CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI HIẾMMUỘN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016 (Trang 66)

4.1.1.1. Vềtuổi, giới, nơi cư trú, trình độ và thu nhập bình quân ở đối tượng nghiên cứu

Độ tuổi gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là từ 26 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 84,84%. Đây cũng là giai đoạn thuận lợi cho việc khám và điều trị vì lứa tuổi này nội tiết tương đối còn ổn định, khả năng mang thai sau điều trị cũng cao, khi trên 35 tuổi cùng với sự suy giảm chức năng buồng trứng theo thời gian thì khả năng có thai giảm, tỷ lệ dị tật bẩm sinh cho thai cao, khi đẻ sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy mà phụ nữ sau khi lập gia đình nên có con trước 35 tuổi, đối với những phụ nữ lớn tuổi (>35tuổi) khi chậm có con nên đi điều trị sớm (Bảng 3.1).

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của nữ là: 31,45 ± 5,21; tuổi trung bình trong nghiên cứu của nam là: 34,04± 5,84. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự tác giả Hồ Sỹ Hùng, Trần Thị Thu Hằng[35] cho thấy tuổi trung bình của nữ là 30,63 ± 5,2, tuổi trung bình của nam là 34,56 ± 6,4. Nghiên cứu củaAarts [377] tuổitrung bình là 32,9 ± 4,5; nghiên cứu của Monga [60] tuổi trung bình của nữ là 33,5; của nam là 35.

Tuổi trung bình của nam giới trong nghiên cứu của chúng tôi là 34,04± 5,84. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Mai Quang Trunglà 36,8±4,84. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Phương Mai và cs tại Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện BVBMTSS và Bệnh viện Đà Nẵng lần lượt là 40, 39, 37[28],[33]. Điều này chứng tỏ những người chồng ngày càng ý thức được vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng sinh sản và họ đã chủ động hơn trong việc khám và điều trị hiếm muộn.

Nghiên cứu của chúng tôi đã thấp hơn so với tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu TTTON năm 2013 là 32,7 ± 5,2 [29], thấp hơn tuổi trung bình của nhóm TTTON năm 2003 là 34,0± 4,9 [30] và cũng thấp hơn so với tuổi trung bình

55

của nhóm TTTON tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ năm 1999 là 36,5 [36]. So sánh tỷ lệ nhóm tuổi nữ giữa các người bệnh thì tỷ lệ người bệnh 26-30 chiếm nhiều nhất, nam từ 30-34 chiếm tỷ lệ nhiều nhất còn các đối tượng<25 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,8%. So với năm 2003 thì tỷ lệ người bệnh 25 tuổi và từ 31-35 tuổi điều TTTTON đều cao hơn (tỷ lệ này lần lượt năm 2003 là 2,8 và 33,7%), trong khi tỷ lệ người bệnh tuổi trên 40 đều giảm đi (từ 10,1 giảm xuống còn 8,3). Như vậy, mặc dù ở Việt Nam cùng với xu hướng kết hôn càng ngày càng muộn nhưng nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, sức khỏe sinh sản ngày càng được quan tâm, nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các cặp vợ chồng đã được cải thiện rõ, vì thế họ đi khám và điều trị sớm hơn so với trước đây. Hơn nữa, do sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời việc tư vấn, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề hiếm muộn đã được làm tốt. Bên cạnh đó thì trình độ dân trí cũng ngày một nâng cao và sự tiếp cận của người dân với việc khám, điều trị bằng các kỹ thuật này cũng thuận tiện hơn.

Về nơi cư trú

Biểu đồ 3.2 cho thấy có đến 54,4% người bệnh sống tại vùng thành thị, 43,8% sống ở vùng nông thôn và chỉ có 1,8% người bệnh ở vùng miền núi hải đảo. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên của Hồ Sỹ Hùng, Trần Thị Thu Hằng là52,88% [35]. Khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo [31] thành thị 31,1%, nông thôn 53,9%, miền núi 15%, có thể do nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo chỉ tiến hành tại Thanh Hoá.

Kết quả trên cho thấy đối tượng đa số là ở thành thị là nơi có điều kiện đi lại thuận tiện, dễ dàng tiếp xúc với các nguồn thông tin và dịch vụ y tế, các thành phố lớn cũng là nơi tập trung hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Trong nghiên cứu có đến 301 người bệnh ở vùng thành thị, chỉ có 10 người bệnh đến từ các vùng miền núi và hải đảo; Có thể do người bệnh tại vùng miền núi, hải đảo không được khám, phát hiện, sàng lọc và tư vấn điều trị hợp lý khiến họ bị thiệt thòi không được hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất, phải đi lại rất xa, chi phí tăng cao,...các yếu tố trên cũng góp phần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.

56

Về thu nhập bình quân theo tháng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có đến 53,4% đối tượng nghiên cứu có mức thu nhập bình quân hàng tháng dưới 5 triệu đồng; 37,4% có mức thu nhập từ 6-10 triệu; chỉ có 9,2% có thu nhập trên 10 triệu/tháng.Mức thu nhập không có khác biệt giữa nam và nữ. Mức thu nhập trên không cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 (khoảng 45 triệu/năm), cho thấy vì sao mức thu nhập ảnh hưởng lớn đến CLCS của người bệnh.

Theo khảo sát mới nhất về đánh giá chi phí điều trị hiếm muộn tại Thanh Hoá, tác giả Nguyễn Thị Thảo [31] đã ước tính một ca mổ nội soi tại Thanh Hoá chi phí trung bình từ 5- 7 triệu VNĐ, một ca TTTON có chi phí trung bình từ 25-40 triệu cho một chu kỳ điều trị, có thể cao hơn nếu người vợ trên 35 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản TƯ mổ nội soi trung bình từ 7-12 triệu VNĐ, một ca TTTON có chi phí trung bình 45-50 triệu; ngoài các chi phí trên thì người bệnh còn phải gánh chịu các chi phí về đi lại, ăn ở, thuốc, các phương pháp điều trị trước đây, sút giảm thu nhập trong thời gian điều trị do phải nghỉ việc, tỷ lệ thành công của các phương pháp chỉ là khoảng xấp xỉ 50% cũng có nghĩa là dù bỏ ra một số tiền lớn so với thu nhập để điều trị nhưng trong suy nghĩ có lẽ họ đã có chuẩn bị cho những lần tiếp theo,… điều nàymột phần cho thấy tại sao chi phí điều trị lại là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn.

Về trình độ học vấn

Nhóm đối tượng có trình độ trung cấp trở lên chiếm 60%, tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo [31]có trình độ THPT và cao hơn chiếm 70,3%, cao hơn so với nghiên cứu của Aarts [37] cho thấy số đối tượng có trình độ từ cấp 2 trở lên chỉ chiếm 42% và có đến 15% không học. Tương tự với nghiên cứu của V Lopes[58] đối tượng trình độ cao đẳng, đại học chiếm khoảng 48%.

4.1.1.2. Về thời gian, phân loại, nguyên nhân hiếm muộn Về phân loạihiếm muộn

Biểu đồ 3.5 cho thấy hiếm muộn nguyên phát chiếm 56,60%, hiếm muộn thứ phát chiếm 43,4%.

Về tỷ lệ HMNP và HMTP, các tác giả nghiên cứu ở các đối tượng khác nhau cho kết quả khác nhau.

57

So sánh tỷ lệ loại hiếm muộn với các tác giả.

Tác giả Năm Đối tượng điều tra

Loại hiếm muộn (%) Nguyên

phát Thứ phát Phạm Như Thảo [15] 2004 Các cặp vợ chồng 51,1 48,9 Trần Đức Phấn [32] 2009 Quần thể (Thái Bình) 1,3 22,5 Cung Thị Thanh Thuỷ [17] 2009 Phía bắc Việt Nam 3,6 3,5 Nguyễn Viết Tiến [19] 2010 Quần thể (Việt Nam) 3,8 3,9 Mai Quang Trung [28] 2010 Các cặp vợ chồng 71,9 28,1 Đỗ Thị Dung [29] 2015 Các cặp vợ chồng 52,8 47,2 Nguyễn Thu Huyền 2016 Các cặp vợ chồng 56,6 43,4

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Hồ Sỹ Hùng, Trần Thị Thu Hằng[35] là HMNP chiếm tỷ lệ 54,81%, HMTP chiếm khoảng 45,19%.

Nghiên cứu của các tác giả cho thấy, nếu thống kê ở những người bệnh đi khám và điều trị hiếm muộn thì tỷ lệ HMNP chiếm tỷ lệ cao, còn nếu thống kê ở cộng đồng thì tỷ lệ HMTP cao hơn nhiều so với HMNP

Trong nhóm nam giớicó 57,2% hiếm muộn nguyên phát; 42,8% hiếm muộn thứ phát.Tác giả Hồ Sỹ Hùng nghiên cứu tổng số 249 bệnh nhân nam thấy có 235 trường hợp hiếm muộn nguyên phát, chiếm 94,4%, 14 trường hợp hiếm muộn thứ phát chiếm 5,6% các trường hợp.

Ở nữ giới có 56,08% hiếm muộn nguyên phát; 43,92% hiếm muộn thứ phát.

Về thời gian hiếm muộn

Thời gian hiếm muộn trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 2,22 ± 0,79 năm. Thời gian hiếm muộn trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương nghiên cứu của Mai Quang Trung [28] và thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác. So

58

với nghiên cứu của Hán Mạnh Cường [1], thời gian hiếm muộn của các bệnh nhân điều trị bằng phương pháp IVF đơn thuần tương ứng là 5,1 + 3,6 năm và 6,0 + 3,4 năm, với nghiên cứu của Hồ Sỹ Hùng, Trần Thị Thu Hằng [35]thời gian hiếm muộn trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 3,6 ± 2,9 năm. Sự khác biệt này là do trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu là những người bệnh đi khám mới, làm IUI, làm IVF chứ không phải chỉ đơn thuần làm IVF như trong các nghiên cứu khác.Thời gian hiếm muộn ảnh hưởng đến kết quả điều trị, thời gian hiếm muộn càng lâu thì tỷ lệ thành công trong điều trị hiếm muộn càng giảm. Thời gian lập gia đình đến khi điều trị trong khoảng 3 năm thì kết quả điều trị hiếm muộn đạt tỷ lệ 50%, còn từ 3-5 năm thì tỷ lệ giảm còn 25% [15]. Do đó, cần cung cấp thông tin cho những cặp vợ chồng hiếm muộn để họ có hiểu biết quyết định thời gian đi khám và điều trị hiếm muộn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì nhận thức về hiếm muộn của người dân Việt Nam đã nâng cao hơn, vì vậy mà họ có nhiều cơ hội hơn trong việc chẩn đoán và điều trị và thời gian hiếm muộn có lẽ đã thấp hơn trước.

Về nguyên nhân hiếm muộn

Biểu đồ 3.7 cho thấy có 39,24% nguyên nhân do nữ chiếm, do nam chiếm 18,44%, nguyên nhân phối hợp chiếm 13,74%, không rõ nguyên nhân chiếm 28,58%.

So sánh tỷ lệ nguyên nhân hiếm muộn theo giới với các tác giả

Tác giả Năm Nữ Nam Cả hai KRNN

WHO[73] 2002 30 30 30 10

Phạm Như Thảo [15] 2004 47,5 30,6 11,0 10,9

Nguyễn Viết Tiến [19] 2010 40 40 10 10

Nguyễn Thu Huyền 2016 39,24 18,44 13,74 28,58

Khác với nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiếnvà cộng sự [19] nguyên nhân hiếm muộn do nam chiếm 40%, do nữ chiếm 40%, nguyên nhân phối hợp 10%, không rõ nguyên nhân 10%. Nghiên cứu của WHO Hiếm muộn do nữ 30%, hiếm muộn do

59

nam 30%, 30% nguyên nhân phối hợp, 10% không rõ nguyên nhân [733]. Nguyên nhân do vợ chiếm khá cao điều này cũng lý giải rằng với xu thế ngày nay tỉ lệ nạo hút thai của các bạn trẻ ngày càng tăng, cộng thêm tình trạng kết hôn muộn ở phụ nữ.Vì thế cần tuyên truyền giáo dục để phụ nữ biết cách phòng tránh thai giảm tỷ lệ nạo phá thai để giảm thấp tỷ lệ hiếm muộn phổ biển ở người phụ nữ. Đồng thời cũng tuyên truyền để các cặp vợ chồng hiếm muộn nên đi khám sớm, nếu quan hệ trong 01 năm liên tục mà không có thai, đối với phụ nữ >35 tuổi thì thời gian quy định là 06 tháng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ hiếm muộn không rõ nguyên nhân chiếm 28,58% là một số lớn so với các nghiên cứu khác, điều này có lẽ bởi các đối tượng của chúng tôi đi khám sớm, nguyên nhân chưa bộc lộ rõ hơn nữa đối tượng nghiên cứu của chúng tôi rộng là toàn bộ những người hiếm muộn điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật khác nhau.

Về phương pháp điều trị và chi phí điều trị

Có 32% đối tượng chưa điều trị; 32,91% đối tượngđiều trị bằng IUI; 19,54% điều trị bằng IVF và 15,55% điều trị bằng các phương pháp khác (Biểu đồ 3.8).

99,27% đối tượng nghiên cứu không có ý kiến gì về các chi phí điều trị (Biểu đồ 3.9). Theo các nghiên cứu khác cho thấy chi phí điều trị cho một lần làm TTTON là rất lớn so với thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Theo khảo sát mới nhất đánh giá chi phí điều trị hiếm muộn tại Thanh Hoá, tác giả Nguyễn Thị Thảo [31] đã ước tính một ca mổ nội soi tại Thanh Hoá chi phí trung bình từ 5- 7 triệu VNĐ, một ca TTTON có chi phí trung bình từ 25-40 triệu cho một chu kỳ điều trị, có thể cao hơn nếu người vợ trên 35 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản TW mổ nội soi trung bình từ 7-12 triệu VNĐ, một ca TTTON có chi phí trung bình 45-50 triệu. Và với số tiền lớn như vậy không phải người bệnh nào cũng may mắn có thai ngay khi làm lần đầu. Chính vì vậy mà áp lực chi phí có thể là gánh nặng đối với người bệnh. Tuy nhiên trong đề tài của chúng tôi đối tượng nghiên cứu là những người mới đi

60

khám lần đầu, hay mới điều trị IUI vì thế mà các đối tượng không có ý kiến gì về chi phí điều trị.

4.1.2. Chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn

4.1.2.1. Chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn

Việc tìm hiểu độ tin cậy bộ công cụ đã cho phép khẳng định tính giá trị của các kết quả thu được trong nghiên cứu này. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để đo lường độ đồng nhất bên trong của cả thang đo. Theo hướng dẫn của các tài liệu y văn và thống kê y học, nếu hệ số Cronbach’s Alpha của một bộ công cụ nằm trong khoảng 0,7 đến 0,99 thì bộ công cụ đó đảm bảo tính chính xác, tin cậy [21]. Giá trị Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,79 được coi là chấp nhận được; từ 0,80 đến 0,89 là tốt và từ 0,9 trở lên là rất tốt. Kết quả phân tích cho biết giá trị Cronbach’s Alpha của đề tài này bằng 0,879. Đối chiếu kết quả trên với xếp loại giá trị Cronbach’s Alpha có thể khẳng định bộ công cụ CLCS của đề tài này hoàn toàn đảm bảo được tính chính xác, có độ tin cậy cao.

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn ở sáu khía cạnh riêng biệt là: chất lượng cuộc sống về cảm xúc, về thể chất – tinh thần, về đời sống quan hệ vợ chồng, về các lĩnh vực quan hệ xã hội, về đánh giá môi trường điều trị, về dung nạp điều trị và xếp hạng chất lượng cuộc sống theo 4 mức độ: khá tốt, trung bình khá, trung bình kém, kém theo điểm trung bình chung của sáu khía cạnh trên vớiphân loại CLCS theo Heredia [49]cụ thể là:CLCS kém là 0-25 điểm; trung bình kém từ 26-50 điểm, trung bình khá từ 51-75 điểm, khá tốt từ 76 - 100 điểm.

Về chất lượng cuộc sống ở khía cạnh cảm xúc

Bảng 3.1 phản ánh các điểm cơ bản trong chất lượng cuộc sống về mặt cảm

xúc của người bệnh.

Khi phải đối mặt với tình trạng hiếm muộn thì có đến 56,42% đối tượng cho rằng họ có thể đương đầu được; chỉ có 6,87% đối tượng cảm thấy không đương đầu được. Điều này phản ánhđa số người hiếm muộn đã được chuẩn bị về mặt tâm lý để

61

đối mặt với bệnh tật của mình và cũng có thể người bệnh có niềm tin và sự lạc quan về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản sẽ giúp họ sinh con được, tuy nhiên cũng phải mất một khoảng thời gian dài (khoảng trên 6 tháng) để một số người bệnh có được trạng thái tâm lý đó.

Có đến 47,02% đối tượng thấy rằng tình trạng hiếm muộn không bao giờ khiến cho họ cảm thấy căm ghét và tức giận, trong khi đó chỉ có 2,53% thấy có cảm giác đó rất thường xuyên và 1,45% luôn luôn có cảm giác đó. Có lẽ nhờ có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đương đầu với vấn đềhiếm muộn cũng như những hiểu biết về bệnh tật như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố liên quan,… nên 79,93% đối tượng nghiên cứu hiếm khi hoặc không bao giờ có cảm giác căm ghét và tức giận ngay cả đối với bản thân họ cũng như đối với những người khác.Có đến 41,24% không hề cảm thấy tình trạng hiếm muộn khiến mình cảm thấy tức giận, chỉ có 1,45% cảm thấy cực kỳ tức giận và 5,96% cảm thấy rất nhiều.

Sự đau buồn và cảm giác mất mát là điều được nhiều các tác giả nghiên cứu nhất trong các nghiên cứu hoặc báo cáo về đặc điểm tâm lý ở người bệnh hiếm muộn [13],[31],[34]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7,05% đối tượng nghiên cứu luôn luôn có cảm giác đau buồn và mất mát khi bịhiếm muộn; 7,05% cảm thấy rất thường xuyên; 28,21% cảm thấy khá thường xuyên; 33,82% cho rằng hiếm khi có cảm giác đó và chỉ có 23,87% đối tượng thấy rằng họ không có cảm giác đau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)