Chất lượng cuộc sống của người hiếmmuộn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016 (Trang 72 - 79)

4.1.2.1. Chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn

Việc tìm hiểu độ tin cậy bộ công cụ đã cho phép khẳng định tính giá trị của các kết quả thu được trong nghiên cứu này. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để đo lường độ đồng nhất bên trong của cả thang đo. Theo hướng dẫn của các tài liệu y văn và thống kê y học, nếu hệ số Cronbach’s Alpha của một bộ công cụ nằm trong khoảng 0,7 đến 0,99 thì bộ công cụ đó đảm bảo tính chính xác, tin cậy [21]. Giá trị Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,79 được coi là chấp nhận được; từ 0,80 đến 0,89 là tốt và từ 0,9 trở lên là rất tốt. Kết quả phân tích cho biết giá trị Cronbach’s Alpha của đề tài này bằng 0,879. Đối chiếu kết quả trên với xếp loại giá trị Cronbach’s Alpha có thể khẳng định bộ công cụ CLCS của đề tài này hoàn toàn đảm bảo được tính chính xác, có độ tin cậy cao.

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn ở sáu khía cạnh riêng biệt là: chất lượng cuộc sống về cảm xúc, về thể chất – tinh thần, về đời sống quan hệ vợ chồng, về các lĩnh vực quan hệ xã hội, về đánh giá môi trường điều trị, về dung nạp điều trị và xếp hạng chất lượng cuộc sống theo 4 mức độ: khá tốt, trung bình khá, trung bình kém, kém theo điểm trung bình chung của sáu khía cạnh trên vớiphân loại CLCS theo Heredia [49]cụ thể là:CLCS kém là 0-25 điểm; trung bình kém từ 26-50 điểm, trung bình khá từ 51-75 điểm, khá tốt từ 76 - 100 điểm.

Về chất lượng cuộc sống ở khía cạnh cảm xúc

Bảng 3.1 phản ánh các điểm cơ bản trong chất lượng cuộc sống về mặt cảm

xúc của người bệnh.

Khi phải đối mặt với tình trạng hiếm muộn thì có đến 56,42% đối tượng cho rằng họ có thể đương đầu được; chỉ có 6,87% đối tượng cảm thấy không đương đầu được. Điều này phản ánhđa số người hiếm muộn đã được chuẩn bị về mặt tâm lý để

61

đối mặt với bệnh tật của mình và cũng có thể người bệnh có niềm tin và sự lạc quan về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản sẽ giúp họ sinh con được, tuy nhiên cũng phải mất một khoảng thời gian dài (khoảng trên 6 tháng) để một số người bệnh có được trạng thái tâm lý đó.

Có đến 47,02% đối tượng thấy rằng tình trạng hiếm muộn không bao giờ khiến cho họ cảm thấy căm ghét và tức giận, trong khi đó chỉ có 2,53% thấy có cảm giác đó rất thường xuyên và 1,45% luôn luôn có cảm giác đó. Có lẽ nhờ có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đương đầu với vấn đềhiếm muộn cũng như những hiểu biết về bệnh tật như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố liên quan,… nên 79,93% đối tượng nghiên cứu hiếm khi hoặc không bao giờ có cảm giác căm ghét và tức giận ngay cả đối với bản thân họ cũng như đối với những người khác.Có đến 41,24% không hề cảm thấy tình trạng hiếm muộn khiến mình cảm thấy tức giận, chỉ có 1,45% cảm thấy cực kỳ tức giận và 5,96% cảm thấy rất nhiều.

Sự đau buồn và cảm giác mất mát là điều được nhiều các tác giả nghiên cứu nhất trong các nghiên cứu hoặc báo cáo về đặc điểm tâm lý ở người bệnh hiếm muộn [13],[31],[34]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7,05% đối tượng nghiên cứu luôn luôn có cảm giác đau buồn và mất mát khi bịhiếm muộn; 7,05% cảm thấy rất thường xuyên; 28,21% cảm thấy khá thường xuyên; 33,82% cho rằng hiếm khi có cảm giác đó và chỉ có 23,87% đối tượng thấy rằng họ không có cảm giác đau buồn và mất mát.

Sự dao động giữa hy vọng và tuyệt vọng xuất hiện khá thường xuyên ở 31,31% đối tượng. Theo nhiều tác giả, ở các cặp hiếm muộn biểu hiện tâm lý đầu tiên đó chính là sự đan xen giữa tâm trạng hy vọng lẫn thất vọng (hy vọng cố gắng thụ thai, thất vọng khi có kinh trở lại), điều này cứ diễn ra và lặp đi lặp lại trong nhiều tháng đến nhiều năm trước khi họ tìm đến với sự hỗ trợ của y học [13].Tỷ lệ người bệnh cảm thấy rất thường xuyên và luôn luôn có tỷ lệ lần lượt là 5,42% và 5,60%; trong khi đó tỷ lệ hiếm khi và không bao giờ lần lượt là 30,01% và 27,66%. Sự khác biệt về đánh giá mức độ có ý nghĩa (p < 0,05).

62

Chỉ có 1,80% đối tượng cực kỳ buồn chán về vấn đề sinh sản; 42,34% có cảm giác một chút, 22,24% thấy tương đối, 12,47% thấy buồn chán rất nhiều và 21,15% không hề cảm thấy buồn chán (p<0,05).

Trong nghiên cứu đa phần là người hiếm muộn trên 2 năm, họ đã có thời gian dài chịu đựng và thích nghi với tình trạng bệnh tật của mình và có thể đã thích nghi được hoặc buộc phải chấp nhận tình trạng hiện tại của mình do đó đa phần các câu hỏi về cảm xúc trong nghiên cứu được họ đánh giá ở mức độ trung bình hoặc trên trung bình, chỉ có một số ít thì người bệnh rơi vào tình trạng suy sụp và rối loạn tâm lý như 1,45% cảm thấy cực kỳ tức giận,1,80% đối tượng cực kỳ buồn chán về vấn đề sinh sản, 7,05% đối tượng nghiên cứu luôn luôn có cảm giác đau buồn và mất mát, 5,42% và 5,60%người bệnh cảm thấy rất thường xuyên và luôn luôn daođộng và tuyệt vọng.Theo chúng tôi, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với sự đáp ứng tích cực có khả năng điều chỉnh cảm xúc đau buồn, mất mát của bản thân để tạo cho mình sự hài lòng trong cuộc sống theo mô hình Lazaus về Stress và đáp ứng với Stress [544].

Điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở khía cạnh cảm xúc là: 69,20 ± 16,85, trong đó trung bình ở nam là: 71,40 ± 17,10, ở nữ là 67,20 ± 16,44. (bảng 3.7).

Về chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thể chất – tinh thần

Ở giai đoạn đầu của tình trạng hiếm muộn đa số các cá nhân đều cảm thấy có cảm giác sống dở chết dở, ăn không ngon, khó tập trung, trí nhớ thì giảm sút, “Vô tổ chức và tuyệt vọng” (theo Syme) điều này thể hiện rõ khi có đến 25,85% đối tượng cho rằng mình giảm khả năng tập trung rất nhiều hoặc hoàn toàn không có khả năng tập trung (bảng 3.2). Sự vô tổ chức và tuyệt vọng cũng khiến cho 18,08% và 11,39% không thể tiếp tục được công việc, kế hoạch của mình và cảm thấy héo mòn, kiệt sức (bảng 3.2). Cảm giác sống dở chết dở, trí nhớ suy giảm cũng là một nguyên nhân khiến cho 15,37% đối tượng cảm thấy rất thường xuyên và luôn luôn ảnh hưởng đến công việc; 12,83% cảm thấy mệt mỏi rất nhiều hoặc cực kỳ mệt mỏi; 8,67% cảm thấy đau đớn bất an rất nhiều hoặc cực kỳ nhiều.

63

Bảng 3.2 cũng cho thấy 48,47% đối tượng đánh giá bản thân vẫn có khả năng tập trung bình thường, 45,94% đối tượng nghiên cứu đánh giá bình thường, 29,30% và 28,93% đánh giá là hiếm khi và không bao giờ tình trạng hiếm muộn làm ảnh hưởng đến công việc và trách nhiệm của họ, 49,01% đối tượng cảm thấy bình thường, tình trạng đau đớn bất an do hiếm muộn không hề xuất hiện trên 40,88% người bệnh trong nghiên cứu, tương tự như vậy có khoảng 34,90% đối tượng cảm thấy một chút. Điều này cho thấy đa số người bệnh hiếm muộn đã có được đáp ứng thích hợp với hoàn cảnh.

Bảng 3.7 cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thể chất – tinh thần là: 64,30 ± 19,25, trong đó trung bình ở nam là: 66,60 ± 19,38, ở nữ là 62,30 ± 19,88.

Về chất lượng cuộc sống ở khía cạnh quan hệ

Theo Bronya[400] hiếm muộn ảnh hưởng tới CLCS của các cặp vợ chồng trên khía cạnh quan hệ hôn nhân, quan hệ tình dục, tác động tiêu cực đến tâm lý là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe, rối loạn chức năng tình dục đặc biệt là ở nam.

Con cái là kết quả mong đợi của mối quan hệ tình dục, là tình yêu kết trái của các cặp đôi, là mầm non tương lai của xã hội. Chính vì vậy những cặp vợ chồng hiếm muộn không chỉ chịu áp lực từ chính bản thân mà cả ở gia đình và xã hội.

Bảng 3.3 tìm hiểu chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn qua 6 câu hỏi ở các khía cạnh quan hệ hôn nhân gia đìnhvà đời sống tình dục, kết quả cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu đều đánh giá mình có cuộc sống gia đình hòa thuận và hòa hợp về tình dục, sự đánh giá này là như nhau ở cả hai giới; điều này thể hiện qua số liệucó 42,51% đối tượng cho rằng đời sống tình dục có mứcđộ bình thường, về tình cảm yêu thương với bạn đời thì có đến 65,65% đánh giá ở mức độ cao nhất (luôn luôn), 36,00% đánh giá rằng đời sống tình cảm được thắt chặt hơn rất nhiều, 43,59% đối tượng đánh giá là không hề gây tác động tiêu cực,44,86% không hề cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với bạn đời.

Các số liệu cũng cho thấy chỉ có một phần nhỏ cảm thấy gặp khó khăn nghiêm trọng trong chia sẻ trong quan hệ gia đình và quan hệ tình dục: 1,26% đối tượng thấy

64

rất phiền lòng, 3,07% đánh giá ở mức độ thấp nhất (không bao giờ), 5,6% cho rằng không hề giúp thắt chặt thêm, 0,36% đánh giá tình trạng hiếm muộn có tác động cực kỳ tiêu cực đến quan hệ vợ chồng, 2,17% cảm thấy cực kỳ khó khăn.

Có 42,69% người bệnh đánh giá bằng lòng ở mức tương đối với các mối quan hệ mặc dù có các vấn đề về sinh sản; 9,22% đánh giá ở mức độ thấp nhất không hề bằng lòng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần khác với các nghiên cứu khác khi cho thấy sự hòa hợp về tình dục, đặc biệt là ở nam giới là tương đối cao, có lẽ do các nghiên cứu khác được tiến hành chủ yếu ở Châu Âu nơi mà người phụ nữ có ý thức cao hơn về quyền lợi của bản thân cũng như sự bình đẳng trong các mối quan hệ. Còn ở phụ nữ Á đông đặc điểm tâm lý nổi bật vẫn là sự chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn hy sinh vì quyền lợi của chồng con và gia đìnhđiều đó khiến cho người nam giới ít chịu những áp lực nặng nề hơn, có thể đồng cảm và chịu chia sẻ hơn.

Bảng 3.7 cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở khía cạnh quan hệ là: 70,07 ± 14,30, trong đó trung bình ở nam là: 71,90 ± 14,53, ở nữ là 68,50 ± 13,94.

Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh xã hội

CLCS ở khía cạnh xã hội được thể hiện qua 6 câu hỏi phản ánh đánh giá của người bệnh về quan hệ với những người trong gia đình, với bạn bè, xung quanh.Kết quả cho thấy đa số đối tượng có cái nhìn tích cựcở khía cạnh này, đa số đều nhận được sự đồng cảm chia sẻ của người thân và bạn bè: có đến 43,77% đối tượng rất hài lòng với sự ủng hộ của bạn bè, 63,13% đánh giá không bao giờ cảm thấy cô lập, có 34,18% đánh giá gia đình luôn luôn hiểu những gì mình đang trải qua.Đây chính là nguồn cổ vũ động viên lớn nhất đối với họ, giúp họ có thể trải quả được các streess tâm lý, cố gắng tìm hiểu và tham gia các phương phápđiều trị để có thể sinh con.

Tuy nhiên, bảng 3.4 cho thấy người hiếm muộn chịu áp lực bên ngoài thúc giục sinh con là rất lớn (p =0,02), 4,16% đánh giá là cực kỳ áp lực, 15,2% đánh giá có rất nhiều áp lực, 24,77% đánh giá áp lực tương đối và 32,36% đánh giá có một chút áp lực.

65

Sinh hoạt gia đình và giao lưu xã hội là điều không thể thiếu, đặc biệt là ở người trẻ tuổi; tuy nhiên khi tham gia các hoạtđộng này thì nhiều người (32,97%) cảm thấy không thoải mái, cảm giác này xuất hiện rất thường xuyên và khá thường xuyên có lẽ do trong các dịp gặp mặt thì sự xuất hiện của những đứa trẻ ở những gia đình khác khiến cho họ cảm thấy buồn, rồi những lời hỏi thăm, thúc giục của những người cao tuổi khiến cho họ cảm thấy áp lực và không thoải mái.

Điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở khía cạnh xã hội là: 70,76 ± 15,72, trong đó trung bình ở nam là: 72,00 ± 15,70, ở nữ là 69,71 ± 15,71(bảng 3.7).

Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh môi trường điều trị và dung nạp điều trị

Về khía cạnh môi trường điều trị:bảng 3.5 cho thấy có 40,05% đối tượng

được khá thường xuyên tiếp xúc với dịch vụ y tế ở lĩnh vực sinh sản, 9,95% đối tượng chưa bao giờ tiếp xúc với dịch vụ y tế sinh sản. Việc được tiếp xúc thường xuyên với các thông tin về chẩn đoán và điều trị, cũng như toàn bộ diễn biến của quá trình điều trị khiến cho người bệnh có cảm giác an tâm hơn, tin tưởng hơn điều đó làm họ bớt lo âu, căng thẳng do đó có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống (p = 0,001).

Nhận được sự đồng cảm của nhân viên y tế khi tham gia quá trình khám và điều trị cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ thuộc Đại học quốc gia Hà Nội (tháng 4/2010) thì có đến 43,2% phụ nữ cho rằng thái độ của bác sỹ ảnh hưởng khá nhiều đến họ trong quá trình chữa trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 43,78%đối tượng đánh giá nhân viên y tế tương đối hiểu những gì họ đang trải qua, gần 98% đối tượng đánh giá là bình thường, hài lòng, rất hài lòng về chất lượng dịch vụ, 98% người bệnh đều cảm thấy rất hài lòng và hài lòng với giao tiếp của nhân viên y tế, đa số cũng hài lòng về thông tin về cấp thuốc và điều trị, chỉ có5,06% đánh giá không hề hiểu, 0,54% và 0,90% người bệnh cảm thấy rất phiền lòng và phiền lòng về giao tiếp của nhân viên y tế, 0,54% và 0,72% đối tượng đánh giá ở mức rất phiền lòng và phiền lòng. Chứng tỏ môi trường khám và điều trị tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản là thân

66

việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên cũng cần có những biện pháp cụ thể như: tăng cường giáo dục, truyền thông thông tin để nhiều người hơn nữa có được thông tin về quá trình khám và điều trị, cũng như nên có một đơn vị tư vấn, trợ giúp hoặc bộ phận nhân viên y tế tư vấn, trợ giúp để trao đổi với người bệnh,để giúp họ hết các băn khoăn thắc mắc về điều trị điều đó cũng góp phần giúp người bệnh giải quyết được những nút thắt, những băn khoăn, mặc cảm (nhu cầu chia sẻ về tinh thần).

Điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở khía cạnh môi trường điều trị là: 64,93 ± 15,19, trong đó trung bình ở nam là: 65,97 ± 16,02, ở nữ là 64,21 ± 14,37(bảng 3.7).

Về khía cạnh dung nạp điều trị

Có 37,62% đối tượng đánh giá việc điều trị hiếm khi ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng; khoảng 9,58% đánh giá rất thường xuyên và luôn luôn ảnh hưởng tới tâm trạng.

Chỉ có 2,71% người bệnh cho rằng thủ tục và quy trình cấp phát thuốc là cực kỳ phức tạp; 48,84% cho rằng không hề phức tạp.

Đánh giá về ảnh hưởng của điều trị tới công việc hàng ngày, có tới 28,75% cho rằng không hề ảnh hưởng; 39,06% thấy có ảnh hưởng một chút; 1,27% đánh giá là cực kỳ ảnh hưởng.

Về tác dụng phụ của thuốc hay phương pháp điều trị, có đến 61,49% người bệnh cho rằng không hề có; không có người bệnh ở mức độ cực kỳ, chỉ có 0,9% ở mức độ rất nhiều.

Điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở khía cạnh dung nạp điều trị là: 77,37 ± 17,07, trong đó trung bình ở nam là: 79,83 ± 16,22, ở nữ là 75,23 ± 17,53 (bảng 3.7).

Về chất lượng cuộc sống theo thang điểm FertiQoL

Bảng 3.7 cho thấy trong 6 khía cạnh của chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn thì điểm về thể chất - tâm hồn có giá trị thấp nhất 64,30 ± 19,25; dung nạp điều trị có giá trị cao nhất 77,37 ± 17,07. Điểm TB CLCS nói chung: 69,41 ± 12,16. Ở nam giới điểm dung nạp điều trị có giá trị cao nhất là 79,83 ± 16,22; điểm môi

67

trường điều trị có giá trị thấp nhất 65,97 ± 16,02. Điểm TB CLCS thấp nhất của nam là 38,02, cao nhất là 97,02; tổng là 70,89 ± 12,41. Ở nữ giới điểm dung nạp điều trị có giá trị cao nhất là 75,23 ± 17,53; điểm thể chất - tâm hồn có giá trị thấp nhất 62.30 ± 19,98. Điểm TB CLCS thấp nhất của nữ là 34,90, cao nhất là 97,40; tổng là 68,12 ± 11,81.

Điểm CLCS trong đề tài này cũng tương tự điểm CLCS của tác giả V Lope

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người hiếm muộn tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2016 (Trang 72 - 79)