Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của đề tài

1.5.2. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Thông qua hợp đồng, bên được ủy nhiệm thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều tối đa hóa lợi ích của mình, vấn đề là làm sao cho bên được ủy nhiệm hành xử theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm. Các vấn đề trên làm phát sinh chi phí ủy nhiệm. Chi phí ủy nhiệm về cơ bản là số tiền mà bên ủy nhiệm mất đi do tách rời lợi ích của họ và lợi ích của bên được ủy nhiệm. Jensen và Meckling chia chi phí ủy nhiệm thành 3 loại: chi phí giám sát, chi phí liên kết, chi phí khác. Trong lý thuyết ủy nhiệm phát sinh các mối quan hệ như sau:

- Quan hệ nhà quản lý và cổ đông: Quan hệ này xuất hiện khi có sự tách rời quyền sở hữu và chức năng quản lý. Như trên đã phân tích, lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên cổ đông (bên ủy nhiệm) và nhà quản lý (bên được ủy nhiệm) đều tối đa hóa lợi ích của mình và tồn tại khả năng nhà quản lý hành xử không hoàn toàn vì lợi ích của cổ đông. Đi sâu vào sự khác biệt giữa lợi ích này, có thể đưa ra các vấn đề sau:

+ Né tránh rủi ro: Nhà quản lý có khuynh hướng thích rủi ro thấp hơn cổ đông. Sự né tránh rủi ro có thể dẫn đến nhà quản lý ưu tiên chọn lựa phương án kinh doanh rủi ro thấp, điều này làm suy giảm lợi ích của cổ đông cổ tức: Nhà quản lý có khuynh hướng chia cổ tức thấp hơn mong muốn của cổ đông vì họ muốn giữ lại tiền để thanh toán tiền lương thưởng cho bản thân và mở rộng quy mô công ty nhằm nâng cao giá trị bản thân.

+ Tầm nhìn: Các cổ đông thường mong muốn có kết quả hoạt động lâu dài trong tương lai trong khi nhà quản lý có khuynh hướng tăng lợi nhuận trong thời gian mà họ còn ở công ty. Quan điểm ngắn hạn này làm giảm lợi ích của cổ đông.

Các giải pháp để giảm chi phí ủy nhiệm là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình.

- Quan hệ cổ đông và chủ nợ: Trong hợp đồng vay, lý thuyết ủy nhiệm cho rằng phát sinh quan hệ ủy nhiệm giữa DN và chủ nợ, lúc này chủ nợ là bên ủy nhiệm và doanh nghiệp là bên được ủy nhiệm. Người quản lý đại diện cho DN nên chính là đại diện cho cổ đông, giả sử họ hành xử trên lợi ích của các cổ đông. Lúc này, mối quan hệ cổ đông và chủ nợ hình thành cả hai bên sẽ tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Smith và các cộng sự (1979) đã ghi nhận các phương pháp được sử dụng để chuyển lợi ích từ phía chủ nợ sang cổ đông bằng cách:

+ Chia cổ tức nhiều hơn: Trong trường hợp này, phần lợi ích của chủ nợ trong công ty giảm xuống do tài sản bảo đảm cho nợ giảm xuống, rủi ro tăng lên và chủ nợ phải gánh chịu rủi ro này khi công ty gặp khó khăn về tài

chính. Các cổ đông đã thu hồi vốn trước qua cổ tức và chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn đầu tư của họ.

+ Đầu tư vào các dự án có rủi ro cao hơn tương ứng với mức sinh lợi lớn hơn. Lúc này, lợi nhuận sẽ được chủ sở hữu hưởng nhưng rủi ro thì chủ nợ gánh chịu nhiều hơn.

+ Khi tình hình tài chính khó khăn, DN sẽ hạn chế đầu tư vào các dự án có lợi nhuận thấp, vì lúc này dòng tiền quay về sẽ phải thanh toán cho chủ nợ.

+ Pha loãng nợ thông qua sử dụng nợ nhiều hơn, điều này làm đòn cân nợ DN tăng lên mang lại lợi ích cho cổ đông nhưng rủi ro của chủ nợ cao hơn. Để giảm chi phí ủy nhiệm, chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế toán của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chính sách kế toán khi lập báo cáo tài chính có lợi nhất cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gần đến tình trạng vi phạm hợp đồng vay.

Lý thuyết này được đưa vào đề tài nhằm giải thích sự tác động của các nhân tố mức vay nợ, khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)