Về nguyên nhân hiếmmuộn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016 (Trang 81 - 97)

Mối liên quan giữa điểm CLCS của đối tượng nghiên cứu với nguyên nhân trạng hiếm muộn có ý nghĩa thống kê với p = 0,004. Điểm CLCS ở đối tượng không rõ nguyên nhân là 70,42 ± 13,09; nguyên nhân hiếm muộn do vợ là 69,31 ± 13,95; nguyên nhân hiếm muộn do cả hai vợ chồng là 65,04 ± 15,34; do chồng là 65,04 ± 15,34. Như vậy, với mỗi nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn khác nhau thì cũng sẽ dẫn đến có CLCS khác nhau.

Khi không xác định được nguyên nhân gây hiếm muộn thì điểm CLCS lại không bị ảnh hưởng nhiều, điều này cũng rất dễ hiểu bởi mỗi người đều không tìm thấy được nguyên nhân tự thân thì đều thấy mình không mắc lỗi, cảm giác mắc lỗi, xấu hổ sẽ không có vì thế nó không ảnh hưởng đến CLCS. Khi xác định rõ nguyên nhân do vợ hay chồng thì điểm CLCS thay đổi. Trong nghiên cứu, điểm CLCS của người vợ cao hơn người chồng khi biết nguyên nhân là tự thân. Điều này cũng tương tự với các kết quả khác trên thế giới, khi xác định rõ nguyên nhân là chồng thì kết quả nghiên cứu cho thấy điểm quan hệ thấp hơn so với phụ nữ, độ hài lòng về chất lượng tình dục kém hơn so với phụ nữ. Điều này cũng dễ hiểu bởi theo quan niệm từ xưa đến nay, đàn ông biểu tượng cho phái mạnh, cho sự duy trì nòi giống là

70

định là có vấn đề thì tâm lý đè nặng, người đàn ông không thể dễ chia sẻ như ở phụ nữ họ tìm đến các quan hệ xã hội khác như sa vào rượu chè, cờ bạc để quên đi tình trạng có con [51]. Khi nguyên nhân hiếm muộn được xác định do người vợ thì họ cũng gần như mất tự tin, lo lắng, tuyệt vọng sợ bị chồng ruồng bỏ, sợ bị gia đình hắt hủi, xã hội chê cười…[31].

4.2.3. Về các yếu tố khác

Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố tuổi, nghề nghiệp, trình độ, nơi cư trú, thu nhập, thời gian hiếm muộn và loại hiếm muộn không có sự khác biệt cóý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, khi phân tích theo 6 khía cạnh của chất lượng cuộc sống thì chúng tôi nhận thấy, ở yếu tố nghề nghiệp có sự khác biệtở hai khía cạnh môi trườngđiều trị và dung nạpđiều trị; ở yếu tố nơi cư trú có sự khác biệtở khía cạnh quan hệ và môi trườngđiều trị; ở yếu tố trình độ có sự khác biệt về dung nạpđiều trị; ở yếu tố thu nhập có sự khác biệt về cảm xúc, thể chất – tinh thần, quan hệ (bảng 3.10). Có lẽ vì nghiên cứu được tiến hành trong thời gian ngắn với số lượngít đối tượng nên chưa làm sáng tỏ được mối liên quan của các yếu tố trên.

4.2.4. Hồi quy đơn biến và đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn

Để tìm hiểu sựảnh hưởng và ý nghĩa thống kê của từng yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học cá nhân và đặc điểm hiếm muộn, điều trị đến chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn, phân tích hồi quy đơn biến được thực hiện với từng yếu tố; bảng 3.11 cho thấytrong 7 yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn, thời gian, nguyên nhân, phương phápđiều trị hiếm muộn và thu nhập thì có 01 yếu tố là mức thu nhậpcó sự tương quan thuận với CLCS.

Bảng 3.10 cho thấyđiểm CLCS về mặt cảm xúc, thể chất tinh thần và quan hệ tăng dần theo mức thu nhập. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng [36] để có một em bé TTTON vào khoảng 4.500 USD,[chi phí điều trị khoảng 1500USD cho 1 trường hợp với tỷ lệ thành công 1/3]. Hiếm muộn chiếm một phần gánh nặng

71

chi phí điều trị. [39],[5959]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo năm 2011, có 90% thu nhập của các đối tượng nghiên cứu từ đồng lương và tiền bán hoa màu do đóđể có thể chi trả cho điều trị phần lớn họ phải vay mượn từ gia đình và bạn bè. Ngoài chi phí điều trị, những chi phí đi kèm mà các đối tượng còn phải chi trả tiền tàu xe, đi lại, nhà trọ, ăn uống, các khoản phát sinh cũng không phải là con số nhỏ.Như vậy, so với mặt bằng bình thường tại cộng đồng thì chi phí điều trị hiếm muộn là cao, chính vì thế mà mức thu nhập trung bình của người bệnh nói chung ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của họ.Trong phương trình hồi quy tuyến tính giữa điểm CLCS và mức thu nhập, hệ số tương quan r =0,097 cho thấy có mối liên quan thuận giữa hai yếu tố trên với p<0,05.

Sau khi phân tích số liệu bằng phương pháp hồi quy đa biến chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập, thời gian hiếm muộn, nguyên nhân hiếm muộn và phương pháp điều trị ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nói chung của người hiếm muộn(bảng 3.12).

72

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 553 người hiếm muộnđược chẩn đoán và điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia - Bệnh viện Phụ sản trung ương trong thời gian từ tháng 5đến tháng 8 năm 2016. Chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn:

- Đối tượng nghiên cứu là nam: n=257 chiếm 46,47%, nữ n=296tương đương 53,53%. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của nữ là: 31,45 ± 5,21.Tuổi trung bình trong nghiên cứu của nam là: 34,04± 5,84. Đa số đối tượng nghiên cứu có mức thu nhập thấp, dưới 5 triệu: 53,4% (n=295), trên 10 triệu: 9,2% (n=51).

- Chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn: 33,64% có chất lượng cuộc sống ở mức khá tốt; 60,03% ở mức trung bình khá; 6,33% ở mức trung bình kém; không có đối tượng nào ở mức kém. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống là 69,41 ± 12,16.

- Điểmsáu khía cạnh của chất lượng cuộc sống theo thứ tự tăng dần là: thể chất- tinh thần 64,30 ± 19,25; môi trường điều trị 64,93 ± 15,19; cảm xúc69,20± 16,85; quan hệ70,07 ± 14,30; xã hội70,76 ± 15,72; dung nạp điều trị77,37 ± 17,07.

- Nam giới hiếm muộn có chất lượng cuộc sống tốt hơn nữ giới hiếm muộn (p < 0,05). - Chất lượng cuộc sống của nam ở khía cạnh cảm xúc và dung nạp điều trị tốt hơn ở nữ (p < 0,05).

2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn - Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là: giới, tình trạng kết hôn, nguyên nhân hiếm muộn.

- Chất lượng cuộc sống có mối tương quan thuận với mức thu nhập; đối tượng có thu nhập hàng tháng từ 5 triệu trở lên có chất lượng cuộc sống tốt hơn đối tượng có thu nhập dưới 5 triệu (p < 0,05).

73

KHUYẾN NGHỊ

- Đẩy mạnh và nâng cao vai trò tư vấn, quan tâm chăm sóc dành cho người hiếm muộn đặc biệt ở người phụ nữ hiếm muộn.

- Có chế độ hỗ trợ về mặt tài chính, bảo hiểm y tế trong điều trị hiếm muộn. - Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn trong thời gian dài hơn để tìm các yếu tố

khác liên quan đến chất lượng cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người hiếm muộn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Hán Mạnh Cường (2010).Đánh giá hiệu quả của phương pháp hỗ trợ phôi

thoát màng trong chuyển phôi đông lạnh tại bệnh viện phụ sản Trung ương,

Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.

2. Lê Hoàng, Nguyễn Thị Liên Hương (2016). Các yếu tố vô sinh nữ ảnh hưởng

đến tỷ lệ có thai của thụ tinh nhân tạo. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 5 số 1 -

2016,26-30.

3. Lê Hoàng, Nguyễn Thị Liên Hương (2016). Đánh giá các yếu tố tiên lượng

đến kết quả có thai của thụ tinh nhân tạo. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 5 số 1

-2016, 1-5.

4. Nguyễn Khánh Linh (2011). Giá trị AMH trong đánh giá dự trữ buồng trứng

và đáp ứng buồng trứng. Y học sinh sản, số 18, 27-30

5. Trần Phương Linh (2014). Phản ứng tâm lý khác nhau giữa nam và nữ đối với

vấn đề vô sinh.Y học sinh sản, tập 32, tháng 11/2014,59-64.

6. Đỗ Thị Loan (2012).Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân đến khám và điều trị hiếm

muộn, Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân, Trường đại học Thăng Long.

7. Dương Huy Lương (2010). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi

và thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí linh, tỉnh Hải Dương, Luận án

tiến sỹ y học, Học viện quân y.

8. Hoàng Thị Tuyết Mai (2012). Tâm lý các bệnh nhân điều trị hiếm muộn bằng

phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân. Trường đại học Thăng Long.

9. Nguyễn Hữu Nghị (2013). Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm lấy noãn đến

chất lượng noãn và phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Ngọc Nhân (2014). Hỗ trợ tâm lý trong điều trị hiếm muộn – những

11. Giang Huỳnh Như (2013). Hiệu quả châm cứu trên tỉ lệ thai lâm sàng ở những

phụ nữ làm thụ tinh trong ống nghiệm: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp.

Tạp chí Reproductive Medicine, bài số 5, tháng 8/2013.

12. Giang Huỳnh Như (2014). Tư vấn bệnh nhân hiếm muộn- các vấn đề thường

gặp. Y học sinh sản, tập 32, tháng 11/2014,49-52.

13. Lê Thị Hồng Nhung (2011). Rối loạn tâm lý - tâm thần trên phụ nữ hiếm

muộn. Y học sinh sản, số 18,35-8.

14. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2012). Nội tiết sinh sản. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

15. Phạm Như Thảo (2004). Tìm hiểu một số đặc điểm, yếu tố liên quan và những

biện pháp điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2003,

Luận văn thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

16. Bùi Chí Thương (2015). Vai trò của nội soi trong khảo sát vô sinh. Y học sinh

sản. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và các bệnh lý liên quan,119-124.

17. Cung Thị Thu Thuỷ, Nông Minh Hoàng (2012). Thực trạng vô sinh tại 4 tỉnh

phía Bắc năm 2009. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 5 số 1/2012,19-23.

18. Nguyễn Viết Tiến (2013). Điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng

vào buồng tử cung. Nhà xuất bản Y học, Hà nội

19. Nguyễn Viết Tiến và cộng sự (2010).Tỷ lệ hiếm muộn và một số yếu tố nguy

cơ tại 8 vùng sinh thái của Việt Nam. Hội nghị Sản - Phụ khoa Việt Pháp, Hà

Nội,29/4/2010,263.

20. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2015). Suy sớm buồng trứng: Vấn đề cũ – Cái nhìn mới.

Y học sinh sản. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và các bệnh lý liên quan,49-52.

21. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích Dữ liệu nghiên

cứu với SPSS. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Tuấn(2015). Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học. Trường Đại học New South Wales, Sydney. <xhh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/>, xem 26/10/2016.

23. Hồ Mạnh Tường (2011). Vô sinh Nam do không có tinh trùng. Y học sinh sản,

số 18,31-4.

24. Hồ Mạnh Tường (2014). Mang thai hộ - Những điều cần biết.Y học sinh sản,

25. Hồ Mạnh Tường và cộng sự (2014). Cẩm nang hướng dẫn về khả năng sinh

sản. Hội nội tiết sinh sản và vô sinh thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản

Phương đông, Hồ Chí Minh.

26. Đặng Quang Vinh, Nguyễn Thị Mai (2012). Cẩm nang thực hiện tinh dịch đò

và xử lý tinh trùng người theo tiêu chuẩn tổ chức y tế thế giới 2010.Y học sinh

sản, số 21, quý 1/2012

27. Nguyễn Thị Xiêm (1993). Phác đồ chẩn đoán và điều trị vô sinh, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

28. Mai Quang Trung (2010). Đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng

vào bào tương trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ ngày 01/01/2007 đến 31/12/2008, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.

29. Đỗ Thị Dung (2015). Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm và các yếu

tố liên quan tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2013, Khoá luận tốt nghiệp

bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.

30. Nguyễn Xuân Huy (2004). Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm tại

Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học

Y Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Thảo (2011). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của

vô sinh do nguyên nhân vòi tử cung đến người phụ nữ, Luận án tiến sỹ y học,

Đại học Y tế công cộng.

32. Trần Đức Phấn (2009). Tình hình thiểu năng sinh sản ở 18 phường, xã Thái

Bình. Tạp chí Y học Thực hành. Số 6 (664),45-48.

33. Trần Thị Phương Mai, Trần Hoàng Nam (2001), “ Báo cáo tình hình điều trị vô sinh bằng kỹ thuật cao tại bệnh viện Từ Dũ, viện BVBMTSS và bệnh viện

Đà Nẵng”, Báo cáo hoạt động Bộ Y tế năm 2001.

34. Hồ Sỹ Hùng (2013). Nghiên cứu hiệu quả phương pháp tiêm tinh trùng vào

bào tương noãn bằng tinh trùng lấy từ mào tinh trong điều trị vô sinh, Luận án

tiến sỹ. Đại học Y Hà Nội.

35. Trần Thị Thu Hằng (2015). Tìm hiểu một số nguyên nhân vô sinh của các cặp

vợ chồng hiếm muộn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chuyên đề tốt nghiệp

cử nhân, Trường đại học Thăng Long.

36. Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2000), Kết quả chương trình thụ tinh

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

37. Aarts, et al (2011). Relationship between quality of life and distress in infertility: a validation study of the Dutch FertiQoL. Human

Reproduction, 26(5), 1112-1118.

38. Asazawa, et al (2015). Effects of a partnership support program for couples

undergoing fertility treatment. Japan Journal of Nursing Science,Volume 12,

Issue 4,354-366.

39. Boivin J, Bunting L, Collins JA, Nygren KG(2007). International estimates of infertility prevalence and treatment. Prevalence and treatment-seeking: Potential

need and demand for infertility medical care. Hum Reprod, 22:1506-12.

40. BronyaHi-KwanLuk,AliceYuenLoke,

(2015).TheImpactofInfertilityonthePsychologicalWell- Being, Marital Relationships, Sexual Relationships, and Quality of Life of Couples: A

Systematic Review,J Sex Marital Ther.;41(6):610-25.

41. Cousineau,et al(2007). Psychological impact of infertility. Best Practice &

Research Clinical Obstetrics & Gynaecology, 21, 293-308.

42. Cserepes, R. E., Kőrösi, T & Bugán A(2014). Characteristics of infertility-

specific quality of life in Hungarian couples. Orv Hetil. 155(20), 783-8.

43. Domar AD, Clapp D, Slawsky EA, et al. (2000). Impact of group

psychological interventions on pregnancy rates in infertile women. Fertil

Steril; 73(4): 805-11.

44. Fekkes Mand et al (2003).Health-related quality of life in relation to gender and

age in couples planning IVF treatment.2003 Jul;18(7):1536-43.

45. Galhardo, M. Cunha, J. Pinto Gouveia, (2011). Psychological aspects in

couples with infertility.Sexologies (2011)20,224-228.

46. Gameiro, S., Canavarro, M.C. & Boivin, J. (in press). (2013). Patient centred care in infertility health care: Direct and indirect associations with wellbeing

during treatment. Patient Education and Counselling.Patient Educ Couns,2013

47. Hayley, Zapantis A, Nihsen M, Bevilacqua K, Jindal S, Pal L. (2013) Reproductive implications of psychological distress for couples undergoing IVF.J Assist Reprod Genet. 2013 Nov;30(11):1451-8.

48. Hee-Jun Chi, et al (2016).Psychological distress and fertility quality of life

(FertiQoL) in infertile Korean women: The first validation study of Korean FertiQoL.Clin Exp Reprod Med. 2016 Sep; 43(3): 174–180

49. Heredia M, et al (2013).Quality of life and predictive factors in patients

undergoing assisted reproduction techniques. European

JournalofObstetrics&GynecologyandReproductive Biology,167(2), 176-180.

50. Hong Kong Society for Reproductive Medicine (2009). Causes of infertility.

Retrieved from http://hksrm.com/ivf.html

51. Hollos, et al (2008). Motherhood in sub-Saharan Africa. The social consequences of infertility in an urban population in northern Tanzania.

Culuture, Health & Sexuality: An International Journal for Reasearch, Intervention and Care, 10(2),159-173.

52. <http://sites.cardiff.ac.uk/fertiqol/files/2015/02/fertiqol-vietnamese.pdf>,xem 26/10/2016.

53. <http://sites.cardiff.ac.uk/fertiqol/scoring/>xem 26/10/2016.

54. Joko Gunawan. Summary of Lazarus and Folkman’s Theory of Stress,

appraisal and coping. Faculty of Nursing Chulalongkorn

Universitywww.academia.edu/.../Summary_of_Lazarus_and_Folkman_Theor y, xem 5/8/2016.

55. Juliana Rigol chachamovich, Eduardo Chacchamovich(2010). Investigating quality of life and health-related quality of life in infertility: a systematic

review.Journal Of Psychosomatic Obstetrics & Gynecology, 2010

Jun;31(2):101-10

56. Karabulut A., Özkan S.& Oğuz N (2013). Predictors of fertility quality of life (FertiQoL) in infertile women: analysis of confounding

factors.JournalofObstetrics & Gynaecology and Reproductive

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15688571, xem 5/10/2016

58. Lopes, V., Canavarro, M.C., Verhaak, C. Boivin, J. & Gameiro, S. (in press).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016 (Trang 81 - 97)