) của hiệp hội sinh sản và mô phôi châu âu năm 2008 dành riêng cho người hiếm muộn. Các khía cạnh đo lường CLCS của người bệnh hiếm muộn trong bộ công cụ của đề tài này bao gồm 02 phần là CLCS và điều trị. 34 chủ điểm được chia làm 2 phần'nội dung cốt lõi - CLCS' và 'điều trịcủa người hiếm muộn – CLCS”. Phần cốtlõi CLCS người hiếm muộn bao gồm các lĩnh vực: 'cảm xúc' (sáu câu), “thể chất- tinh thần”(sáu câu),“quan hệ” (sáu câu) và "xã hội" (sáu câu). Điều trị người hiếm muộn - CLCS bao gồm các lĩnh vực: 'môi trường' (sáu câu) và "dung nạp điều trị" (bốncâu).

Bộ công cụ được xây dựng với hai phần chính, bao gồm thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.

Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu, gồm: họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ và số điện thoại liên hệ, số hồ sơ bệnh án, thời gian hiếm muộn, nguyên nhân hiếm muộn, phương pháp điều trị và tình trạng kinh tế.

Nội dung nghiên cứu: Bộ câu hỏi ba mươi tư câu & hai phần bổ sung dùng để đánh giá sức khỏe thể chất và mức độ hài lòng với CLCS không tính vào tổng điểm) bao gồm 2 phần CLCS gồm 4 mục lớn [cảm xúc (6câu – c4R,7,8,9,16,23), thể chất – tinh thần (6câu-c1,2,3,12,18,24), mối quan hệ (6câu–c6,11R,15R,19,20,21R),xã hội (6câu–c5,10,13,14R,17,22)], phần Điều trị gồm 2 mục lớn [môi trường (6 câu- T2R,5R,7,8,9,10), dung nạp điều trị (4 câu-T1,3,4,6).

Ba mươi sáu mục này được cho điểm theo 5 mức: từ 0-4, nếu câu nào có R thì từ 4-0, dựa trên thang điểm Likert (i) từ rất kém đến rất tốt; (ii) từ rất phiền lòng đến rất hài lòng; (iii) từ hoàn toàn đến không hề; (iv) từ luôn luôn đến không bao giờ và (v) từ cực kỳ đến không hề. Để tính điểm chung cho thang phụ, nhân điểm thô với 25/k (k là số câu trong thang phụ), với tổng điểm từ 0-100.

Chia làm 2 phần, những điểm chính trong CLCS (cảm xúc, tinh thần và thể chất, mối quan hệ), điều trị (môi trường, phương pháp, khả năng đáp ứng điều

27

trị).Định dạng phản ứng khác nhau được sử dụng, tất cả trên một thang điểm Likert : (i) từ rất kém đến rất tốt; (ii) từ rất phiền lòng đến rất hài lòng ; (iii) từ hoàn toàn đến không hề; (iv) từ luôn luôn đến không bao giờ và (v) từ cực kỳ đến không hề. 36 mục này được cho điểm theo 5 mức: từ 0-4 với tổng điểm từ 0-100. Điểm càng cao có nghĩa chất lượng cuộc sống càng cao. 2 phần bổ sung (A và B) dùng để đánh giá sức khỏe thể chất và mức độ hài lòng với CLCS và không được tính vào tổng điểm.

Tổng điểm của FertiQoL là giá trị trung bình của CLCS cho tất cả các lĩnh vực.

Chất lượng cuộc sống Điều trị

Cảm xúc Thể chất - Tinh thần Quan hệ Xã hội Môi trường Khả năng dung nạp điều trị Câu 4R 7 8 9 16 23 1 2 3 12 18 24 6 11R 15R 19 20 21R 5 10 13 14R 17 22 T2R T5R T7 T8 T9 T10 T1 T3 T4 T6 (Tính theo Phụ lục 2)

Ghi chú: số hiệu câu hỏi là số hiệu câu hỏi trong bảng hỏi. những câu hỏi đánh dấu

“Q” là Core FertiQoL, những câu đánh dấu “T” là những câu Treatment FertiQoL (điều trị). Những câu đánh dấu “R” cần được đảo lại trước khi tính toán (4 -0 thay vì 0-4) để phù hợp với tiêu chí điểm càng cao thì chất lượng cuộc sống càng cao.

Tính điểm gồm 3 bước 1)Đảo lại

2) Tính toán điểm thô bằng cách tính tổng tất cả các tiêu chí thuộc thang phụ hay thang tổng đối với Chất lượng cuộc sống tính tất cả các câu hỏi đánh dấu “Q” (24 câu). Đối với Điều trị, tính tất cả những câu đánh dấu “T” (10 câu). Đối với CLCS của người hiếm muộn tổng điểm tính bao gồm phần CLCS và phần Điều trị (34 câu).

28

Ví dụ về cách tính điểm

Mai có điểm số vềcảm xúc: C4R=0, C7=3, C8=2, C9=2, C16=3, C23=3. Tồng về thang cảm xúc

Bước 1: Chuyển điểm của câu 4, C4R = 4

Bước 2: Cộng các điểm của cảm xúc (4+3+2+2+3+3) = 17 Bước 3: Nhân với 25/k, k là tổng số câu trong mục cảm xúc 17*(25/6) = 70,83

Hình 2.1: Hướng dẫn cách tính điểm trong bộ câu hỏi FertiQoL Nguồn: www.fertiqol.org/.

2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá CLCS của người hiếm muộn

Tổng điểm của FertiQoL là giá trị trung bình của chất lượng cuộc sống cho tất cả các lĩnh vực. Cụ thể xếp hạng CLCS theo các mốc tổng điểm trung bình như sau:

− Xếp hạng CLCS kém từ điểm thấp nhất là 0-25 điểm − Xếp hạng CLCS trung bình kém từ 26-50 điểm − Xếp hạng CLCS trung bình khá từ 51-75 điểm − Xếp hạng CLCS khá - tốt từ 76 - 100 điểm. (Heredia, 2013) 2.9. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS16.0

- Các thuật toán: Ttest, test ANOVA, test Chi-squared, tính hệ số tương quan giữa các chỉ số của thang FertiQoL với các yếu tố liên quan.

29

2.10. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Chỉ tiến hành nghiên cứu khi đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng khoa học trường Đại học Điều dưỡng và Hội đồng Y đức tại BVPSTƯ (có giấy chứng nhận chấp thuận của Hội đồng đạo đức)

- Người bệnh được thông báo, tự nguyện ký bản cam kết tham gia nghiên cứu. (có mẫu bản đồng thuận người bệnh – phụ lục 3)

- Đảm bảo bí mật thông tin của người bệnh, không tiết lộ cho bất kỳ ai nếu không được sự đồng ý của người bệnh.

-Giúp nhân viên y tế hiểu rõ hơn về người hiếm muộn để lên kế hoạch điều trị và chăm sóc tốt hơn.

30

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặcđiểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặcđiểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân loại độ tuổi và giới trong nghiên cứu

Tuổi Nam Nữ Tổng Tỷ lệ % n n ≤ 25 tuổi 7 31 38 6,9% 26 – 30 tuổi 67 112 179 32,4% 31 – 34 tuổi 76 73 149 26,9% 35 – 40 tuổi 76 65 141 25,5% ≥ 41 tuổi 31 15 46 8,3% Tổng 257 296 553 100% Nhận xét:

Đối tượng nghiên cứu là nam n=257 chiếm 46,47%, nữ n=296chiếm 53,53% Độ tuổi gặp nhiều nhất là từ 26 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 84,84%.

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của nữ là: 31,45 ± 5,21. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của nam là: 34,04± 5,84.

31

3.1.2. Đặcđiểm của đối tượng theo nơi ở

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo nơi ở

Nhận xét:

Đối tượng nghiên cứuở thành thịcao nhất 54,4% Đối tượngở miền núi, hảiđảothấp nhất 1,8%

3.1.3. Đặcđiểmđối tượng theo thu nhập bình quân /tháng

Bảng 3.2. Phân bố theo thu nhập bình quân/ tháng

Thu nhập bình quân Nam Nữ Tổng Tỷ lệ n n Dưới 5 triệu 126 169 295 53,4% 5 – 10 triệu 105 102 207 37,4% Trên 10 triệu 26 25 51 9,2% Tổng 257 296 553 100% Nhận xét:

Đối tượng nghiên cứu có mức thu nhập bình quân hành tháng dưới 5 triệu đồng cao nhất53,4%

Đối tượng có thu nhập trên 10 triệu/thángthấp nhất 9,2%.

0 10 20 30 40 50 60 Nam Nữ Tổng 54.1 54.7 54.4 44 43.6 43.8 1.9 1.7 1.8 Thành thị Nông thôn Miền núi, hải đảo Tỷ lệ %

32

3.1.4. Đặcđiểm trình độ học vấn của đối tượng trong nghiên cứu

Biểu đồ 3.2. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng trong nghiên cứu

Nhận xét:

Nhóm đối tượng có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 60%; từ cấp 3 trở xuống chiếm 40%.

Ở nhóm nghiên cứu là nam giới có 56% có trình độ từ trung cấp trở lên, có44% có trình độ cao nhất là cấp 3.

Ở nhóm nghiên cứu là nữ có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 63,6% và có 36,4% từ cấp 3 trở xuống. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Đại học, Sau Đại học Trung cấp, Cao đẳng ≤ Cấp 3

35.4 20.6 44 38.9 24.7 36.4 Nam Nữ Tỷ lệ %

33

3.1.5. Phân loại hiếm muộn của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.3. Phân loại hiếm muộn của đối tượng trong nghiên cứu

Nhận xét:

Hiếm muộn nguyên phát chiếm tỷ lệ là 56,60%, hiếm muộn thứ phát chiếmtỷ lệ 43,4%.

Trong nhóm nam giớicó 57,2% hiếm muộn nguyên phát; 42,8% hiếm muộn thứ phát.

Ở nữ giới có 56,08% hiếm muộn nguyên phát; 43,92% hiếmmuộn thứ phát. 3.1.6. Đặcđiểm đối tượngtheo thời gian hiếm muộn

Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng theo thời gian hiếm muộn

Nhận xét:

Thời gian hiếm muộn trên 5 năm chiếm 43,4%; từ 2 đến 5 năm chiếm 35,8%; dưới 2 năm chiếm 20,8%.

Thời gian hiếm muộn trung bình: 2,22± 0,769

40 42 44 46 48 50 52 54 56

Hiếm muộn nguyên phát Hiếm muộn thứ phát

53 54.2 47 45.8 Nữ Nam Tỷ lệ % Loại hiếm muộn 20,8% 35,8% 43,4% < 2 năm Từ 2-5 năm > 5 năm

34

3.1.7. Đặcđiểm đối tượng theo nguyên nhân hiếm muộn

Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tượng theo nguyên nhân hiếm muộn

Nhận xét:

-Nguyên nhân hiếm muộn cao nhất do nữ chiếm 39,24% -Nguyên nhân phối hợp thấp nhất chiếm 13,74%

3.1.8. Phân bố đối tượng theo phương pháp điều trị

Biểu đồ 3.6. Phân bố đối tượng theo phương pháp điều trị

Nhận xét: có 32% đối tượng chưa điều trị; 32,91% đối tượngđiều trị bằng IUI; 19,54% điều trị bằng IVF và 15,55% điều trị bằng các phương pháp khác

32% 32,91% 19,54% 15,55% Chưa điều trị IUI IVF

35

3.1.9. Phân bố đối tượng theo chi phí điều trị

Biểu đồ 3.7. Phân bố đối tượng theo chi phí điều trị

Nhận xét:

99,27% đối tượng nghiên cứu không cóý kiến gì về chi phíđiều trị.

3.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI HIẾM MUỘN Độ tin cậy của bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống. Trước khi phân tích Độ tin cậy của bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống. Trước khi phân tích CLCS và các yếu tố liên quan, đề tài này đã kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các thang đo điểm CLCS. Trong các nghiên cứu để đánh giá độ tin cậy của một bộ công cụ, các nhà thống kê thường sử dụng một chỉ số thống kê là Cronbach’s Alpha. Đề tài này đã sử dụng chương trình SPSS 16.0 để phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha cho 32 mục đánh giá CLCS. Kết quả phân tích trên 553 người cho thấy chỉ số Cronbach’s Alpha = 0,879.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nam Nữ 99.6 99 0.4 1 Không có ý kiến Khác Tỷ lệ %

36

3.2.1. Điểm đánh giá chất lượng cuộc sống theo 06 khía cạnh

Nghiên cứu tìm hiểu và mô tả CLCS của người hiếm muộn ở 6 khía cạnh riêng biệt theo bộ câu hỏi của thang đo FertiQoL và CLCS ở thời điểm hiện tại của người bệnh thể hiệnbằng điểm trung bình của 6 khía cạnh

Bảng 3.3. Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh cảm xúc (4R,7,8,9,16,23)

Cảm xúc Câu hỏi Mức độ n p Nam Nữ Tổng % C4R Đương đầu với vấn để sinh sản Không hề 19 19 38 6,87 0,482 Không nhiều 30 24 54 9,76 Bình thường 145 167 312 56,42 Rất nhiều 18 29 47 8,50 Hoàn toàn 45 57 102 18,45 C7 Vấn đề sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016 (Trang 34)