7. Kết cấu của đề tài
3.5 Mô hình hồi quy của các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách
kế toán ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định
Trọng số hồi quy được thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized estimate) và (2) chuẩn hóa (Standardized estimate). Vì trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa, giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo và mặt khác các biến độc lập có đơn vị khác nhau nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng mô hình được. Trọng số hồi quy chuẩn hóa được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.
Căn cứ vào bảng 4.14, từ thông số thống kê trong mô hình hồi qui, phương trình hồi qui tuyến tính bội đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến Lựa chọn chính sách kế toán ở các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định với các hệ số chuẩn hóa như sau:
LC = 0.246TCBN + 0.181MVN + 0.234VPHD + 0.231 THUE + 0.245MTDN + 0.362TDKT
Như vậy, cả 06 nhân tố: Sự tin cậy của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, mức vay nợ, khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ, thuế, mục tiêu của doanh nghiệp, trình độ người làm kế toán đều có ảnh hưởng cùng chiều đến Lựa chọn chính sách kế toán ở các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong 6 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến Lựa chọn chính sách kế toán ở các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định là Trình độ người làm kế toán (=0.362), tiếp đến là Sự tin cậy của các đối tượng bên ngoài (=0.246), Mục tiêu của doanh nghiệp (=0.245), Khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ (=0.234), Thuế (=0.231) và cuối cùng là nhân tố Mức vay nợ (=0.181 ). Như vậy, giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận.